Đối tượng nghiên cứu ở đây là 5 mức bón phân đạm. Loại sử dụng là Ure.
2.3.2. Vật liệu nghiên cứu
Vật liệu được sử dụng để nghiên cứu là giống ngô rau LVN23 có nguồn gốc từ Viện nghiên cứu ngô Việt Nam.
2.4. Phương pháp thực nghiệm
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu trên đồng ruộng
- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo khối tuần tự bậc thang, 5 công thức và 3 lần nhắc lại. Các công thức được bố trí song song với nhau để rãnh 0,6 m. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 10 m2, khoảng cách giữa các ô là 0,5 m. Trên mỗi ô thí nghiệm được bố trí thành 4 hàng, khoảng cách giữa các hàng là 0,4 m.
+ Luống cách luống: 60 cm + Hàng cách hàng: 40 cm
+ Cây cách cây: 20 cm 20 cm Rãnh 60 cm + Mỗi hốc để 1 cây
Mật độ đạt 12,5 vạn cây/ha 40 cm 40 cm Xung quanh các ô thí nghiệm có dải bảo vệ.
- Công thức thí nghiệm
Công thức I : 0 kg N/ha + 80kg P2O5/ha + 60kg K2O/ha + 10 tấn PC Công thức II: 46,6 kg N/ha + 80kg P2O5/ha + 60kg K2O/ha + 10 tấn PC Công thức III: 93,2 kg N/ha + 80kg P2O5/ha + 60kg K2O/ha +10 tấn PC Công thức IV: 139,8 kg N/ha + 80kg P2O5/ha + 60kg K2O/ha + 10 tấn PC Công thức V: 186,4 kg N/ha + 80kg P2O5/ha + 60kg K2O/ha + 10 tấn PC - Sơ đồ bố trí thí nghiệm Dãi bảo vệ D ải b ảo v ệ
Ia IIa IIIa IVa Va ải D
IIb IIIb IVb Vb Ib
IIIc IVc Vc Ic IIc
Trong đó: I, II, III, IV, V là các công thức thí nghiệm a, b, c, là các lần nhắc lại.
- Quy mô thí nghiệm
+ Diện tích mỗi ô thí nghiệm là: 5 m × 2 m = 10 m2
+ Diện tích mỗi công thức thí nghiệm: 10 m2 × 3 = 30 m2
+ Diện tích toàn bộ ô thí nghiệm: 30 m2 × 5 = 150 m2
+ Diện tích dãi bảo vệ là: 130 m2
- Quy trình kỷ thuật áp dụng (Đã nêu ở phần 1.1.) + Thời vụ
+ Làm đất + Bón phân + Gieo hạt
+ Kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bạnh hại - Các chỉ tiêu đo đếm ngoài đồng ruộng
+ Đo chiều cao cây (cm) ở các giai đoạn 3 - 5 lá, 7 - 9 lá, giai đoạn xoắn ngọn và giai đoạn trổ cờ phun râu. Chiều cao cây ở các giai đoạn được đo từ sát mặt đất đến mút lá cao nhất của cây, còn chiều cao thân chính được đo từ sát mặt đất đến điểm bắt đầu phân nhánh của bông cờ. Sử dụng thước dây để đo.
+ Đo chiều cao đóng bắp (cm) : Đo từ sát mặt đất đến vị trí đóng bắp trên cùng. Sử dụng thước dây để đo.
+ Đo chiều dài và chiều rộng của lá đóng bắp thứ nhất : Chiều rộng đo ở vị trí rộng nhất của lá, chiều dài đo phần phiến lá. Sử dụng thước dây để đo.
+ Đo diện tích của các lá trên cây : Sử dụng thước dây để đo. Áp dụng công thức: S = D × R × k
S là diện tích lá D là chiều dài lá R là chiều rộng lá k là hệ số ( k = 0,75)
+ Cân trọng lượng bắp tươi sau mỗi lần thu hái. Sử dụng cân đĩa để cân.
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
- Cân trọng lượng vật chất khô (gam/cây) tích lũy được ở các giai đoạn 3 - 5 lá, giai đoạn 7 - 9 lá, giai đoạn xoắn ngọn. Sử dụng phương pháp sấy khô tuyệt đối và cân nhanh bằng cân điện tử.
- Cân trọng lượng bắp tươi, bao tử tươi. Sử dụng cân điện tử để cân. - Đo chiều dài bắp và chiều dài bao tử. Sử dụng thước chia vạch để đo.
- Đo đường kính bắp và đường kính bao tử. Sử dụng thước kẹp điện tử để đo.
