Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đánh giá cao kết quả phát triển kinh tế trong những năm ông nắm giữ chiếc ghế Tổng thống. Ông Medvedev cho
đó là một thành tích lớn lao khi các cơ quan có thẩm quyền không để dân chúng lâm vào cảnh bần cùng trong thời kì khủng hoảng.
"Nghèo đói, tụt hậu về kinh tế, tham nhũng, tuổi thọ thấp là kẻ thù chính đe dọa sự tự do của chúng ta. Vì vậy, tôi nghĩ rằng thành tích tuyệt vời mà chúng ta đã đạt được là bảo vệ nhân dân trước làn sóng khủng hoảng đầu tiên, không để xảy ra tình trạng bần cùng hóa trong đại bộ phận dân chúng, đồng thời tiếp tục tạo điều kiện cải thiện cuộc sống của hàng chục triệu hộ gia đình đang lâm vào cảnh khó khăn do suy thoái kinh tế toàn cầu", - ông Medvedev phát biểu tại cuộc họp mở rộng của Hội đồng Nhà nước.
"Mặc dù họ nói gì đi nữa, thì nền kinh tế của chúng ta hiện đang phát triển với tốc độ thực sự không tồi", - Tổng thống Nga khẳng định. Ông Medvedev cũng nhắc rằng, trong năm nay lạm phát ở Nga ở mức thấp nhất trong giai đoạn lịch sử hiện đại của nước này - 4% trong 12 tháng qua.
Tỷ lệ thất nghiệp trong quý I là khoảng 6,5%. Mức sản xuất hàng hoá và dịch vụ hoàn toàn khôi phục lại như giai đoạn trước khủng hoảng, trong khi tốc độ tăng trưởng trung bình của nền kinh tế Nga ổn định ở mức 4%. Đây là một chỉ số rất đáng lưu ý trong số các nền kinh tế lớn trên thế giới.
Chính quyền Nga không xây dựng chế độ tư bản nhà nước, đất nước đã vượt qua giai đoạn tăng cường vai trò của nhà nước trong nền kinh tế. Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã tuyên bố như vậy khi phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Saint-Peterburg. Nguyên thủ nhà nước thừa nhận rằng, đã có thời gian ở Nga phải tăng cường vai trò của nhà nước trong nền kinh tế. Tuy nhiên, hiện nay, kinh doanh cá thể phải chiếm ưu thế trong nền kinh tế Nga. Tổng thống Medvedev nhận thấy, Nga cần phải giảm bớt sự lệ thuộc vào giá dầu mỏ cao. Đồng thời trong mấy năm tới cần phải gia tăng qúa trình hiện đại hóa kinh tế. Để có như vậy cần phải đấu tranh chống tham nhũng và xây dựng hệ thống quản lý hiệu quả.
Ông Medvedev nhấn mạnh rằng, cần phải chỉ ra triển vọng mới liên quan đến việc thành lập không gian kinh tế thống nhất với các quốc gia láng giềng. Tổng thống Nga tuyên bố, Moskva cho rằng, hiện có khả năng thực tế để Nga gia nhập WTO. Đồng thời, ông Medvedev nhấn mạnh, Moskva không chấp nhận những nhượng bộ quá đáng.
Nga là nước đã vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu với mức thiệt hại nhỏ nhất và nhanh chóng khôi phục kinh tế-xã hội.
Mức tăng Tổng thu nhập quốc nội hàng năm vào khoảng 4%, lạm phát giảm xuống còn khoảng 6%, sản lượng công nghiệp đã tăng hơn 50%.
Một thành tích nổi bật khác là Nga đang tiến hành cải cách hệ thống chính trị sau cuộc bầu cử Duma Quốc gia (Hạ viện) và tổng thống mới, trước hết là việc đơn giản hóa thủ tục đăng ký và hoạt động cũng như tranh cử của các chính đảng, đưa vào áp dụng điều luật mới về cử tri trực tiếp bầu lãnh đạo cấp tỉnh-thành.
Tuy nhiên, ông đánh giá thành tích đạt được là chưa lớn và chưa nhiều. Chủ trương giảm sự lệ thuộc của đất nước vào nguồn nguyên-nhiên liệu xuất khẩu vẫn chưa gặt hái được kết quả như mong muốn, vì cho đến nay, nguyên- nhiên liệu vẫn chiếm tới 70% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Cuộc đấu tranh chống tham nhũng vẫn còn đứng trước nhiều vấn đề nhức nhối, mặc dù trong bốn năm qua, có tới 50% quan chức lãnh đạo cấp khu vực và tỉnh-thành đã bị thay thế, đồng thời, Viện tổng Công tố (kiếm sát) Nga đã khởi tố hoặc đang xem xét 17.000 vụ án hình sự liên quan đến quan chức tham nhũng, đã phanh phui 53 nhóm tội phạm có tổ chức dính líu đến tham nhũng-hối lộ quan chức.
