Chính sách của Nga đối với các vấn đề nóng bỏng hiện nay.

Một phần của tài liệu Luận văn CHÍNH SÁCH đối NGOẠI của LIÊN BANG NGA dưới THỜI TỔNG THỐNG d MEDVEDEV (2008 2012) (Trang 89 - 98)

Trong giai đoạn 2008 - 2012, tình hình thế giới diễn ra nhiều vấn đề nóng bỏng, phức tạp mà để giải quyết được những vấn đề đó đòi hỏi các nước trên thế giới cùng có chung một quan điểm rõ ràng, nhất quán. Đối với nước Nga, Tổng thống Medvedev luôn có chính sách rõ ràng và quan trọng hơn, đó là tôn trọng chủ quyền dân tộc cũng như luật pháp quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề thế giới. Trước những vấn đề nóng bỏng hiện nay, trong khuôn khổ có hạn của luận văn, chúng tôi xin điểm qua một số nét chính trong chính sách của Nga đối với các vấn đề về Libya, Sirya và Iran.

- Với Libya

Cuộc khủng hoảng tại Libya bùng phát hồi giữa tháng 2/2011, bắt nguồn từ các cuộc biểu tình chống chính phủ từ ngày 15/2/2011. Bất ổn này lây lan từ các sự kiện ở các nước láng giềng Ai Cập và Tunisia, góp phần vào

một loạt các cuộc biểu tình tại thế giới Ả Rập. Lợi dụng vấn đề này, Mỹ và NATO cùng các nước đồng minh đã can thiệp trắng trợn vào nội bộ của đất nước Libya.

Nga luôn có thái độ phản đối can thiệp quân sự vào Libya. Tổng thống Nga cho rằng, việc sử dụng những từ như "cuộc viễn chinh" - ám chỉ đến những cuộc thập tự chinh do các đạo quân thời trung cổ tiến hành nhằm chấm dứt chế độ cầm quyền của Hồi giáo trên vùng đất thánh - là "không thể chấp nhận được". "Trong bất kỳ tình huống nào, việc sử dụng những từ ngữ như thế đều là không thể chấp nhận được bởi vì nó dễ dẫn đến một cuộc xung đột giữa các nền văn minh". "Đó là điều không thể chấp nhận. Nếu không, mọi thứ sẽ có thể kết thúc tồi tệ hơn rất nhiều so với những gì đang diễn ra hiện nay. Tất cả mọi người nên ghi nhớ điều đó" [78, 22/3/2011].

Ông D.Medvedev cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với phần lớn nội dung của Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. "Tôi không tin nghị quyết đó là sai trái. Tôi tin rằng, Nghị quyết của Hội đồng Bảo an cũng đã phản ánh được toàn bộ mọi việc đang diễn ra ở Libya. Tuy nhiên, không phải tất cả đều là đúng. Đó là lý do tại sao chúng tôi không sử dụng quyền phủ quyết của mình"[78, 22/3/2011].

Nga đã không sử dụng quyền phủ quyết đối với nghị quyết mà thay vào đó sử dụng phiếu trắng. Điều này cho phép nghị quyết của Hội đồng Bảo an được thông qua.

Nhà lãnh đạo Nga cũng đã chỉ trích các hành động "chống lại người dân" của giới lãnh đạo Libya. Mặc dù vậy, ông Medvedev cũng tuyên bố, Moskva sẽ không tham gia vào chiến dịch quân sự chống Libya của phương Tây.

Nga sẽ góp phần thúc đẩy việc sớm kết thúc sự đổ máu tại Libya. Đây là tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov trước cuộc đàm phán với các đại diện phe đối lập Libya. Theo lời ông Bộ trưởng, Nga mời các

bên xung đột tham gia đối thoại, trước hết nhằm tìm cách thúc đẩy việc "nhanh chóng chấm dứt chiến sự giữa tất cả các bên có liên quan". Đó cũng là chủ đề chính của cuộc đàm phán giữa ông Lavrov với các đại diện chính quyền Tripoli vào tháng 5/2011. Bộ trưởng Ngoại giao Nga đã cố gắng truyền đạt ý tưởng này tới những đại diện của Hội đồng chuyển tiếp quốc gia, đặt trụ sở ở Benghazi. Người đứng đầu phái đoàn của phe đối lập Libya là ông Abdel Rahman Shalkam, trước cuộc khủng hoảng giữ chức vụ Đại sứ thường trực của Libya tại Liên Hợp Quốc và là một trong những người đầu tiên từ bỏ Muammar Gaddafi. Trước khi bắt đầu cuộc hội đàm, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Nga Sergei Lavrov đã một lần nữa xác định quan điểm của Moskva trong vấn đề Libya.

