Thời tiết khí hậu vụ Xuân 2008

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm khác nhau đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống ngô rau LVN23 trồng trong vụ xuân 2008 (Trang 36)

Các loại cây trồng trong quá trình sinh trưởng, phát triển của mình đều chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố khí hậu thời tiết, các yếu tố khí hậu thời tiết ảnh hưởng tới năng suất cây ngô là nhiệt độ, chế độ nước và ẩm độ không khí.

Nhiệt độ là yếu tố ngoại cảnh chủ yếu có tương quan tới thời gian sinh trưởng của ngô. Là cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới, nhưng quá trình trồng trọt, chọn lọc và thuần hóa. Ngày nay ngô có thể trồng trên nhiều vùng khí hậu khác nhau. Phần lớn ngô được trồng ở những vùng ấm hơn các vùng ôn đới và cận nhiệt đới ẩm, khó phát triển ở vùng bán khô hạn.

Ngô là cây trồng khí hậu ấm, nhiệt độ yêu cầu từ khi trồng đến lúc ra hoa, suốt thời kỳ nảy mầm, thích hợp vào khoảng 18,30C, nhiệt độ dưới 12,80C dẫn tới giảm năng suất. Nhiệt độ tối thiểu nằm giữa 9 - 100C. Nhiệt độ trung bình thích hợp cho suốt đời sống của cây ngô là 12 - 300C.

Thời kỳ nảy mầm nhiệt độ thích hợp 25 - 300C, tối thấp 10 - 120C, tối cao 40 - 450C . Nếu nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của mầm.

Giai đoạn cây con nhiệt độ thích hợp 20 - 300C, tối thích trong khoảng 25 - 280C. Giai đoạn này ngô chịu rét khá hơn , vì thế tác hại của nhiệt độ thấp giảm hơn giai đoạn trước.

Giai đoạn vươn cao nhiệt độ thích hợp trong khoảng 24 - 250C nhiệt độ cao hay thấp đều ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng và phân hóa cơ quan sinh sản.

Thời kỳ nở hoa nhiệt độ thích hợp khoảng 22 - 250C, ngô rau không cho thụ phân nên nhiệt độ giai đoạn này không ảnh hưởng nhiều.

Nước cũng là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến năng suất ngô. Ngô là cây trồng cạn, bộ rễ ngô phát triển rất mạnh nên có khả năng hút nước khỏe hơn các cây trồng khác và sử dụng nước ít hơn để hình thành một đơn vị vật chất khô (với ngô hệ số sử dụng nước là 349, trong khi đó bông là 465, lúa 500 - 600). Tuy nhiên, cây ngô sinh trưởng nhanh và tạo ra một lượng sinh khối lớn nên ngô cần một

lượng nước lớn. Một cây ngô trong một chu kỳ sống cần khoảng 100 lít nước, một ha ngô cần khoảng 3000 - 4000 m3.

Bảng 1.11. Diễn biến thời tiết, khí hậu vụ xuân 2008 Thời tiết Tháng Nhiệt độ Lượng mưa Ẩm độ (%) Số ngày mưa To TB To Max To Min Tb Min 2 13,79 19,8 9,8 1,83 86,86 75 18 3 20,78 25,6 15,1 4,09 86,68 73 8 4 28,16 31,4 19,8 3,26 85,90 66 10 5 27,75 32,4 22,9 8,20 79,19 60 9 6 30,16 33,9 26,8 3,47 72,40 58 12 7 30,52 32,5 28,2 8,82 70,29 57 6

Nguồn: Đài khí tượng Thủy Văn Bắc Trung Bộ

- Nhiệt độ: Nhiệt độ tăng dần từ tháng hai đến tháng sáu, đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho quá trình sinh trưởng phát triển của cây ngô. Trong quá trình hạt nảy mầm nhiệt độ trung bình thấp 13,790C gây khó khăn cho sự nảy mầm của hạt và sự lớn lên của cây con. Trong những tháng tiếp theo nhiệt độ trung bình bắt đầu tăng lên, thời kỳ này ngô phân hóa hoa, phân hóa lóng đốt và vươn cao, nhiệt độ tăng lên dao động trong khoảng 21 - 310C thuận lợi cho quá trình sinh trưởng, phát triển và tích lũy vật chất vào trong bắp.

- Lượng mưa: Vụ ngô Xuân 2008 có lượng mưa tương đối thấp và ổn định nên không ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển. Đặc biệt trong tháng 4 có những ngày mưa to (15/4/2008) nên rất thuận lợi cho quá trình phát triển vươn cao. Tuy nhiên, mưa to kèm theo có gió sẽ làm cho cây cây bị đổ nhưng không ảnh hưởng nhiều. Ngược lại, đây là điều kiện lý tưởng đảm bảo năng suất cao cho ngô.

