Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm đến tình hình sâu bệnh

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm khác nhau đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống ngô rau LVN23 trồng trong vụ xuân 2008 (Trang 70)

Ngô rau được thu hoạch ở giai đoạn còn non, khi cây đang ở tuổi sinh trưởng mạnh nhất, nên ít bị sâu bệnh hại. Tuy nhiên vẫn thấy xuất hiện một số sâu bệnh hại chính như: Sâu xám, sâu cắn lá, sâu đục thân và rệp. Một số bệnh bệnh hại chính như: Bệnh héo xanh, bệnh khô vằn, bệnh đốm lá,… Trong sản xuất ngô rau thì biện pháp phòng trừ tốt nhất là sử dụng biện pháp phòng từ tổng hợp IPM và IPM-B. Trong những trường hợp cần thiết phải dụng biện pháp hoá học thì nên phun trước khi thu hoạch sản phẩm theo thời gian cách li cho phép. (phụ lục 2)

Qua quá trình theo dõi chúng tôi thu được kết quả ở bảng sau

CTTN Sâu hại Bệnh hại Sâu xám (%) Sâu cắn lá (%) Sâu đục thân (%) Đốm lá lớn (điểm) Đốm lá nhỏ (điểm) I 3,8 1,5 2,1 2 1 II 3,4 3,1 2,4 1 1 III 7,9 5,5 4,7 1 1 IV 4,8 4,9 4,2 1 1 V 5,2 5,2 4,6 1 1

- Sâu xám (Agrotis ypsilon) xuất hiện khi ngô bắt đầu nảy mầm và lúc ngô được 1- 3 lá. Qua điều tra chúng tôi thấy tỷ lệ sâu ở các công thức tương tự nhau, cao nhất ở CT III (7,9%) còn các công thức khác số cây bị hại biến động từ 3,4 - 5,2%. Điều này chứng tỏ liều lượng phân bón đạm không ảnh hưởng đến mức độ bị phá hại. Loài sâu này chủ yếu xuất hiện do lưu lại trong đất ở các cây trồng của vụ trước, mức độ phá hại khá lớn. Chúng cắn phá cây non làm cho mật độ cây trên ruộng ngô giảm xuống. Tốt nhất nên tổ chức phòng từ bằng pương phứp thr công (bắt sâu bằng tay). Nên đi bắt vào các buổi sáng sớm khi sâu chưa kịp chui xuống đất.

- Sâu cắn lá - sâu xanh (Heliothis armigera) xuất hiện trong suốt quá trình sinh trưởng của cây ngô nhưng thường tập trung vào giai đoan khi cây ngô đạt 7 - 9 lá và giai đoạn xoắn ngọn. Khi cây ngô còn non sâu cắn lá làm giảm hiệu suất quang hợp, còn khi cây ngô có bắp sâu đục vào bắp làm giảm chất lượng của bao tử. Qua điều tra chúng tôi thấy mức độ bị sâu cắn hại từ 1,5 - 5,5%. Các công thức bón nhiều đạm hơn, lá có màu xanh đậm nên thu hút ngài đến đẻ trứng nhiều hơn, do vậy mức độ bị phá hại nhiều hơn.

- Sâu đục thân ngô (Ostrinia nubiralis) sâu xuất hiện ở giai đoạn cây có 3 - 4 lá thật, sâu thường đục vào nõn ngô. Qua quá trình theo dõi chúng tôi thấy khi ở tuổi 1 đến tuổi 2 sâu non thường ăn biểu bì lá non ở trong nõn lá, sang tuổi 2, tuổi 3 thì chúng bò xuống nấp sau cuống lá chỗ tiếp giáp giữa cuống lá với thân cây rồi cắn bao lá và đục vào thân cây. Do đó, chúng ta cần thường xuyên theo dõi để có biện pháp diệt trừ kịp thời. Mức độ bị sâu hại cắn phá tăng dần theo chiều tăng

liều lượng phân đam (2,1 - 4,7%), nguyên nhân là ở các công thức bón nhiều đạm làm cho lá ngô xanh đậm hơn nên thu hút ngài đến để trứng nhiều hơn.

