Thân ngô đóng vai trò là nơi vận chuyển chất trung gian từ rễ về lá, bắp và vận chuyển sản phẩm đồng hóa từ lá vào bao tử. Do đó, thân là bộ phận rất quan trọng của cây ngô, là nơi phát sinh ra bắp. Sự tăng trưởng chiều cao thân ngô phản ánh khả năng tích lũy chất khô. Ở các giai đoạn sinh trưởng, phát triển khác nhau thì tốc độ tăng trưởng chiều cao cây cũng khác nhau. Sự tăng trưởng chiều cao cây phụ thuộc vào các yếu tố: Giống, kỹ thuật canh tác và điều kiện ngoại cảnh. Do đó, việc nghiên cứu sự ảnh hưởng của liều lượng phân đạm khác nhau đến động thái tăng trưởng chiều cao cây ở các giai đoạn sinh trưởng, phát triển giúp ta xác định được liều lượng phân đạm phù hợp và đưa ra biện pháp kỹ thuật thích hợp tác động vào các giai đoạn khác nhau trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây ngô, giúp cây ngô phát triển tốt hơn, tạo tiền đề cho thâm canh tăng năng suất ngô.
Qua theo dõi thí nghiệm, chúng tôi thu được kết quả chiều cao cây trong các giai đoạn sinh trưởng, phát triển ở bảng 3.2 và được biểu diễn ở đồ thị 3.1
Bảng 3.2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây ở các giai đoạn sinh trưởng, phát triển
Đơn vị: cm
Thời kỳ CTTN
Giai đoạn sinh trưởng phát triển
3 - 5 lá 7 - 9 lá XN CCCC
I 35,21a 88,38a 138,92c 173,27d
II 35,65a 89,58a 143,85bc 188,60c
III 34,72a 89,07a 147,35ab 201,50b
IV 35,35a 87,16a 149,92ab 206,27ab
V 34,99a 90,90a 154,28a 214,80a
LSD0.05 5,32 5,29 7,42 11,08
CV% 8,0 3,1 2,7 3,0
Ghi chú: Trong cùng một cột các công thức giống nhau được ký hiệu bằng một chử cái, các chử cái khác nhau biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05
Đồ thị 3.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây ngô ở các giai đoạn phát triển Qua bảng 3.2 và đồ thị 3.1 chúng tôi có nhận xét như sau:
Giai đoạn từ khi mọc đến 3 - 5 lá (20 ngày sau gieo) ở giai đoạn này, dưới mặt đất bộ rễ phát triển mạnh, lông hút của các rễ đốt đã mọc ra và bắt đầu hoạt động mạnh. Giai đoạn này cây chuyển từ trạng thái sống nhờ chất dự trữ trong hạt sang trạng thái hút chất dinh dưỡng từ đất mà quang hợp của bộ lá. Do đó chiều cao cây giữa các CT chưa có sự thay đổi nhiều, sự tăng trưởng chiều cao cây ở các CT biến động từ 34,72 - 35,65 cm.
Giai đoạn 7 - 9 lá (30 - 35 NSG). Đặc điểm của giai đoạn này cây ngô sinh trưởng phát triển mạnh đồng thời bộ rễ phát triển nhanh, ăn sâu toả rộng tốc độ tăng trưởng chiều cao cây biến động từ 87,16 - 90,90 cm. Ở giai đoạn này sự tăng trưởng chiều cao cây ở các CT thí nghiệm chưa có sự thay đổi nhiều, chỉ có sự khác nhau về màu sắc lá CT I và CT V so với các CT khác. Chiều cao CT V (90,90 cm) tăng trưởng nhanh hơn và dễ nhận biết hơn so với các CT khác. Giai đoạn này chiều cao cây chưa có sự sai khác ý nghĩa ở mức 0,05%.
Giai đoạn xoắn ngọn (45 - 50 NSG) đây là giai đoạn vươn cao của cây ngô. Các bộ phận trên mặt đất phát triển mạnh, các lóng thân phân hoá mạnh so với giai đoạn 7 - 9 lá tốc độ tăng trưởng chiều cao cây biến động từ 138,92 - 154,28 cm và tăng dần từ CT I đến CT V tương ứng với chiều tăng liều lượng phân đạm. Ở giai
đoạn này liều lượng phân đạm đã ảnh hưởng nhiều đến sự tăng trưởng chiều cao cây, so sánh giữa công thức không bón đạm (CT I) với công thức bón liều lượng đạm nhiều (CT V) chiều cao cây chênh lệch nhau 15,36 cm. Ở giai đoạn này các công thức đều có sự sai khác có ý nghĩa so với CT không bón phân đạm. Tuy nhiên ở các mức phân bón đạm của các công thức kề nhau thì sự sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê, sự sai khác có ý nghĩa khi các công thức cách nhau.
