Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm khác nhau lên sự hình thành số bắp

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm khác nhau đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống ngô rau LVN23 trồng trong vụ xuân 2008 (Trang 57 - 60)

bắp hữu hiệu trên cây

Năng suất là kết quả cuối cùng phản ánh quá trình sinh trưởng phát triển của cây, năng suất phụ thuộc vào đặc điểm giống, kỹ thuật canh tác và điều kiện ngoại cảnh. Một giống được trồng trong cùng một thời vụ nhưng được chăm sóc và có chế độ bón phân khác nhau thì cho năng suất khác nhau. Vì vậy, việc nghiên cứu ảnh hưởng của các liều lượng phân đạm khác nhau lên sự hình thành năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất là rất cần thiết để đưa ra liều lượng phân đạm phù hợp cho từng loại đất của các vùng sinh thái địa lý khác nhau.

Qua nghiên cứu theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các công thức thí nghiệm, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.6 và được biểu diễn bằng đồ thị 3.2.

Bảng 3.7. Tỷ lệ số bắp hữu hiệu trên cây của các công thức thí nghiệm

CTTN Tỷ lệ số bắp trên cây Số bắp/cây Cây 1 bắp (%) Cây 2 bắp (%) Cây 3 bắp (%) Cây 4 bắp (%) Cây 5 bắp (%) I 42,30 49,20 8,50 0,00 0,00 1,7 II 22,50 41,50 16,00 11,50 8,50 2,5 III 11,50 19,90 35,70 21,70 11,20 3,1 IV 7,10 23,50 34,70 22,00 12,70 3,2 V 9,30 21,90 33,30 23,00 12,50 3,2

Sản phẩm của ngô rau là bao tử chưa thụ tinh nên số bắp trên cây quyết định rất lớn đến năng suất cuối cùng. Số bắp hữu hiệu trên cây càng nhiều thì năng suất càng cao. Qua bảng 3.7 chúng tôi thấy rằng tỷ lệ số bắp hữu hiệu trên cây tăng dần từ CT I đến CT V. Tức là tỷ lệ số bắp hữu hiệu trên cây tăng dần theo chiều tăng liều lượng đạm.

Ở CT I, công thức không bón đạm thì trên cây chỉ có từ 1 - 3 bắp hữu hiệu, nhưng tỷ lệ cây có 3 bắp rất thấp (8,5%), cây 2 bắp chiếm tỷ lệ nhiều nhất (49,2%), cây 1 bắp cũng chiếm tỷ lệ khá lớn (42,3%). Không có cây nào cho 4 - 5 bắp.

Từ CT II đến CT V thì với sự tác động của nhân tố đạm đã kích thích cây sinh trưởng phát triển tốt, số cây có 4 bắp tăng từ 0 - 23%, số cây có 5 bắp tăng từ 0 - 12,7%.

So sánh từ CT II đến CT V ta thấy; tỷ lệ cây 3 bắp tăng dần từ 16,0 - 35,7%, cao nhất ở CT III (35,7%) và thấp nhất ở CT II (16,0%). Tỷ lệ cây có 4 bắp hữu hiệu tăng dần từ 11,5 - 26,0%, cao nhất ở CT V (23%), thấp nhất ở CT II ( 11,5%), còn CT III và CT IV có tỷ lệ cây 4 bắp gần tương tự nhau. Tỷ lệ cây có 5 bắp hữu hiệu biến động trong khoảng 8,5 - 12,7% cao nhất ở CT IV (12,7%), thấp nhất ở CT II (8,5%).

Qua quá trình nghiên cứu thực tế chúng tôi thấy rằng; trên ruộng ngô năng suất được quyết định bởi tỷ lệ các cây có từ 2 đến 4 bắp, nghĩa là số cây có từ 2 - 4 bắp nhiều thì năng suất ruộng ngô sẽ cao. Còn tỷ lệ cây 1 bắp cao (CT I, CT II) thì năng suất tổng số giảm. Nếu tỷ lệ số cây có 4 bắp trở lên nhiều thì sẽ cho năng suất cao, tuy nhiên kích thước, mẫu mã bao tử lại không đồng đều nhau. Phẩm cấp kém dẫn đến làm giảm giá trị cảm quan và làm giảm giá thành của sản phẩm.

Từ số liệu của bảng 3.6 ta thấy rằng tỷ lệ tổng các cây có từ 2 - 4 bắp tăng và biến động trong khoảng 57,7 - 80,2% do đó ta có thể biểu diễn bằng đồ thị sau.

Tỷ lệ 2 -4 bắp (%)

Đồ thị 3.4: Tổng tỷ lệ các cây có từ 2 - 4 bắp hữu hiệu ở các công thức Từ đồ thị ta thấy tổng tỷ lệ các cây có từ 2 - 4 bắp hữu hiệu ở các công thức thí nghiệm có sự chênh lệch nhau khá lớn, và tăng dần từ CT I đến CT V, cao nhất là CT IV (80,2%). Điều này chứng tỏ số bắp hữu hiệu trên cây tăng theo chiều tăng liều lượng phân đạm, đạt đỉnh cao ở CT IV, sang CT V mặc dù liều lượng phân đạm vẫn tiếp tục tăng lên nhưng tổng số cây có từ 2 - 4 bắp lại không những không tăng thêm mà lại có xu hướng giảm xuống (2%).

Số bắp hữu hiệu trên cây tăng từ 1,7 – 3,2 bắp/cây. Công thức không bón phân đạm số bắp hữu hiệu ít hơn các công thức bón phân đạm. CTI chỉ có 1,7 bắp/cây, CT II (2,5 bắp/cây) CT III (3,1 bắp/cây), CT IV và CT V (3,2 bắp/cây).

Như vậy, liều lượng phân đạm đã ảnh hưởng nhiều đến số bắp hữu hiệu trên cây.

- CT I không bón đạm, số bắp hữu hiệu trên cây nhiều nhất là 3 bắp (8,5%). Không có cây 4 hay 5 bắp.

- Từ CT II đến CT V số bắp hữu hiệu trên cây tăng dần theo chiều tăng của liều lượng đạm. CT III cho tỷ lệ cây có 3 bắp nhiều nhất (35,7%), CT IV chi tỷ lệ cây có 5 bắp nhiều nhất (12,7%), CT V cho tỷ lệ cây có 4 bắp nhiều nhất (26%)

- Tỷ lệ số cây có từ 2 - 4 bắp biến động từ 57,7 - 80,2%, cao nhất là CT IV (80,2%). Tổng tỷ lệ số cây có từ 2 - 4 bắp ở công thức nào cao nhất sẽ cho hiệu quả kinh tế cao nhất.

- Số bắp hữu hiệu tăng từ 1,7 - 3,2 bắp/cây.

Vậy để nâng cao hiệu quả kinh tế cần chăm sóc, bón phân kịp thời khi cây ngô đạt 3 - 5 lá và 7 - 9 lá

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm khác nhau đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống ngô rau LVN23 trồng trong vụ xuân 2008 (Trang 57 - 60)