Đặc điểm từ vựng tiếng Ơ-Đu

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm về văn hoá và ngôn ngữ của dân tộc ơ đu ở tương dương nghệ an (Trang 95 - 97)

C. Duy trì và bảo vệ ngôn ngữ và văn hoá dân tộc.

3.3. Đặc điểm từ vựng tiếng Ơ-Đu

Bất kỳ một ngôn ngữ nào, vốn từ vựng cũng đợc xem xét trong nhiều ph- ơng diện: Lịch sử, cấu tạo, ngữ nghĩa. Tức là xem xét từ phơng diện đồng đạo và lịch đạo. Vốn từ dùng để nghiên cứu, quan trọng nhất là vốn từ cơ bản: từ chỉ cơ thể ngời, sự vật gần gũi với con ngời, số từ đơn giản, tính từ và động từ cơ bản… Ngiên cứu so sánh lịch sử, tìm hiểu quan hệ họ hàng, xác định nguồn gốc thì vốn từ cơ bản cực kỳ quan trọng. Vốn từ vay mợn chỉ ra quan hệ tiếp xúc chứ không nói lên điều gì gắn với lịch sử. “ Để xác định thời gian chia tách hai ngôn ngữ, nên lập cho mỗi ngôn ngữ một danh sách 200 từ thuộc vốn từ cơ bản, nghiã là xác lập sự tơng đơng của các từ này trong những ngôn ngữ đang xét. Sau đó cần phải làm sáng tỏ xem có bao nhiêu cặp từ đồng nhất về mặt ngữ nghĩa thuộc hai danh sách này có thể coi là có quan hệ họ hàng, có liên hệ với nhau bằng những mối tơng ứng ngữ âm thờng xuyên. Số lợng các cặp từ này thể hiện dới dạng phần trăm đợc quy ớc ký hiệu là C bà đợc đặt vào công thức:

logc T=2logr

Trong đó, t là thời gian chia tách các ngôn ngữ (tính theo nghìn năm), còn r là hệ số ổn định của việc bảo lu vốn từ chung qua một nghìn năm, tức là 80- 81%. (Sự có mặt của số 2 ở mẫu số là do ở mỗi một ngôn ngữ, vốn từ cơ bản biến đổi theo cách riêng của mình, vì vậy, khi xem xét các cặp từ thuộc hai danh sách, ta sẽ nhận đợc thời gian chia tách các ngôn ngữ tăng gấp đôi” [20; Tr.202].

Những thập niên gần đây, để làm rõ mức độ quan hệ họ hàng giữa các ngôn ngữ, ngời ta bắt đầu sử dụng tính toán đợc biệt, cho phép ta xác định các

ngôn ngữ này hay ngôn ngữ kia đợc tách ra từ bao giờ. Đó là phơng pháp ngữ thời học lần đầu tiên do nhà ngôn ngữ học Mĩ đề xớng là Swadesh.

GS Nguyễn Tài Tấn khi nghiên cứu lịch sử ngữ âm tiếng Việt cũng đã nhận xét: “....tiếng Việt bắt đầu toả tác dụng mạnh mẽ vào các vùng ngôn ngữ thiểu số. Lúc đầu ảnh hởng đó chỉ khoanh vùng ở phía Bắc, nhng rồi với đà Nam tiến ồ ạt, liên tục của ngời Việt, ảnh hởng đó càng ngày càng lan rộng.

Bớc đầu nó lan truyền đến địa bàn Khu IV. Về mặt lịch sử, địa bàn Việt Nam đến khoảng đầu thế kỷ XIV thì cũng mới vào đến vùng Thừa Thiên. Về mặt ngữ thời học, sự hình thành phong ngữ khu IV cũng nằm vào khoảng thời gian đó. Từ vựng chung giữa Hà Nội và Vinh ớc tính 82%...Cố nhiên, ảnh hởng của tiếng Việt Bắc Bộ thế nào cũng toả ra ở vùng ven biển một cách mạnh mẽ, sâu đậm hơn ở vùng núi, do lại hình thành thêm một sự phân hoá mới giữa một bên là các thổ ngữ Mờng Nghệ An và một bên là các thổ ngữ Việt Khu IV. Theo số liệu Swadesh, sự phân hoá này chỉ xảy ra vào khoảng thế kỷ 15,16. Ngoài ra, tiếng Việt đã vào đến Bình Trị Thiên thì thế nào nó cũng có tác động đến các ngôn ngữ vốn “bà con xa nh tiếng Nguồn, tiếng Chứt...”.

Phía trên, coi nh những “dẫn luận” về mặt lý thuyết, xuống dới, chúng tôi xin chỉ ra một số lớp từ vựng chung. Số lơng từ chung này đợc hân bố ở hầu hế các nhóm ngữ nghĩa, các trờng từ vựng khác nhau.

Chúng tôi cũng xin thành thật rằng, do t liệu về các ngôn ngữ thuộc nhóm Khơmú còn quá ít ỏi, do vậy, chúng tôi chỉ đối chiếu trong chừng mực nào đó với một số từ với nhóm Việt Mờng, thuộc ngữ hệ Nam á. Phơng pháp của chúng tôi là liệt kê vốn từ vựng của một số trờng nhận định và sau đó là đối chiếu.

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm về văn hoá và ngôn ngữ của dân tộc ơ đu ở tương dương nghệ an (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w