Giai đoạn sau mọc 50 ngày (giai đoạn trổ cờ). Ở giai đoạn này qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi nhận thấy bộ rễ ngô đã phát triển hoàn thiện, rễ chân kiềng đã ăn sâu giúp cho cây đứng vững và tăng khả năng chống đổ, đây là giai đoạn phát triển chiều cao cuối cùng của cây. Chiều cao cuối cùng là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh quá trình sinh trưởng, phát triển tốt hay xấu của các CT tham gia thí nghiệm. Đây là chỉ tiêu có liên quan đến khả năng chống đổ và bố trí mất độ cây trồng trên đồng ruộng. Ở giai này, chiều cao cây vẫn tăng nhanh, dao động từ 173,27 - 214,80 cm. Công thức có chiều cao phát triển mạnh nhất là CT V đạt 214,80cm, thấp nhất là CT I (công thức không bón phân đạm). Các công thức còn lại CT II (188,60cm), CT III (201,50 cm), CT IV (206,27 cm) tốc độ tăng trưởng chiều cao cây dao động từ 44,75 - 56,35 cm/10 ngày. Chiều cao cây cuối cùng của các công thức thí nghiệm đều sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê so với CT không bón đạm (CT I). Giữa các công thức thí nghiệm, khi liều lượng phân đạm tăng lên thì chiều cao cây cũng tăng lên với mức sai khác có ý nghĩa. Lên đến CT V thì chiều cao cuối cùng vẫn tiếp tục tăng lên nhưng sự sai khác so với CT IV thì không có ý nghĩa về mặt thống kê. Điều này có nghĩa là khi tiếp tục tăng thêm liều lượng phân đạm thì chiều cao cây không tăng thêm với mức có ý nghĩa nữa, mà chiều cao cây chỉ tăng đến một giới hạn nhất định.
Như vậy, chiều cao cây tăng nhanh từ khi gieo mọc đến trổ cờ và tăng theo chiều tăng của liều lượng phân đạm. Từ giai đoạn sau khi mọc đến 7 - 9 lá chiều cao cây ở các công thức không chênh lệch nhau nhiều. Sau giai đoạn 7 - 9 lá đến trổ cờ chiều cao cây tăng nhanh và có sự chênh lệch nhiều theo chiều tăng của liều lượng phân đạm và bắt đầu có sự sai khác có ý nghĩa so với CT không bón phân
đạm. Chiều cao cuối cùng của cây ở các công thức thí nghiệm đều có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê. Lên đến CT V mức độ sai khác so với CT IV thì không có ý nghĩa về mặt thống kê.
3.1.3. Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm khác nhau đến động thái tăng trưởng chiều cao đóng bắp trưởng chiều cao đóng bắp
Chiều cao đóng bắp là chỉ tiêu có liên quan đến khả năng chống đổ, chống chịu sâu bệnh, cơ giới hoá và khả năng thụ phấn. Quá cao hay quá thấp đều không có lợi. Quá cao dễ bị đổ ngã, quá thấp dễ bị sâu đục thân và khó thụ phấn.
Các mức phân đạm khác nhau ở các công thức đã ảnh hưởng đến chiều cao đóng bắp. Nếu cây đóng bắp cao thì sự ra bắp chậm hơn nhưng số bắp trên cây có khả năng nhiều hơn và ngược lại khi cây có chiều cao đóng bắp thấp thì sự ra bắp sớm hơn song khả năng cho bắp lại ít hơn.
Qua quá trình thực hiện thí nghiệm và đo đạc ở các công thức chúng tôi thu được kết quả ở bảng sau.
Bảng 3.3. Động thái tăng trưởng chiều cao đóng bắp của cây ngô rau
Đơn vị: cm CTTN Chiều cao đóng bắp (cm) Lần nhắc 1 Lần nhắc 2 Lần nhắc 3 TB 3 lần nhắc I 70,42 72,25 70,56 70,56d II 80,80 82,19 82,85 81,95c III 86,50 90,30 90,65 89,15b IV 85,70 87,90 91,80 91,57a V 90,25 94,75 91,95 92,32a LSD0,05 - - - 2,03 CV% - - - 1,3
Ghi chú: Trong cùng một cột các công thức không có sự sai khác nhau về mặt thống kê thì được biểu thị bằng các chử cái giống nhau.
