tích lá ngô rau
Diện tích lá là chỉ tiêu đánh giá khả năng quang hợp tạo chất khô của cây trồng nói chung và cây ngô nói riêng. Diện tích lá có ý nghĩa rất lớn đối với việc hình thành năng suất ngô. Số lá, độ lớn của lá là những yếu tố tạo nên diện tích của lá. Các yếu tố này phụ thuộc vào đặc điểm của giống, điều kiện khí hậu thời tiết và kỹ thuật chăm sóc bón phân. Trong cùng một giống thì chế độ dinh dưỡng và điều kiện khí hậu là hai yếu tố ảnh hưởng nhiều đến diện tích lá. Diện tích lá tăng dần qua các thời kỳ sinh trưởng và đạt mức tối đa vào khoảng từ khi trổ cờ đến khi ngậm sữa, sau đó diện tích lá của cây ngô giảm dần do các lá phía dưới bị khô héo và chết đi.
Chỉ số diện tích lá (LAI) là một tỷ lệ giữa một đơn vị diện tích lá với đơn vị diện tích đất. Đơn vị tính m2 lá/m2 đất. Một quy luật chung cho sự phát triển của bộ lá và khả năng tạo chất khô cũng như tạo năng suất của chúng là có một giới hạn tối thích. Theo Nitaipovits cho rằng chỉ số diện tích lá cao nhất thích hợp cho các loại cây trồng là 3,5 - 4,0 m2 lá/m2 đất, vượt quá giới hạn đó thì sự tích lũy chất khô bị hạn chế. [10]
LAI có mối quan hệ chặt chẽ với năng suất của cây ngô, để đạt năng suất ngô cao thì quần thể ruộng ngô phải đạt được LAI tối ưu. Khi đó ánh sáng mặt trời được bộ lá hấp thụ và tạo ra khối lượng chất khô cao nhất, trong thực tế LAI đạt tối ưu là rất khó.
Qua quá trình theo dõi thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả ở bảng sau: Bảng 3.6. Diện tích lá và chỉ số diện tích lá ở giai đoạn cây ngô đạt 10 lá
CTTN Chỉ tiêu nghiên cứu
Diện tích lá (m2/cây) LAI (m2lá/m2 đất)
I 0,228c 2,85c
II 0,238bc 2,98bc
III 0,274b 3,42b
IV 0,291a 3,64a
V 0,291a 3,64a
Diện tích lá biến động từ 22,84 - 29,19 d2 /cây. Diện tích lá tăng dần theo chiều tăng của liều lượng phân bón đạm. Mức độ tăng diện tích lá chậm ở các mức bón đạm ít, khi bón phân đạm nhiều thì mức độ tăng diện tích lá cũng tăng lên rất nhanh. Từ CT I đến CT IV diện tích lá tăng nhanh theo mức tăng liều lượng phân đạm. Sang đến CT V thì mức độ tăng chậm lại và không chênh lệch nhiều so với CT IV, ở mức bón phân đạm này diện tích lá chỉ tăng thêm được 0,0004 m2/cây.
Tương tự như diện tích lá, LAI cũng tăng tỷ lệ thuận với diện tích lá, cao nhất ở CT V (3,64 m2 lá/m2 đất) và thấp nhất ở CT I (2,85 m2 lá/m2 đất).
Như vậy, diện tích lá và chỉ số diện tích lá chịu sự ảnh hưởng nhiều của liều lượng phân đạm. Diện tích lá và LAI tăng dần theo chiều tăng của liều lượng phân bón đạm, nhưng nó chỉ tăng đến một mức nào đó rồi dừng lại, vì nó phụ thuộc vào đặc điểm của giống. Do đó, để nâng cao năng suất ngô và mang lại hiệu quả kinh
tế tốt nhất chúng tôi khuyến cáo nên chọn CT IV làm công thức bón phân cho cây ngô rau khi trồng trên nền đất cát pha.
3.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm khác nhau đến năng suất và các yếu tố cấu thành đến năng suất