Moskva cho rằng, những nỗ lực lật đổ các chế độ phản đối phương Tây ở Trung Đông là điều không thể chấp nhận. Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov tuyên bố như vậy tại Viện Duma Quốc gia. Theo ông, không thể cho phép phương Tây lợi dụng làn sóng những biến đổi quốc tế nhằm phục vụ lợi ích riêng, bao gồm cả kinh tế.

Bình luận về tình hình ở Trung Đông và Bắc Phi, ông Sergei Lavrov ghi nhận rằng, những lời kêu gọi thúc đẩy cuộc cách mạng toàn cầu là việc làm vô trách nhiệm. Cần thiết thực hiện những cải cách trên cơ sở đối thoại, bằng không các sự kiện diễn ra sẽ tác động phản hồi tới nhiều khu vực khác trên thế giới. Bộ trưởng Ngoại giao nhắc đến sự chỉ trích quan điểm của Nga về Syria tại Hội đồng Bảo an, khi ông lưu ý rằng, tình hình ở Yemen cũng không đơn giản hơn. Thậm chí, các cuộc đụng độ ở nước này đã gây thương tích cho một số quan chức. Trong khi ấy, không ai tại Hội đồng Bảo an lưu ý rằng, thế lực khủng bố đang chiếm tỷ lệ lớn trong phe đối lập Yemen. Ông Lavrov cho biết, Vương quốc Anh sẽ gửi cho phe đối lập Libya quân trang, áo giáp và thiết bị liên lạc. Pháp đã thả dù xuống biên giới Libya khoảng 40 tấn vũ khí, bao gồm một số tăng hạng nhẹ, dành cho lực lượng nổi dậy. Bộ trưởng

Nga Sergei Lavrov phát biểu một cách nghiêm khắc: "Nga đã yêu cầu Pháp xác nhận thông tin về việc nước này cung cấp vũ khí cho phe đối lập Libya. Chúng tôi đang chờ đợi câu trả lời. Nếu được xác nhận, đây sẽ một vi phạm nghiêm khắc Nghị quyết 1970 của LHQ, văn bản được thông qua với sự đồng thuận của các bên".[8c, 01/7/2011]

Rõ ràng, những lời chỉ trích của Bộ trưởng Nga chủ yếu nhằm vào NATO, bởi chính lực lượng liên quân đang tiến hành những động thái quân sự ở Libya được hình thành từ tổ chức này. Ngoài ra, Moskva cũng có những thắc mắc khác đối với NATO. Trọng tâm là việc từ chối ký kết một thỏa thuận về không hướng tiềm năng quân sự vào nhau, có nghĩa một sự ràng buộc pháp lý là, các yếu tố phòng thủ tên lửa của Mỹ sẽ không nhằm vào lãnh thổ Nga. Văn bản này được trù định ký tại Hội nghị thượng đỉnh Deauville tháng 5/2011, nhưng vào phút chót, Tổng thống Barack Obama đã thay đổi ý định. Như vậy, ngoài hệ thống phòng thủ tên lửa chung ở châu Âu, Washington dường như không có ý đồ xây dựng một hệ thống mới. Moskva đối đầu với thực tế tồn tại của các thành phần NMD hiện có. "Cuộc đối thoại với Mỹ về Hệ thống tên lửa phòng thủ chưa thu được thành công lớn", - ông Sergey Lavrov thừa nhận. Các cuộc đàm phán sẽ tiếp tục vào ngày 4/7/2011 tại Sochi, nơi tổ chức một cuộc họp của Hội đồng Nga - NATO. Tổng thống Medvedev dự kiến gặp gỡ những người tham dự cuộc họp và tiếp xúc riêng với Tổng thư ký NATO. Đại diện thường trực của Nga tại NATO, ông Dmitry Rogozin nhận xét: "Tổng thống Nga sẽ có cơ hội trực tiếp và thẳng thắn bày tỏ quan điểm, sự nhìn nhận của ông về phương hướng hợp tác giữa đôi bên sau hội nghị Lisbon, trao đổi về triển vọng và giải pháp có thể cho nhiều vấn đề phức tạp".[8c, 01/7/2011]

- Với Syria

Nằm trong phong trào biểu tình khắp Trung Đông và Bắc Phi với tên gọi Mùa xuân Arab, người Syria đã xuống đường biểu tình chống chính phủ

của tổng thống Bashar al-Assad từ tháng 3/2011. Người biểu tình vấp phải sự đáp trả mạnh mẽ từ chính phủ và quân đội.

Giống như tại Libya trước kia, những người đối lập cùng các binh sĩ từ bỏ quân đội chính phủ đã hợp nhau lại thành một "Quân đội Syria Tự do".

