Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đạm đến năng suất kinh tế

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm khác nhau đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống ngô rau LVN23 trồng trong vụ xuân 2008 (Trang 62 - 66)

Năng suất là kết quả cuối cùng phản ánh quá trình sinh trưởng, phát triển của cây, năng suất phụ thuộc vào đặc điểm giống, kỹ thuật canh tác và điều kiện

ngoại cảnh. Một giống được trồng trong cùng một thời vụ nhưng được chăm sóc và có chế độ bón phân khác nhau thì cho năng suất khác nhau.

Năng suất kinh tế được thể hiện qua hai hình thức là năng suất lý thuyết và năng suất thực thu.

- Năng suất lý thuyết (NSLT) thể hiện khả năng cho năng suất tối đa của các giống trong cùng một thời vụ. Năng suất lý nói lên tiềm năng năng suất mà cây trồng có thể đạt được.

- Năng suất thực thu (NSTT) là năng suất cuối cùng, quan trọng nhất mà người sản xuất quan tâm, nó chịu sự tác động trực tiếp của điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật thâm canh sản xuất, tình hình sâu bệnh. Năng suất thực thu thường thấp hơn năng suất lý thuyết.

Qua quá trình tiến hành thí nghiệm ở các liều lượng phân bón đạm khác nhau cho các công thức nghiên cứu chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 3.9. Năng suất của ngô rau LVN23 ở các công thức thí nghiệm

CTTN NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) NSTLX (tạ/ha) HSKT Bắp Bao tử Bắp Bao tử I 46,8 12,70 25,7 7,0 200 0,031 II 93,5 23,50 51,3 12,9 250 0,043 III 144,3 30,80 79,3 16,9 280 0,047 IV 148,9 33,90 81,6 18,3 290 0,049 V 149,2 35,60 81,9 18,5 300 0,048 LSD0,05 3,94 2,19 2,76 2,15 - -

Ghi chú: NSLT; Năng suất lý thuyết, NSTT; Năng suất thực thu, NSTLX; Năng suất thân lá xanh. HSKT; Hệ số kinh tế

Đồ thị 3.5. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu Từ số liệu bảng 3.9 chúng tôi rút ra những nhận xét sau.

- Năng suất lý thuyết ở các công thức tăng dần từ CT I đến CT V và biến động trong khoảng 46,8 - 149,2 tạ/ha, cao nhất ở CT V. Điều này chứng tỏ yếu tố phân đạm có vai trò quan trọng quyết định đến năng suất ngô rau. Sự ảnh hưởng của yếu tố đạm đã làm năng suất ngô rau có thể tăng lên được 102,4 tạ/ha.

- Sự tăng trưởng năng suất ngô rau ở các công thức tăng dần theo mức bón phân đạm. Ở CT II với mức bón thấp (100kg ure/ha) cũng làm cho năng suất tăng lên gấp 2 lần so với CT không bón phân. Khi liều lượng phân đạm tăng lên 200 kg N/ha thì năng suất tăng lên 3,08 lần so với CT không bón phân. Khi tăng tiếp liều lượng phân đạm lên mức 300 kg N/ha và 400 kg N/ha thì năng suất vẫn tiếp tục tăng lên, nhưng mức độ tăng không cao nữa mà có xu hướng tăng chậm lại. CT III tăng hơn CT II 50,8 tạ/ha; CT IV tăng hơn CT III 8,6 tạ/ha; và CT V tăng hơn CT IV 0,3 tạ/ha.

Như vậy, năng suất ngô rau tăng lên theo chiều tăng liều lượng phân đạm và mức tăng chỉ tới một mức giới hạn nào đó rồi dừng lại.

Đồ thị 3.6. Giới hạn năng suất ngô rau theo chiều tăng liều lượng phân đạm - Năng suất lý thuyết cao hơn rất nhiều so với năng suất thực tế. Nguyên nhân là do khi trồng ngoài đồng ruộng cây ngô chịu tác động tổng hợp của nhiều yếu tố như: đất đai, khí hậu thời tiết, mật độ, lượng nước, tình hình sâu bệnh,… Trong đó mật độ gieo trồng chi phối một phần khá lớn, mật độ gieo trồng thực tế không đạt như mật độ lý thuyết (12,5 vạn cây/ha) mà trong thực tế chỉ đạt 9,6 vạn cây/ha. Vì vậy để đạt được năng suất như lý thuyết thì cần phải hạn chế đến mức tối đa các yếu tố ngoại cảnh và gieo trồng phải đạt được như mật độ lý thuyết.

- Năng suất thân lá xanh ở các công thức biến động từ 200 - 300 tạ/ha. Đây là một nguồn thức ăn giàu chất dinh dưỡng cho phát triển chăn nuôi đại gia súc, cá lồng,… Đặc biệt là sự kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi bò sữa, mô hình này vừa tận dụng được nguồn thức ăn xanh từ cây ngô vừa phát huy tối đa hiệu quả kinh tế mà việc trồng ngô rau mang lại. Năng suất thân lá xanh tăng dần theo chiều tăng của liều lượng phân bón đạm. Năng suất thân lá xanh thấp nhất ở CT I (200 tạ/ha) và cao nhất ở CT V (300 tạ/ha).

- Hệ số kinh tế. Đây là chỉ tiêu nói lên năng suất kinh tế của ruộng ngô, nếu hệ số kinh tế càng cao thì sản phẩm người trồng ngô thu được càng nhiều.

Hệ số kinh tế cao hay thấp tuỳ thuộc vào từng loại cây trồng, quá trình sinh trưởng, phát triển của cây, sự ra hoa tạo quả, sự vận chuyển và tích luỹ chất hữu cơ về bộ phận kinh tế có được thuận lợi hay không.

Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi thấy hệ số kinh tế của các công thức biến động từ 0,031 - 0,049. CT IV đạt hệ số kinh tế cao nhất (0,049), thấp nhất là CT I (0,031). Các công thức còn lại đạt CT II (0,043); CT III (0,047); CT V (0,048). Như vậy, CT IV là công thức mang lại sản phẩm cho người trồng ngô rau cao nhất.

Như vậy, qua theo dõi chúng tôi thấy rằng năng suất ngô rau tăng lên theo chiều tăng của liều lượng phân đạm và đến một giới hạn nào đó khi tăng thêm liều lượng phân bón đạm thì năng suất không tăng lên nữa. Trong các công thức thí nghiệm thì CT IV cho năng suất cao nhất và mang lại hiệu quả kinh tế nhất.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm khác nhau đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống ngô rau LVN23 trồng trong vụ xuân 2008 (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w