Chương 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học

Trong tất cả các biện pháp canh tác thâm canh ngô rau nếu như giống là tư liệu sản suất không thể thay thế thì phân bón là vật tư quan trọng không thể thiếu được. Cây ngô rau cũng như các loại cây trồng khác rất cần đam (N) để sinh trưởng và phát triển, đạm tham gia vào thành phần các axit amin, protein, các enzim, các chất kích thích sinh trưởng,… Đây là những chất quan trọng bậc nhất trong việc xây dựng và điều tiết sự phát triển của thực vật. Trong sản xuất nông nghiệp, phân bón là yếu tố hết sức quan trọng, yếu tố đầu tư để mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy, định ra liều lượng phân đạm dựa vào các căn cứ khoa học sau.

Căn cứ vào nhu cầu và đặc điểm hút dinh dưỡng của cây ngô rau

Đây là căn cứ quan trọng nhất vì mỗi loại cây trồng có đặc điểm hấp thu dinh dưỡng khác nhau. Việc bón phân bổ sung phải căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng cho cây, có như vậy mới nâng cao hiệu quả phân bón giảm giá thành sản phẩm và trồng ngô rau đạt năng suất cao.

Căn cứ vào đặc điểm đất

Đất và khả năng cung cấp dinh dưỡng là căn cứ quan trọng thứ 2. Các loại đất khác nhau có khả năng cung cấp dinh dưỡng khác nhau. Cần phải căn cứ vào

các chỉ tiêu hóa tính của đất để định ra chế độ bón phân cụ thể. Loại phân bón và liều lượng bón.

Căn cứ vào đặc điểm của giống

Hiện nay khi sản xuất các giống ngô, ngoài việc căn cứ vào các đặc điểm khác nhau của giống như: Thời gian sinh trưởng, mức độ ưu thế lai, khả năng cho năng suất,… còn phải căn cứ vào từng điều kiện cụ thể.

Căn cứ vào tình hình thời tiết mùa vụ cụ thể

Hiện nay, các vụ trồng ngô có các đặc điểm thời tiết khác nhau, cần căn cứ vào vụ cụ thể để bón. Các vụ khô hạn, rét (đông xuân) cần tăng lượng phân chuồng và bón nhiều lân để chống rét. Các vụ mưa nhiều, nhiệt độ cao cần chọn ngày bón trời không mưa, bón sâu và tập trung lượng phân vào một đến hai thời kì quan trọng.

Căn cứ vào chế độ luân canh và xen canh

- Nếu trồng ngô rau trong cơ cấu luân canh cần tìm hiểu mức bón phân của cây trồng trước để định ra chế độ bón phân cho cây ngô.

- Khi trồng ngô thuần lượng bón phân ở mức độ cao, khi trồng xen phải tính lại mức phân phù hợp với cây ngô và cây trồng xen (thường là cây họ đậu).

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu2.2.1. Thời gian 2.2.1. Thời gian

Đề tài được tiến hành trong vụ xuân 2008, thời gian bắt đầu từ tháng 2/2008 và kết thúc tháng 12/2008.

- Làm đất : 21/02/2008 - Gieo hạt : 02/03/2008 - Thu hoạch xong: 09/05/2008

2.2.2. Địa điểm

Thí nghiệm được thực hiện trên nền đất cát pha trồng trong vụ xuân 2008 tại Trại thực nghiệm nông nghiệp Khoa Nông - Lâm - Ngư Trường Đại học Vinh.

2.3. Đối tượng, vật liệu nghiên cứu2.3.1. Đối tượng nghiên cứu 2.3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu ở đây là 5 mức bón phân đạm. Loại sử dụng là Ure.

2.3.2. Vật liệu nghiên cứu

Vật liệu được sử dụng để nghiên cứu là giống ngô rau LVN23 có nguồn gốc từ Viện nghiên cứu ngô Việt Nam.

2.4. Phương pháp thực nghiệm

2.4.1. Phương pháp nghiên cứu trên đồng ruộng

- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo khối tuần tự bậc thang, 5 công thức và 3 lần nhắc lại. Các công thức được bố trí song song với nhau để rãnh 0,6 m. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 10 m2, khoảng cách giữa các ô là 0,5 m. Trên mỗi ô thí nghiệm được bố trí thành 4 hàng, khoảng cách giữa các hàng là 0,4 m.