Nga cho rằng các lực lượng NATO đã vượt quá quyền hạn qui định trong nghị quyết 1973 của Liên Hợp Quốc về Libya. Moskva cố gắng để các sự kiện ở Syria không lặp lại kịch bản Libya. Tổng thống Nga Dmitry Medvedev tuyên bố trong cuộc phỏng vấn của kênh truyền hình "Euronews". Nga thấy vấn đề ở Syria trong việc sử dụng vũ lực không cân xứng, con số lớn các nạn nhân, và thực trạng đó khiến Nga không hài lòng, - ông Dmitry Medvedev nhận định. Tuy nhiên, để gây áp lực với chính phủ Syria, nghị quyết mà cộng đồng quốc tế thông qua, cần phải áp dụng cả với phe đối lập. Tình hình ở Syria không đồng nhất và bên các lực lượng đối lập tập trung những người rất khác nhau, - ông Medvedev nhận xét. Do đó, Nga sẵn sàng ủng hộ những lối tiếp cận đa dạng, nhưng không nên chỉ dựa trên cơ sở một chiều xoáy vào lên án hành động của chính phủ và Tổng thống Assad, - Tổng thống Medvedev khuyến cáo. "Chúng ta cần phát tín hiệu cứng rắn cho tất cả các bên trong cuộc xung đột: phải đàm phán và chấm dứt đổ máu", - ông Medvedev khẳng định. Nga quan tâm đến điều này với tư cách một người bạn lớn của Syria. Việc tìm kiếm cơ hội thoát khỏi cuộc khủng hoảng sẽ được tiếp nối [8c, 9/9/2011].

Ngày 26/3/2011, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã có cuộc thảo luận về vấn đề Syria bên lề Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân tại thủ đô Seul, Hàn Quốc. Tại cuộc gặp, lãnh đạo hai nước đã nhất trí ủng hộ các nỗ lực ngoại giao nhằm chấm dứt tình trạng đổ máu ở Syria và đảm bảo một chính phủ "hợp pháp" tại đó.

Sau cuộc hội đàm với Tổng thống Medvedev, Tổng thống Obama đã xác nhận với báo giới rằng trong vài tháng qua đã có những bất đồng giữa Mỹ

và Nga về vấn đề Syria. Tuy nhiên, ông Obama cho biết cả hai đã nhất trí "phải ủng hộ nỗ lực của Đặc phái viên chung về Syria của Liên Hợp Quốc và Liên đoàn Arập (AL), ông Kofi Annan, nhằm chấm dứt sự đổ máu đang diễn ra ở Syria", và mục tiêu là hướng tới một chính phủ "hợp pháp" tại Damas.

Trước khi tới Hàn Quốc, Tổng thống Medvedev ngày 25/3/2011 đã gặp Đặc phái viên Annan và bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với sứ mệnh của ông Annan. Ông Medvedev nhấn mạnh, sứ mệnh của Đặc phái viên Annan có thể là "cơ hội cuối cùng" để Syria ngăn ngừa một cuộc nội chiến đẫm máu hơn. Về phần mình, Đặc phái viên Annan cũng bày tỏ hy vọng Nga tiếp tục đóng một vai trò tích cực trong việc bảo đảm các bên tại Syria tuân thủ sáng kiến hòa bình được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ủng hộ.

- Với Iran

Chương trình phát triển hạt nhân của Iran đang là vấn đề ngày càng gay gắt và phức tạp. Chương trình phát triển năng lượng hạt nhân của Iran được triển khai từ những năm 1970, dưới sự giúp đỡ kỹ thuật của các công ty Tây Đức, rồi đến Liên Xô trước đây và Liên bang Nga ngày nay. Iran luôn khẳng định chương trình phát triển năng lượng hạt nhân chỉ vì mục đích hoà bình, nhưng chương trình này ngày càng trở thành "vấn đề lớn và phức tạp", đặc biệt kể từ đầu năm 1979, khi quan hệ Mỹ - Iran bị đóng băng sau cuộc Cách mạng Hồi giáo, Iran lật đổ chế độ quân chủ Palavi thân Mỹ. Sau khi xảy ra các vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 tại New York (Mỹ), quan hệ Mỹ - Iran càng diễn biến phức tạp.

Mỹ và các nước phương Tây nghi ngờ Iran đang bí mật phát triển bom hạt nhân, nhưng Tehran khăng khăng bác bỏ yêu cầu chấm dứt chương trình làm giàu urani. Một loạt biện pháp trừng phạt đã được Mỹ và phương Tây thông qua Liên Hợp Quốc áp đặt với Iran trong những năm qua: yêu cầu Iran ngừng chương trình làm giàu hạt nhân và các hoạt động nhạy cảm khác (nghị quyết năm 2006); áp đặt những hạn chế đi lại và phong tỏa tài sản đối với các

cá nhân và các công ty của Iran có liên quan các chương trình tên lửa và hạt nhân của Iran (nghị quyết năm 2006); đưa thêm những cá nhân và công ty Iran vào danh sách đen và cấm buôn bán một số vũ khí với Iran (nghị quyết năm 2007).

