Chính sách xã hội đối với tiếng nói của dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm về văn hoá và ngôn ngữ của dân tộc ơ đu ở tương dương nghệ an (Trang 74 - 75)

k hung dệt cổ của ngời Ơ-đu

3.1.1.Chính sách xã hội đối với tiếng nói của dân tộc thiểu số

Đối với các ngôn ngữ dân tộc thiểu số, Đảng và Nhà nớc Việt Nam chủ trơng tôn trọng tiếng mẹ đẻ của các dân tộc, bảo đảm sự phát triển tự do và bình đẳng của tất cả các ngôn ngữ dân tộc ở Việt Nam. Cơng lĩnh đầu tiên của Đảng khi mới thành lập (1930) đã đề ra chính sách đoàn kết dân tộc trên cơ sở những nguyên tắc bình đẳng và tơng trợ lẫn nhau để giành lại độc lập và hạnh phúc chung cho các dân tộc”. Chính cơng của Đảng năm 1951 ghi rõ: “Các dân tộc sống trên đất nớc Việt Nam đều đợc bình đẳng về quyền lợi, nghĩa vụ...Cải thiện đời sống cho các dân tộc ít ngời, giúp đỡ họ tiến bộ về mọi mặt, bảo đảm để họ tham gia chính quyền và dùng tiếng mẹ đẻ trong việc giáo dục ở các địa phơng.

Hiến pháp nớc Việt nam Dân chủ Cộng hoà thông qua ngày 9/11/1946, có viết:

- “ở các trờng sơ học địa phơng, quốc dân thiểu số có quyền học bằng tiếng của mình” (điều thứ 15).

- “Quốc dân thiểu số có quyền dùng tiếng nói của mình trớc toà án”

(điều thứ 66).

Hiến pháp nớc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đợc Chủ tịch nớc công bố ngày 01/01/1960, viết chi tiết hơn:

- “Các dân tộc có quyền duy trì hoặc sửa đổi phong tục tập quán, dùng tiếng nói, chữ viết, phát triển văn hoá dân tộc của mình” (điều 3).

- “Toà án nhân dân bảo đảm cho công dân nớc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thuộc các dân tộc thiểu số có thể dùng tiếng nói và chữ viết của mình trớc toà án” (điều 102).

- “Toà án nhân dân đảm bảo cho công dân nớc Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc các dân tộc quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình trớc toà án” (điều 60).

Hiến pháp nớc Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 bổ sung thêm nh sau:

- “Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, trueyèn thống và văn hoá tốt đẹp của mình” (điều 5).

- “Toà án nhân dân đảm bảo cho công dân nớc Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc các dân tộc quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình trớc toà án” (điều 133).

- Luật phổ cập giáo dục tiểu học ban hành ngày 06/8/1991, khẳng định: “Các dân tộc thiểu số có quyền sử dụng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình cùng với tiếng Việt để thực hiện giáo dục tiểu học”.

- Luật giáo dục tiểu học ngày 10/12/1998 viết rõ hơn: “Nhà nớc tạo điều kiện để ngời dân tộc thiểu số đợc học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình. Việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số đợc thực hiện theo quy định của Chính phủ”

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm về văn hoá và ngôn ngữ của dân tộc ơ đu ở tương dương nghệ an (Trang 74 - 75)