+ Luống cách luống: 60 cm + Hàng cách hàng: 40 cm

+ Cây cách cây: 20 cm 20 cm Rãnh 60 cm + Mỗi hốc để 1 cây

Mật độ đạt 12,5 vạn cây/ha 40 cm 40 cm Xung quanh các ô thí nghiệm có dải bảo vệ.

- Công thức thí nghiệm

Công thức I : 0 kg N/ha + 80kg P2O5/ha + 60kg K2O/ha + 10 tấn PC Công thức II: 46,6 kg N/ha + 80kg P2O5/ha + 60kg K2O/ha + 10 tấn PC Công thức III: 93,2 kg N/ha + 80kg P2O5/ha + 60kg K2O/ha +10 tấn PC Công thức IV: 139,8 kg N/ha + 80kg P2O5/ha + 60kg K2O/ha + 10 tấn PC Công thức V: 186,4 kg N/ha + 80kg P2O5/ha + 60kg K2O/ha + 10 tấn PC - Sơ đồ bố trí thí nghiệm Dãi bảo vệ D ải b ảo v ệ

Ia IIa IIIa IVa Va ải D

IIb IIIb IVb Vb Ib

IIIc IVc Vc Ic IIc

Trong đó: I, II, III, IV, V là các công thức thí nghiệm a, b, c, là các lần nhắc lại.

- Quy mô thí nghiệm

+ Diện tích mỗi ô thí nghiệm là: 5 m × 2 m = 10 m2

+ Diện tích mỗi công thức thí nghiệm: 10 m2 × 3 = 30 m2

+ Diện tích toàn bộ ô thí nghiệm: 30 m2 × 5 = 150 m2

+ Diện tích dãi bảo vệ là: 130 m2

- Quy trình kỷ thuật áp dụng (Đã nêu ở phần 1.1.) + Thời vụ

+ Làm đất + Bón phân + Gieo hạt

+ Kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bạnh hại - Các chỉ tiêu đo đếm ngoài đồng ruộng

+ Đo chiều cao cây (cm) ở các giai đoạn 3 - 5 lá, 7 - 9 lá, giai đoạn xoắn ngọn và giai đoạn trổ cờ phun râu. Chiều cao cây ở các giai đoạn được đo từ sát mặt đất đến mút lá cao nhất của cây, còn chiều cao thân chính được đo từ sát mặt đất đến điểm bắt đầu phân nhánh của bông cờ. Sử dụng thước dây để đo.

+ Đo chiều cao đóng bắp (cm) : Đo từ sát mặt đất đến vị trí đóng bắp trên cùng. Sử dụng thước dây để đo.

+ Đo chiều dài và chiều rộng của lá đóng bắp thứ nhất : Chiều rộng đo ở vị trí rộng nhất của lá, chiều dài đo phần phiến lá. Sử dụng thước dây để đo.

+ Đo diện tích của các lá trên cây : Sử dụng thước dây để đo. Áp dụng công thức: S = D × R × k

S là diện tích lá D là chiều dài lá R là chiều rộng lá k là hệ số ( k = 0,75)

+ Cân trọng lượng bắp tươi sau mỗi lần thu hái. Sử dụng cân đĩa để cân.

2.4.2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

- Cân trọng lượng vật chất khô (gam/cây) tích lũy được ở các giai đoạn 3 - 5 lá, giai đoạn 7 - 9 lá, giai đoạn xoắn ngọn. Sử dụng phương pháp sấy khô tuyệt đối và cân nhanh bằng cân điện tử.

- Cân trọng lượng bắp tươi, bao tử tươi. Sử dụng cân điện tử để cân. - Đo chiều dài bắp và chiều dài bao tử. Sử dụng thước chia vạch để đo.

- Đo đường kính bắp và đường kính bao tử. Sử dụng thước kẹp điện tử để đo.

2.4.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu

2.4.3.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển

- Nghiên cứu sự ảnh hưởng của liều lượng phân đạm khác nhau đến thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng phát triển.

- Nghiên cứu sự ảnh hưởng của liều lượng phân đạm khác nhau đến chiều cao cây ở các giai đoạn sinh trưởng phát triển.

- Nghiên cứu sự ảnh hưởng của liều lượng phân đạm khác nhau đến chiều cao đóng bắp.

- Nghiên cứu sự ảnh hưởng của liều lượng phân đạm khác nhau đến chiều dài và chiều rộng lá đóng bắp thứ nhất.

- Nghiên cứu sự ảnh hưởng của liều lượng phân đạm khác nhau đến diện tích lá và chỉ số diện tích lá (LAI).

