Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm khác nhau đến khả năng tích lũy vật

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm khác nhau đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống ngô rau LVN23 trồng trong vụ xuân 2008 (Trang 53 - 55)

vật chất khô qua các giai đoạn sinh trưởng phát triển ngô rau

Chất khô cây tích lũy được là nhờ quá trình quang hợp, sự tích lũy chất khô vào cây phụ thuộc vào khả năng sinh trưởng và phát triển của cây, phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh. Do đó, đây cũng chính là chỉ tiêu phản ánh tốc độ sinh trưởng của cây. Vật chất cây tích lũy được một phần cho hoạt động sống của cây, một phần tích lũy để tạo năng suất cho cây. Những cây sinh trưởng tốt sẽ cho khối lượng chất tươi cao, khả năng tích lũy chất khô tốt và góp phần nâng cao năng suất. Những cây sinh trưởng, phát triển không cân đối thì khả năng tích lũy chất khô kém. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất ngô. Đối với cây ngô ở giai đoạn đầu khả năng tích lũy chất khô cao sẽ tạo tiền đề cho năng suất sau này. Nếu ở thời kỳ sinh trưởng sinh thực khối lượng thân lá cao sẽ giảm năng suất ngô.

Theo dõi khả năng tích lũy chất khô ở các thời kỳ sinh trưởng phát triển ở cây ngô chúng tôi thu được kết quả như sau.

Bảng 3.5. Khả năng tích lũy vật chất khô ở các giai đoạn sinh trưởng phát triển

Đơn vị: gam/cây

CTTN Các giai đoạn sinh trưởng phát triển

3 - 5 7 - 9 XN TC I 13,39 21,66 27,98 37,15d II 14,57 30,98 33,25 60,04c III 13,68 32,51 38,25 66,00b IV 14,15 39,64 50,39 76,97a V 14,38 60,19 63,08 77,76a

LSD 5,98 2,73 1,43 0,87

Tích lũy chất khô là kết quả cuối cùng của mọi quá trình sinh hóa sinh lý trong cây. Do vậy đạm rất cần cho cây sinh trưởng và phát triển, khi cây ngô có đủ đạm sẽ sinh trưởng tốt, tạo năng suất sinh vật học và năng suất bao tử cao. Khi thiếu đạm cây bị còi cọc, lá vàng, năng suất chất xanh thấp, năng suất bao tử giảm.

Khả năng tích lũy chất khô của các công thức biến động từ 37,158 - 77,766 gam/cây. Công thức cho khã năng tích lũy chất khô nhiều nhất là CT V 77,766 gam/cây, thấp nhất là CT I 37,158 gam/cây (công thức không bón đạm).

Khả năng tích lũy chất khô (CK) của ngô rau tăng dần theo mức bón phân đạm, đạt đỉnh cao ở CT V (77,766 gam/cây). Sự tăng trưởng chất khô tăng nhanh ở các mức phân đạm thấp sau đó giảm dần mức tăng theo chiều tăng phân đạm. CT II tăng hơn CT I (công thức không bón phân) 22,890 gam/cây và khi tăng thêm mức bón đạm nữa thì khả năng tích lũy chất khô tăng thêm ở CT III và CT IV so với CT I lần lượt là 28,844 gam/cây, 39,818 gam/cây, đến CT V thì khả năng tích lũy vẫn tiếp tục tăng nhưng mức tăng trưởng không cao hơn các công thức trước. Từ CT IV sang CT V mức chênh lệch không cao, chỉ tăng thêm 0,790 gam/cây.

Từ số liệu bảng 3.4 ta thấy sự ảnh hưởng của liều lượng phân đạm khác nhau đến khả năng tích lũy chất trong từng giai đoạn sinh trưởng phát triển được thể hiện qua đồ thị sau:

Đồ thị 3.3. Khả năng tích lũy vật chất khô qua các giai đoạn sinh trưởng phát triển của ngô rau

Như vậy, ở các mức phân bón đạm đã ảnh hưởng đến khả năng tích luỹ vật chất khô của cây ngô rau. Khả năng tích luỹ chất khô chịu ảnh hưởng của liều lượng phân bón đạm đến một giới hạn nhất định. Do đó, chúng tôi lựa chọn mức bón phân đạm ở CT IV làm công thức bón phân cho ngô rau.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm khác nhau đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống ngô rau LVN23 trồng trong vụ xuân 2008 (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w