Công tác cải cách hệ thống tòa án và Bộ Nội vụ vẫn còn nhiều bất cập, mặc dù chính quyền đã áp dụng một loạt biện pháp gồm tăng lương cho cán bộ-viên chức của hai ngành này, linh hoạt trong quá trình xét xử các vụ án dân sự, kinh tế và hình sự theo hướng tăng hình phạt kinh tế và giảm trách
nhiệm hình sự cho những nghi can phạm tội nhẹ; số lượng vụ kháng án dân sự và hình sự mới đạt 5% và 15%, trong khi số lượng vụ án được minh oan chưa đạt mức 1%. Biên chế của Bộ Nội vụ đã được giảm từ gần 2 triệu người xuống còn 1,8 triệu người, nhưng vẫn cồng kềnh và hoạt động chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
Về trường hợp cựu tài phiệt Mikhail Khodorkovsky bị giam giữ lâu năm, Tổng thống Medvedev nhấn mạnh Hiến pháp Liên bang Nga quy định nguyên thủ quốc gia chỉ xem xét khả năng ân xá nếu cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty dầu mỏ Yukos có đơn liên quan, giống với mọi tù nhân ở Nga muốn được hưởng khoan hồng.
Về những nhiệm vụ sắp tới, Tổng thống Medvedev khẳng định nếu được tín nhiệm lãnh đạo Chính phủ mới của Liên bang Nga, ông sẽ tiếp tục thực hiện những cam kết được đưa ra trong thời gian qua, gồm cải cách các lực lượng vũ trang nhằm góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền và an ninh quốc gia, cụ thể sẽ dành khoảng 23.000 tỷ rúp (khoảng 29-30 rúp đổi 1 USD) cho công tác này và đến năm 2020 sẽ đổi mới 50-70% trang thiết bị-vũ khí của quân đội, xây dựng quân đội chuyên nghiệp để sau sáu năm đạt mức 85% sỹ quan và binh lính phục vụ theo chế độ hợp đồng.
Giáo dục sẽ là một trong những ngành tiếp tục được ưu tiên phát triển với kinh phí hàng năm do ngân sách cấp lên tới 2000-3.000 tỷ rúp. Ông cho biết, Liên Xô trước đây chỉ có khoảng 600 trường đại học-cao đẳng và học viện, nhưng nước Nga hiện nay đang có khoảng 1.050 trường.
Tổng thống Medvedev nêu rõ những phương hướng chủ yếu khác trong hoạt động của nội các mới sẽ là tiếp tục cải cách hệ thống chính trị, thực hiện và hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội đã được công bố, giảm bớt tình trạng nghèo khó và thất nghiệp, cải thiện bầu không khí đầu tư.
trương đổi mới chính phủ và thành phần nội các mới sẽ không có bảy bộ trưởng dưới thời Thủ tướng Putin.
Về "bộ đôi lãnh đạo," Tổng thống Medvedev tuyên bố ông và ông Putin là bạn bè thân thiết của nhau hơn 20 năm qua, cả hai đều có chung lý tưởng và mục đích chấn hưng và phát triển nước Nga phồn vinh, tự do và dân chủ, với mọi công dân đều có cuộc sống no đủ và hạnh phúc. Ông cho rằng hoạt động ăn ý của "bộ đôi" là có lợi cho đất nước và "bộ đôi" sẽ còn tồn tại lâu dài.
Về quan hệ quốc tế, Tổng thống Medvedev cho rằng, từ khi Liên Xô còn tồn tại cho đến nay, quan hệ với Mỹ chưa bao giờ "mang tính chất lý tưởng," mặc dù thời gian gần đây đã được tái khởi động và cải thiện. Tuy nhiên, giữa hai bên còn tồn tại nhiều vấn đề, trước hết liên quan đến sự khác biệt trong đánh giá về kế hoạch của Washington nhằm bố trí "lá chắn tên lửa" tại châu Âu và nhiều khu vực thế giới.
Tổng thống Medvedev đánh giá quan hệ Nga-Belarus mang tính đồng minh chiến lược lịch sử và quan hệ Nga-Ukraine đang được cải thiện dân dần. Ông hy vọng quan hệ Nga với các nước láng giềng khác, trong đó có Gruzia và các nước Baltic - gồm Latvia, Litva và Estonia - sẽ được khôi phục trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, hợp tác và đối tác cùng có lợi.
Về khả năng Nga sẽ cho phép Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trung chuyển quá cảnh từ Afghanistan qua thành phố Ulyanovsk sang Tây Âu, Tổng thống Medvedev nhấn mạnh tại thành phố này của Nga sẽ không có căn cứ và binh lính NATO, và do quan tâm đến việc bảo đảm hòa bình, ổn định ở Afghanistan nên Nga đồng ý hợp tác với NATO trong một số lĩnh vực, kể cả khả năng mở trung tâm vận tải quá cảnh tại Ulyanovsk.