Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm khác nhau đến chiều dài, đường kính,

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm khác nhau đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống ngô rau LVN23 trồng trong vụ xuân 2008 (Trang 60 - 62)

kính, trọng lượng bắp và bao tử

Nghiên cứu các chỉ tiêu về bắp cho chúng ta thấy được mối liên hệ giữa các yếu tố đến khả năng tạo năng suất ngô. Trong đó phẩm chất bao tử và mức độ cảm quan là hai yếu tố quan trọng nhằm nâng cao giá trị thương phẩm cũng như giá trị kinh tế của cây ngô rau.

Qua quá trình tiến hành thí nghiệm ở các mức phân bón đạm khác nhau chúng tôi thu được kết quả ở bảng sau.

Bảng 3.8. Các yếu tố cấu thành năng suất ngô rau

CT Lb Các chỉ tiêu nghiên cứu (cm) Lbt (cm) Db (mm) Dbt (mm) Pb (g) Pbt (g) I 14,71 7,40 17,93 12,25 23,56c 6,42c II 16,1 8,27 20,47 12,85 32,39b 8,15b

III 18,31 8,79 22,31 12,97 39,83a 8,50ab

IV 18,38 8,99 22,58 13,08 40,18a 9,02a

V 18,91 8,99 23,02 13,76 40,47a 9,16a

LSD0,05 1,54 1,10 1,29 0,59 4,15 0,8

CV% 4,8 6,9 3,3 2,4 6,5 4,5

Qua bảng 3.8 chúng tôi có nhận xét như sau:

- Chiều dài, đường kính, trọng lượng bắp trong từng công thức tương ứng tỷ lệ thuận với chiều dài, đường kính và trọng lượng bao tử. Tức là bắp dài, đường kính lớn sẽ cho trọng lượng bao tử lớn và ngược lại nếu bắp ngắn, đường kính nhỏ sẽ cho trọng lượng bao tử nhỏ.

- Chiều dài, đường kính, trọng lượng bắp tăng dần từ CT I (14,71cm : 17,93 mm : 23,56 g) đến CT V (18,91cm : 23,02mm : 40,47 g) tương ứng với chiều dài,

đường kính, trọng lượng bao tử cũng tăng dần từ CT I (7,40 cm : 12,25 mm : 6,42 g) đến CT V (8,99 cm : 13,76 mm : 9,41 g). Điều này chứng tỏ vai trò của yếu tố phân bón đạm đã ảnh hưởng đến kích thước, trọng lượng bao tử, và ảnh hưởng đến năng suất cuối cùng của cây ngô rau.

- Chiều dài và đường kính luôn luôn tỷ lệ thuận với trọng lượng, do đó dựa vào số liệu của chỉ tiêu trọng lượng ở bảng 3.7 ta thấy.

+ CT II (với liều lượng phân bón đạm thấp nhất) so với công thức không bón đạm đã có sự sai khác ở mức có ý nghĩa 0,05%, nhưng chiều dài, đường kính và trọng lượng bao tử còn nhỏ nên năng suất cuối cùng còn thấp.

+ CT III sự sai khác được tăng lên ở mức đáng kể so với CT không bón phân đạm. Nhưng so với CT II chưa có sự sai khác có ý nghĩa.

+ CT IV sự sai khác so với CT III vẫn chưa có ý nghĩa về mặt thống kê, nhưng so với CT I và CT II thì đã có mức độ sai khác có ý nghĩa lớn. Có nghĩa là năng suất cuối cùng ở CT IV đã tăng lên vượt bậc so với các công thức bón phân đạm với liều lượng thấp.

+ CT V không sai khác so với CT IV, nhưng so với các CT I, CT II, CT III thì sự sai khác ở mức có ý nghĩa lớn. Năng suất cuối cùng ở CT V đạt được là cao nhất trong các công thức thí nghiệm, nhưng xét về kích thước, mẫu mã hơi lớn hơn mẫu mã quy định chung. (phụ lục 3)

Như vậy, phân bón đạm đã ảnh hưởng nhiều đến chiều dài, đường kính và trọng lượng bắp và bao tử. Liều lượng phân bón đạm ở CT IV được chúng tôi lựa chọn làm liều lượng chung cho cây ngô rau khi trồng trên nền đất cát pha.

Hình 3.1: Bắp và bao tử ngô rau LVN23

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm khác nhau đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống ngô rau LVN23 trồng trong vụ xuân 2008 (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w