Theo khuyến cáo của Viện nghiên cứu ngô thì nếu mức hại của sâu chưa đến ngưỡng thì không phải trừ bằng thuốc hoá học mà có thể đi bắt bằng tay. Nếu mức hại quá ngưỡng cho phép (cấp hại > 5, số lá bị hại > 4, đường kính lỗ đục > 5, điểm > 2,25) thì có thể phun Nuvacron 0,1 - 0,15% để diệt sâu, song phải phun trước khi ngô trổ cờ ít nhất 10 ngày. Tốt nhất cần xác định thời điểm sâu nở để phun thuốc có hiệu quả nhất.

- Bệnh đốm lá lớn (Helminthosporium turcicum Pass), đốm lá nhỏ (Helminthosporium turcicum maydis Nisik). Ban đầu vết bệnh có màu nâu nhạt, vàng hay trắng xám. Về sau chuyển thành màu hơi nâu ở giữa màu xám sau đó chuyển thành màu đen. Ban đầu nhỏ, hình tròn hoặc không định hình, sau có hình bầu dục. Qua theo dõi chúng tôi thấy bệnh chỉ xuất hiện ở những lá già phía dưới, mức độ bị bệnh đốm lá của các công thức thí nghiệm rất nhỏ và tương tự nhau (1%).

Như vậy, khi tăng liều lượng phân bón đạm làm cho màu lá xanh đậm hơn thu hút sâu đục thân và sâu cắn lá đến nhiều hơn, còn các loại sâu và bệnh khác thì không có tác động đáng kể.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua kết quả phân tích và thảo luận chúng tôi rút ra một số kết luận sau

1.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển

- Phân bón đạm đã ảnh hưởng nhiều đến các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển: Thời gian sinh trưởng dinh dưỡng rút ngắn 5 ngày, thời gian sinh trưởng sinh thực kéo dài hơn 7 ngày, chiều cao đóng bắp biến động từ 70,56 - 92,32cm, chiều cao cuối cùng của cây biến động từ 173,27 - 214,80cm, diện tích lá đóng bắp thứ nhất biến động từ 558,69 - 624,73cm2

, khả năng tích luỹ chất khô biến động từ 37,158 - 77,766 gam/cây, diện tích lá biến động từ 0,2284 - 0,2919 m2/m2đất.

- Trong các yếu tố sinh trưởng, phát triển thì khả năng tích luỹ vật chất khô ảnh hưởng đến năng suất kinh tế lớn nhất, tiếp theo là diện tích lá đóng bắp. Còn các chỉ tiêu chiều cao cây và chiều cao đóng bắp có mối tương quan trung bình với năng suất kinh tế.

- Xét về chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển chúng tôi thấy rằng CT IV và CT V phát triển tương tự nhau và có sự nổi trội hơn các công thức khác

1.2. Các chỉ tiêu năng suất và cấu thành năng suất

- Phân bón đạm đã ảnh hưởng nhiều đến các chỉ tiêu chỉ tiêu năng suất và cấu thành năng suất: Số bắp hữu hiệu trên cây biến động từ 1,7 - 3,2 bắp. Tỷ lệ số cây có từ 2 - 4 bắp biến động từ 57,7 - 80,2%. Chiều dài, đường kính và trọng lượng bắp tăng dần từ CT I (14,71cm : 17,93mm : 23,56g) đến CT V (18,91cm : 23,02mm : 40,47g).

- Qua kết quả phân tích chúng tôi thấy rằng năng suất ngô rau tăng lên theo chiều tăng của liều lượng phân đạm và đến một giới hạn nào đó khi tăng thêm liều lượng phân bón đạm thì năng suất không tăng lên nữa.

- Các yếu tố cấu thành năng suất đều có mối tương quan thuận với năng suất kinh tế. Trong đó số bắp hữu hiệu trên cây có ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất kinh tế, tiếp đến là trọng lượng bắp. Còn các chỉ tiêu chiều dài bắp và đường kính bắp có mối tương quan với năng suất kinh tế ở mức trung bình.

Như vậy, CT IV là công thức mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho người sản xuất và là công thức được chúng tôi khuyến cáo làm công thức phân bón chung cho cây ngô rau khi trồng trên nền đất cát pha.

2. Kiến nghị

- Ngô rau là cây trồng ngắn ngày nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất, do vậy cần sớm được đưa vào cơ cấu cây trồng của khu vực.