2.4.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu
2.4.3.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển
- Nghiên cứu sự ảnh hưởng của liều lượng phân đạm khác nhau đến thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng phát triển.
- Nghiên cứu sự ảnh hưởng của liều lượng phân đạm khác nhau đến chiều cao cây ở các giai đoạn sinh trưởng phát triển.
- Nghiên cứu sự ảnh hưởng của liều lượng phân đạm khác nhau đến chiều cao đóng bắp.
- Nghiên cứu sự ảnh hưởng của liều lượng phân đạm khác nhau đến chiều dài và chiều rộng lá đóng bắp thứ nhất.
- Nghiên cứu sự ảnh hưởng của liều lượng phân đạm khác nhau đến diện tích lá và chỉ số diện tích lá (LAI).
- Nghiên cứu sự ảnh hưởng của liều lượng phân đạm khác nhau đến khả năng tích luỹ vật chất khô ở các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây ngô rau.
2.4.3.2. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
- Nghiên cứu sự ảnh hưởng của liều lượng phân đạm khác nhau đến số bắp hữu hiệu trên cây.
- Nghiên cứu sự ảnh hưởng của liều lượng phân đạm khác nhau đến chiều dài, đường kính và trọng lượng bắp cả lá bi.
- Nghiên cứu sự ảnh hưởng của liều lượng phân đạm khác nhau đến chiều dài, đường kính và trọng lượng bao tử.
- Nghiên cứu sự ảnh hưởng của liều lượng phân đạm khác nhau đến năng suất kinh tế.
- Nghiên cứu sự ảnh hưởng của liều lượng phân đạm khác nhau đến năng suất thân lá xanh.
- So sánh hiệu quả kinh tế mang lại giữa các công thức khi bón các mức phân đạm khác nhau.
- Tìm hiểu mối tương quan giữa các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển với năng suất, các yếu tố cấu thành năng suất với năng suất.
2.5. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu được, xử lý bằng phần mềm IRRISTAT 4.0, SPSS Software và Microsoft Excel.
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Thí nghiệm được tiến hành tại trại thực nghiệm nông nghiệp Khoa Nông - Lâm - Ngư Trường Đại học Vinh, gồm 5 công thức và 3 lần nhắc lại và được bố trí theo khối tuần tự bậc thang. Với liều lượng phân đạm bón cho các công thức như sau.
Công thức I : 0 kg N/ha + 80kg P2O5/ha + 60kg K2O/ha + 10 tấn PC Công thức II: 46,6 kg N/ha + 80kg P2O5/ha + 60kg K2O/ha + 10 tấn PC Công thức III: 93,4 kg N/ha + 80kg P2O5/ha + 60kg K2O/ha +10 tấn PC Công thức IV: 139,8 kg N/ha + 80kg P2O5/ha + 60kg K2O/ha + 10 tấn PC Công thức V: 186,4 kg N/ha + 80kg P2O5/ha + 60kg K2O/ha + 10 tấn PC
Với cách bón như sau:
Loại phân
Thời gian Đạm Supe lân
Kali clorua
Phân chuồng
Bón lót trước khi gieo - 100% - 100%
Bón thúc lần 1: (20 NSG) 25% - 50% -
Bón thúc lần 2: (37 NSG) 25% - 50% -
Bón thúc lần 3: (50 NSG) 25% - - -
Bón thúc lần 4: (58 NSG) 25% - - -
Qua quá trình tiến hành thực hiện đề tài chúng tôi đã thu được các kết quả sau:
3.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm khác nhau đến sinh trưởng và phát triển ngô rau triển ngô rau
3.1.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm đến thời gian sinh trưởng và phát triển của cây ngô rau phát triển của cây ngô rau
Sinh trưởng phát triển là kết quả hoạt động tổng hợp của nhiều chức năng và quá trình sinh lý trong cây như: Quá trình quang hợp hút nước, hút khoáng thông qua quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể, làm cho thực vật lớn lên và hoàn thành chu kỳ sống của mình. Tất cả sự biến đổi đó có thể phân biệt thành hai quá trình, sinh trưởng và phát triển, nhưng chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Sinh trưởng là tiền đề về lượng cho quá trình phát triển, ngược lại phát triển là tiền đề về chất cho quá trình sinh trưởng.