- Nghiên cứu sự ảnh hưởng của liều lượng phân đạm khác nhau đến khả năng tích luỹ vật chất khô ở các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây ngô rau.

2.4.3.2. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

- Nghiên cứu sự ảnh hưởng của liều lượng phân đạm khác nhau đến số bắp hữu hiệu trên cây.

- Nghiên cứu sự ảnh hưởng của liều lượng phân đạm khác nhau đến chiều dài, đường kính và trọng lượng bắp cả lá bi.

- Nghiên cứu sự ảnh hưởng của liều lượng phân đạm khác nhau đến chiều dài, đường kính và trọng lượng bao tử.

- Nghiên cứu sự ảnh hưởng của liều lượng phân đạm khác nhau đến năng suất kinh tế.

- Nghiên cứu sự ảnh hưởng của liều lượng phân đạm khác nhau đến năng suất thân lá xanh.

- So sánh hiệu quả kinh tế mang lại giữa các công thức khi bón các mức phân đạm khác nhau.

- Tìm hiểu mối tương quan giữa các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển với năng suất, các yếu tố cấu thành năng suất với năng suất.

2.5. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thu được, xử lý bằng phần mềm IRRISTAT 4.0, SPSS Software và Microsoft Excel.

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Thí nghiệm được tiến hành tại trại thực nghiệm nông nghiệp Khoa Nông - Lâm - Ngư Trường Đại học Vinh, gồm 5 công thức và 3 lần nhắc lại và được bố trí theo khối tuần tự bậc thang. Với liều lượng phân đạm bón cho các công thức như sau.

Công thức I : 0 kg N/ha + 80kg P2O5/ha + 60kg K2O/ha + 10 tấn PC Công thức II: 46,6 kg N/ha + 80kg P2O5/ha + 60kg K2O/ha + 10 tấn PC Công thức III: 93,4 kg N/ha + 80kg P2O5/ha + 60kg K2O/ha +10 tấn PC Công thức IV: 139,8 kg N/ha + 80kg P2O5/ha + 60kg K2O/ha + 10 tấn PC Công thức V: 186,4 kg N/ha + 80kg P2O5/ha + 60kg K2O/ha + 10 tấn PC

Với cách bón như sau:

Loại phân

Thời gian Đạm Supe lân

Kali clorua

Phân chuồng

Bón lót trước khi gieo - 100% - 100%

Bón thúc lần 1: (20 NSG) 25% - 50% -

Bón thúc lần 2: (37 NSG) 25% - 50% -

Bón thúc lần 3: (50 NSG) 25% - - -

Bón thúc lần 4: (58 NSG) 25% - - -

Qua quá trình tiến hành thực hiện đề tài chúng tôi đã thu được các kết quả sau:

3.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm khác nhau đến sinh trưởng và phát triển ngô rau triển ngô rau

3.1.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm đến thời gian sinh trưởng và phát triển của cây ngô rau phát triển của cây ngô rau

Sinh trưởng phát triển là kết quả hoạt động tổng hợp của nhiều chức năng và quá trình sinh lý trong cây như: Quá trình quang hợp hút nước, hút khoáng thông qua quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể, làm cho thực vật lớn lên và hoàn thành chu kỳ sống của mình. Tất cả sự biến đổi đó có thể phân biệt thành hai quá trình, sinh trưởng và phát triển, nhưng chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Sinh trưởng là tiền đề về lượng cho quá trình phát triển, ngược lại phát triển là tiền đề về chất cho quá trình sinh trưởng.

Thời gian sinh trưởng phát triển của cây ngô phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Giống, điều kiện ngoại cảnh, đất đai, thời vụ gieo trồng, kỹ thuật thâm canh và chế độ bón phân,... Vì vậy, việc nghiên cứu các chỉ tiêu này cho phép ta xác định được thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng phát triển, từ đó xác định đúng thời vụ và có các biện pháp kỹ thuật tác động giúp cho cây phát triển tốt. Trên cơ sở đó xác định được liều lượng phân bón đạm nào giúp cây sớm hoàn thành sớm các giai đoạn phát triển, rút ngắn thời gian sản xuất, sớm quay vòng được chu kỳ sản xuất của đất và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho người sản xuất.

Qua quá trình theo dõi thí nghiệm chúng tôi nhận thấy rằng. Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng phát triển có sự khác nhau ở các công thức. Điều này chứng tỏ phân đạm đã ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng phát triển của cây.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm khác nhau đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống ngô rau LVN23 trồng trong vụ xuân 2008 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w