- Khi phát triển diện tích trồng ngô rau theo quy mô rộng cần xây dựng nhà máy sơ chế và liên hệ đầu ra cho sản phẩm. Kết hợp phát triển trồng trọt với chăn nuôi để tận dụng nguồn thức ăn xanh từ thân cây, lá bi.

- Cần kiểm tra bao tử trước khi thu hái để đảm bảo đủ tiêu chuẩn, mẫu mã quy định. Nếu dùng đóng hộp cần phân loại trước khi vận chuyển đến nhà máy hoặc bán ngoài thị trường, siêu thị, nhà hàng,...

Nguyễn Đình Chuyên, Ảnh hưởng của phân đạm đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của ngô rau trong vụ xuân 2008 ở trại thực nghiệm nông nghiệp. Kỷ yếu hội nghị tổng kết công tác sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2007 - 2008.

Nguyễn Đình Chuyên, Ảnh hưởng của phân đạm đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của ngô rau trong vụ xuân 2008 ở trại thực nghiệm nông nghiệp. Tuyển tập các công trình nghiên cứu Nông Lâm Ngư 2002 - 2008, Nxb Nông nghiệp 2008.

[1] Ks.Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tó (2005), Trồng ngô năng suất cao, Nxb Lao Động, 91tr.

[2] PTS.Mai Thị Phương Anh (1999), Kỹ thuật trồng một số loại rau cao cấp, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, 155 tr.

[3] GS.TS.Ngô Hữu Tình, Báo cáo kết quả nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai thích hợp cho các vùng sinh thái (2006).

[4] Nguyễn Văn Bộ (2001), Bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, 74 tr.

[5] Nguyên Xuân Trường, Phân bón cho cây ngô, Nxb Lao động

[6] TS.Phạm Thị Tài, PGS.TS.Trương Đích (2005), Kỹ thuật trông ngô giống mới năng suất cao, Nxb Lao động xã hội, 94 tr.

[7] PGS.TS.Trần Văn Minh (2004), Cây ngô nghiên cứu và sản xuất, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, 224 tr.

[8] Trương Đích (2002), Kỹ thuật trồng nô năng suất cao, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, 110 tr.

[9] Chế biến ngô bao tử, tạp chí Nông thôn ngày nay, số 47 ra ngày 28/03/2005.

[10] Đại học Huế - Trường Đại học Nông Lâm, khoa Nông học (1998), Sổ tay

nghiên cứu khoa học ngành nông học, Công ty in thống kê và sản xuất bao bì Huế, 172 tr.

[11] Kỹ thuật trồng rau sạch (2001), Nxb Nông nghiệp, tr 68-72.

[12] Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất cây nông nghiệp, Nxb lao động 2005.

[13] Kỹ thuật trồng bắp thu trái non, Sở NN&PTNT tỉnh An Giang. (http//:www.bannhanong.com).

[14] Ngô rau - hướng chuyển đổi cây trồng ở Sông Phượng - Hà Tây, nguồn báo Hà Tây điện tử. (http//: www.bannhanong.com).

[15] Viện nghiên cứu ngô, Báo cáo kết quả nghiên cứu (2001 - 2006).

[16] Viện nghiên cứu ngô. Báo cáo kết quả “nghiên cứu chọn tạo các giống ngô có năng suất cao, phẩm chất tốt, chống chịu các điều kiện bất thuận của môi

trường phục vụ sản xuất các vùng sinh thái Việt Nam”, Đề tài mang mã số 02A - 03 - 01 giai đoạn 1986 - 1990.

[17] Viện nghiên cứu ngô. Báo cáo kết quả “nghiên cứu lai tạo, chọn lọc bộ giống ngô mới có thời gian sinh trưởng khác nhau, thích ứng với mùa vụ các vùng sinh thái trong nước, chống chịu những điều kiện bất thuận, có năng suất cao phẩm chất tốt. Phương thức sản xuất hạt giống TPTD, hạt giống ngô lai có chất lượng tốt phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội”. Đề tài mang mã số KN01 - 04 giai đoạn 1991 - 1995.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm khác nhau đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống ngô rau LVN23 trồng trong vụ xuân 2008 (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w