Thời gian sinh trưởng phát triển của cây ngô phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Giống, điều kiện ngoại cảnh, đất đai, thời vụ gieo trồng, kỹ thuật thâm canh và chế độ bón phân,... Vì vậy, việc nghiên cứu các chỉ tiêu này cho phép ta xác định được thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng phát triển, từ đó xác định đúng thời vụ và có các biện pháp kỹ thuật tác động giúp cho cây phát triển tốt. Trên cơ sở đó xác định được liều lượng phân bón đạm nào giúp cây sớm hoàn thành sớm các giai đoạn phát triển, rút ngắn thời gian sản xuất, sớm quay vòng được chu kỳ sản xuất của đất và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho người sản xuất.
Qua quá trình theo dõi thí nghiệm chúng tôi nhận thấy rằng. Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng phát triển có sự khác nhau ở các công thức. Điều này chứng tỏ phân đạm đã ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng phát triển của cây. Liều lượng phân đạm cao giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, bộ rễ phát triển mạnh và sớm hoàn thành các giai đoạn phát triển. Đặc biệt là ở các công thức III, IV, V sự phân hóa các lóng, và phân hóa hoa nhanh nên sớm cho thu hoạch bắp non, dữ cho cây tươi xanh lâu hơn và kích thích ra bắp non nhiều hơn. Kết quả được thể hiện ở bảng sau.
Bảng 3.1. Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng phát triển Đơn vi: ngày
Mọc mầm 3 lá 7 lá Xoắn ngọn Trổ cờ Phun râu Kết thúc I 7 18 35 50 58 61 63 II 7 18 35 49 55 57 63 III 7 18 34 48 53 55 65 IV 7 18 34 48 53 55 65 V 7 18 34 48 53 55 65
Qua số liệu từ bảng 3.1 chúng ta thấy rằng:
Giai đoạn từ khi mọc đến 3 lá cây ngô có thời gian sinh trưởng như nhau, do cùng một giống và có nền phân bón như nhau. Nhưng sang giai đoạn 7 lá ta thấy rằng, sự ảnh hưởng của phân đạm đã giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, rút ngắn thời gian hơn so với công thức không bón phân (CT I) và bón ở mức thấp (CT II) 1 ngày.
Sang giai đoạn xoắn ngọn thời gian sinh trưởng của các công thức thí nghiệm được rút ngắn đáng kể (2 ngày). Thời gian từ khi cây ngô mọc đến xoắn ngọn ở CT I là 50 ngày, CT II 49 ngày (rút ngắn hơn CT không bón phân 1 ngày), các công thức III, IV, V là 48 ngày, rút ngắn hơn CT đối chứng 2 ngày.
Sang giai đoạn trổ cờ các công thức III, IV V được rút ngắn hơn CT II 2 ngày, và ngắn hơn CT I 5 ngày.
Đến giai đoạn trổ cờ thời gian sinh trưởng sinh dưỡng ở các CT III, CT IV và CT V được rút ngắn hơn CT I 5 ngày và rút ngắn hơn CT II 2 ngày.
Đến giai đoạn phun râu thời gian sinh trưởng ở các CT III, CT IV và CT V rút ngắn hơn CT II 2 ngày và rút ngắn hơn CT I 6 ngày.
Như vậy, phân bón đạm đã ảnh hưởng lớn đến thời gian sinh trưởng của cây ngô rau. Các công thức phân bón đạm cao (CT III, CT IV, CT V) có thời gian sinh trưởng sinh dưỡng rút ngắn hơn so với công thức bón thấp (CT II) 2 ngày và rút ngắn thời gian hơn công thức không bón phân đạm 5 ngày. Thời gian sinh trưởng sinh thực kéo dài hơn CTII 4 ngày và kéo dài hơn CT I 7 ngày.
3.1.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm khác nhau đến động thái tăng trưởng chiều cao cây ở các giai đoạn sinh trưởng phát triển trưởng chiều cao cây ở các giai đoạn sinh trưởng phát triển
Thân ngô đóng vai trò là nơi vận chuyển chất trung gian từ rễ về lá, bắp và vận chuyển sản phẩm đồng hóa từ lá vào bao tử. Do đó, thân là bộ phận rất quan trọng của cây ngô, là nơi phát sinh ra bắp. Sự tăng trưởng chiều cao thân ngô phản ánh khả năng tích lũy chất khô. Ở các giai đoạn sinh trưởng, phát triển khác nhau thì tốc độ tăng trưởng chiều cao cây cũng khác nhau. Sự tăng trưởng chiều cao cây phụ thuộc vào các yếu tố: Giống, kỹ thuật canh tác và điều kiện ngoại cảnh. Do đó, việc nghiên cứu sự ảnh hưởng của liều lượng phân đạm khác nhau đến động thái tăng trưởng chiều cao cây ở các giai đoạn sinh trưởng, phát triển giúp ta xác định được liều lượng phân đạm phù hợp và đưa ra biện pháp kỹ thuật thích hợp tác động vào các giai đoạn khác nhau trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây ngô, giúp cây ngô phát triển tốt hơn, tạo tiền đề cho thâm canh tăng năng suất ngô.