Tình hình thêm căng thẳng khi ngày 11/2/2010, Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad tuyên bố Tehran đã sản xuất mẻ urani làm giàu ở cấp độ 20% đầu tiên phục vụ chương trình hạt nhân của nước này.

Có 3 lý do chính Iran biện minh nỗ lực sở hữu hạt nhân của mình: Đầu tiên là để tự vệ (Tehran nêu ví dụ cuộc chiến Iran -Iraq giai đoạn 1980 - 1988, với hàng trăm quả tên lửa tàn phá tan hoang nhiều thành phố của nước này). Lý do nữa là để ngăn chặn "âm mưu của Mỹ thay đổi chế độ ở Iran, trong bối cảnh quan hệ Tehran - Washington ngày càng căng thẳng. Ngoài ra, ban lãnh đạo Iran luôn tâm niệm rằng cùng con bài dầu mỏ, vũ khí hạt nhân sẽ làm tăng uy tín của Iran trong khu vực.

Nga cho rằng không thể chấp nhận việc tiếp tục gây áp lực đối với Iran thông qua biện pháp trừng phạt do các quốc gia riêng lẻ áp đặt, bổ sung nghị quyết 1929 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, được thông qua năm 2010. Như thường lệ, nguyên cớ của vấn đề trừng phạt là chương trình hạt nhân của Iran, mà các nước phương Tây cho là có thành phần quân sự và đe dọa an ninh của họ.

Trong khi đó, ngay từ tháng 7/2010, sau khi thảo luận dai dẳng, một nghị quyết được nhóm các quốc gia thông qua, với sự tham gia của Nga và Trung Quốc, dựa trên quan điểm cân nhắc theo truyền thống trong quan hệ với Iran. Văn kiện này quy định về xử phạt đối với nhà nước Hồi giáo đã không hoàn toàn cởi mở hợp tác với cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA).

Tuy nhiên, một số nước phương Tây cho rằng các biện pháp trừng phạt như thế là chưa đủ, cho nên họ đưa ra cơ chế riêng để tác động đến nước

cộng hòa Hồi giáo này. Biện pháp này là quá thừa, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nhấn mạnh, bởi vì thực tế là hiện nay có thể xử phạt các tổ chức thậm chí chỉ gián tiếp tham gia vào các chương trình hạt nhân Iran.

Ông Lavrov nói: "Những biện pháp trừng phạt tiếp theo sẽ có nghĩa là bóp nghẹt nền kinh tế của Iran, gây ra các vấn đề xã hội cho người dân. Chúng ta không thể hỗ trợ họ. Tôi nói điều này một cách trung thực. Điểm thứ hai liên quan đến lệnh trừng phạt không phải do Hội đồng Bảo an đưa ra, mà theo trình tự đơn phương. Đó là các trừng phạt của Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Australia. Điều này làm suy yếu công việc chung của chúng ta trong khuôn khổ "3 + 3" của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Bởi vì nếu chúng ta đồng thuận theo một quan điểm được tập thể thông qua, thì từ quan điểm này không thể xa rời những gì liên quan đến các phương pháp tác động pháp lý. Thành ra, trong Hội đồng Bảo an, chúng ta rất khó khăn để nhất trí thông qua một nghị quyết mạnh mẽ, được Nga và Trung Quốc ủng hộ. Nó thể hiện tình đoàn kết của tất cả các thành viên trong nhóm và được củng cố bằng uy tín của Hội đồng Bảo an. Và sau đó là những điều mà các đối tác phương Tây của chúng ta mong muốn, nhưng không đưa vào nghị quyết được, thì họ đưa ra quyết định đơn phương của mình. Điều đó hoàn toàn không theo kiểu đối tác với nhau". [8c, 16/2/2011]

Đồng thời, ông Sergei Lavrov nói rằng trừng phạt không thể giải quyết được tất cả mọi vấn đề. Bởi vì, ai cũng biết là bất cứ áp lực nào cũng làm nảy sinh "hội chứng phản kháng". Cộng đồng quốc tế phải đảm bảo rằng trong chương trình hạt nhân của Iran không có thành phần quân sự, nhưng không chỉ bởi các biện pháp cơ bắp, mà phải sử dụng các cách tiếp cận "sáng tạo" hoàn toàn mới mẻ. Nếu điều này được thực hiện, Iran sẽ trở thành một thành

Một phần của tài liệu Luận văn CHÍNH SÁCH đối NGOẠI của LIÊN BANG NGA dưới THỜI TỔNG THỐNG d MEDVEDEV (2008 2012) (Trang 89 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w