Đồ thị 3.2. Chiều cao đóng bắp của ngô rau ở các công thức thí nghiệm Chiều cao đóng bắp có mối tương quan thuận với chiều cao cuối cùng của cây, nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của cây ngô. Qua bảng 3.2 chúng ta thấy rằng chiều cao đóng bắp của các công thức thí nghiệm biến động từ 70,56 - 92,32cm, cao nhất ở CT V (92,32 cm) và thấp nhất ở công thức không bón phân đạm (CT I 70,56 cm). Sự ảnh hưởng của nhân tố phân bón đạm đã ảnh hưởng tới chiều cao cây. CT II bón phân đạm với liều lượng thấp nhưng đã có sự sai khác có ý nghĩa so với CT không bón phân đạm. Theo chiều tăng của liều lượng phân đạm chúng ta thấy ở mỗi công thức đều có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê, tuy nhiên lên đến CT V công thức có liều lượng phân bón cao nhất (400 kg N/ha) chiều cao có tăng lên nhưng xét về thống kê thì không có sự sai khác có ý nghĩa so với CT IV.
Như vậy, chiều cao đóng bắp có mối tương quan thuận với chiều cao cây cuối cùng. Theo chiều tăng của liều lượng phân đạm chúng ta thấy ở mỗi công thức đều có sự sai khác có ý nghĩa, tuy nhiên lên đến CT V chiều cao có tăng lên nhưng không sai khác có ý nghĩa so với CT IV
3.1.4. Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm khác nhau đến động thái tăng trưởng chiều dài và chiều rộng lá đóng bắp thứ nhất trưởng chiều dài và chiều rộng lá đóng bắp thứ nhất
Lá đóng bắp thứ nhất là một trong những lá phát triển nhất trong bộ lá của cây ngô, nó có tác dụng lớn trong việc vận chuyển các chất dinh dưỡng đã được đồng hóa vào trong bắp. Chiều dài và chiều rộng của lá đóng bắp thứ nhất tỷ lệ với diện tích toàn bộ lá trên cây, nghĩa là nếu chiều dài và chiều rộng lá đóng bắp thứ nhất lớn thì diện tích lá lớn khi đó tổng diện tích lá trên cây tương ứng cũng sẽ lớn. Điều này có ý nghĩa thực tế quan trọng, vì vấn đề này có liên quan đến năng suất tổng số. Diện tích lá phụ thuộc vào số lá và kích thước lá, sự biến động của yếu tố này phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác nhau. Trong đó phân đạm là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến diện tích lá. Quá trình thực hiện thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả được thể hiện ở bảng sau.
Bảng 3.4. Chiều dài và chiều rộng của lá đóng bắp thứ nhất
Đơn vị: (cm)
Lần lặp
Chỉ tiêu nghiên cứu
CT I CT II CT III CT IV CTV
Dài Rộng Dài Rộng Dài Rộng Dài Rộng Dài Rộng
a 86,60 8,80 84,60 9,20 86,40 8,90 88,60 9,27 85,50 9,06
b 84,80 8,75 83,50 8,40 87,80 8,60 88,50 9,30 87,70 9,45
c 84,00 9,70 90,00 8,95 85,70 9,00 89,50 9,55 91,80 9,25
TB 85,13 8,75 86,03 8,85 86,63 8,83 88,87 9,37 88,33 9,25
DT 558,69 571,05 589,11 624,73 613,03
Ghi chú: CT, công thức; a, b, c là các lần lặp lại; TB là trị số trung bình; DT là diện tích (cm2).
Qua bảng 3.4 ta thấy chiều dài lá biến động từ 85,13 - 88,87 cm, ngắn nhất ở CT I (85,13) và dài nhất ở CT IV (88,87). Chiều dài lá đóng bắp tăng dần theo chiều tăng của liều lượng đạm, tăng dần từ CT I đến CT IV thì dừng lại, sang CT V thì bắt đầu có xu hướng giảm.
Chiều rộng lá đóng bắp thứ nhất ở các CT thí nghiệm biến động từ 8,75 - 9,37 cm. Rộng nhất ở CT IV (9,37), hẹp nhất ở CT I (8,75). Chiều rộng cũng tăng dần từ CT I đến CT V theo chiều tăng của liều lượng đạm, đỉnh cao ở CT IV. Sang CT V cũng bắt đầu có xu hướng giảm.
Diện tích lá đóng bắp thứ nhất thay đổi từ 558,69 - 624,73 cm2. Diện tích lá đóng bắp thứ nhất tăng tỷ lệ theo chiều tăng của chiều dài và chiều rộng lá và tương ứng với chiều tăng của liều lượng đạm.
Như vậy, liều lượng đạm đã ảnh hưởng nhiều đến sự tăng trưởng chiều dài và chiều rộng của lá đóng bắp thứ nhất. Ở mật độ 12,5 vạn cây/ha thì liều lượng phân đạm của CT IV (300 kg N/ha) cho diện tích lá đóng bắp thứ nhất cao nhất, nghĩa là chiều dài và chiều rộng ở mức bón phân đạm của CT IV là lớn nhất.