Qua theo dõi thí nghiệm, chúng tôi thu được kết quả chiều cao cây trong các giai đoạn sinh trưởng, phát triển ở bảng 3.2 và được biểu diễn ở đồ thị 3.1
Bảng 3.2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây ở các giai đoạn sinh trưởng, phát triển
Đơn vị: cm
Thời kỳ CTTN
Giai đoạn sinh trưởng phát triển
3 - 5 lá 7 - 9 lá XN CCCC
I 35,21a 88,38a 138,92c 173,27d
II 35,65a 89,58a 143,85bc 188,60c
III 34,72a 89,07a 147,35ab 201,50b
IV 35,35a 87,16a 149,92ab 206,27ab
V 34,99a 90,90a 154,28a 214,80a
LSD0.05 5,32 5,29 7,42 11,08
CV% 8,0 3,1 2,7 3,0
Ghi chú: Trong cùng một cột các công thức giống nhau được ký hiệu bằng một chử cái, các chử cái khác nhau biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05
Đồ thị 3.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây ngô ở các giai đoạn phát triển Qua bảng 3.2 và đồ thị 3.1 chúng tôi có nhận xét như sau:
Giai đoạn từ khi mọc đến 3 - 5 lá (20 ngày sau gieo) ở giai đoạn này, dưới mặt đất bộ rễ phát triển mạnh, lông hút của các rễ đốt đã mọc ra và bắt đầu hoạt động mạnh. Giai đoạn này cây chuyển từ trạng thái sống nhờ chất dự trữ trong hạt sang trạng thái hút chất dinh dưỡng từ đất mà quang hợp của bộ lá. Do đó chiều cao cây giữa các CT chưa có sự thay đổi nhiều, sự tăng trưởng chiều cao cây ở các CT biến động từ 34,72 - 35,65 cm.
Giai đoạn 7 - 9 lá (30 - 35 NSG). Đặc điểm của giai đoạn này cây ngô sinh trưởng phát triển mạnh đồng thời bộ rễ phát triển nhanh, ăn sâu toả rộng tốc độ tăng trưởng chiều cao cây biến động từ 87,16 - 90,90 cm. Ở giai đoạn này sự tăng trưởng chiều cao cây ở các CT thí nghiệm chưa có sự thay đổi nhiều, chỉ có sự khác nhau về màu sắc lá CT I và CT V so với các CT khác. Chiều cao CT V (90,90 cm) tăng trưởng nhanh hơn và dễ nhận biết hơn so với các CT khác. Giai đoạn này chiều cao cây chưa có sự sai khác ý nghĩa ở mức 0,05%.
Giai đoạn xoắn ngọn (45 - 50 NSG) đây là giai đoạn vươn cao của cây ngô. Các bộ phận trên mặt đất phát triển mạnh, các lóng thân phân hoá mạnh so với giai đoạn 7 - 9 lá tốc độ tăng trưởng chiều cao cây biến động từ 138,92 - 154,28 cm và tăng dần từ CT I đến CT V tương ứng với chiều tăng liều lượng phân đạm. Ở giai
đoạn này liều lượng phân đạm đã ảnh hưởng nhiều đến sự tăng trưởng chiều cao cây, so sánh giữa công thức không bón đạm (CT I) với công thức bón liều lượng đạm nhiều (CT V) chiều cao cây chênh lệch nhau 15,36 cm. Ở giai đoạn này các công thức đều có sự sai khác có ý nghĩa so với CT không bón phân đạm. Tuy nhiên ở các mức phân bón đạm của các công thức kề nhau thì sự sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê, sự sai khác có ý nghĩa khi các công thức cách nhau.
Giai đoạn sau mọc 50 ngày (giai đoạn trổ cờ). Ở giai đoạn này qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi nhận thấy bộ rễ ngô đã phát triển hoàn thiện, rễ chân kiềng đã ăn sâu giúp cho cây đứng vững và tăng khả năng chống đổ, đây là giai đoạn phát triển chiều cao cuối cùng của cây. Chiều cao cuối cùng là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh quá trình sinh trưởng, phát triển tốt hay xấu của các CT tham gia thí nghiệm. Đây là chỉ tiêu có liên quan đến khả năng chống đổ và bố trí mất