phát triển của cây ngô rau
Sinh trưởng phát triển là kết quả hoạt động tổng hợp của nhiều chức năng và quá trình sinh lý trong cây như: Quá trình quang hợp hút nước, hút khoáng thông qua quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể, làm cho thực vật lớn lên và hoàn thành chu kỳ sống của mình. Tất cả sự biến đổi đó có thể phân biệt thành hai quá trình, sinh trưởng và phát triển, nhưng chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Sinh trưởng là tiền đề về lượng cho quá trình phát triển, ngược lại phát triển là tiền đề về chất cho quá trình sinh trưởng.
Thời gian sinh trưởng phát triển của cây ngô phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Giống, điều kiện ngoại cảnh, đất đai, thời vụ gieo trồng, kỹ thuật thâm canh và chế độ bón phân,... Vì vậy, việc nghiên cứu các chỉ tiêu này cho phép ta xác định được thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng phát triển, từ đó xác định đúng thời vụ và có các biện pháp kỹ thuật tác động giúp cho cây phát triển tốt. Trên cơ sở đó xác định được liều lượng phân bón đạm nào giúp cây sớm hoàn thành sớm các giai đoạn phát triển, rút ngắn thời gian sản xuất, sớm quay vòng được chu kỳ sản xuất của đất và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho người sản xuất.
Qua quá trình theo dõi thí nghiệm chúng tôi nhận thấy rằng. Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng phát triển có sự khác nhau ở các công thức. Điều này chứng tỏ phân đạm đã ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng phát triển của cây. Liều lượng phân đạm cao giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, bộ rễ phát triển mạnh và sớm hoàn thành các giai đoạn phát triển. Đặc biệt là ở các công thức III, IV, V sự phân hóa các lóng, và phân hóa hoa nhanh nên sớm cho thu hoạch bắp non, dữ cho cây tươi xanh lâu hơn và kích thích ra bắp non nhiều hơn. Kết quả được thể hiện ở bảng sau.
Bảng 3.1. Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng phát triển Đơn vi: ngày
Mọc mầm 3 lá 7 lá Xoắn ngọn Trổ cờ Phun râu Kết thúc I 7 18 35 50 58 61 63 II 7 18 35 49 55 57 63 III 7 18 34 48 53 55 65 IV 7 18 34 48 53 55 65 V 7 18 34 48 53 55 65
Qua số liệu từ bảng 3.1 chúng ta thấy rằng:
Giai đoạn từ khi mọc đến 3 lá cây ngô có thời gian sinh trưởng như nhau, do cùng một giống và có nền phân bón như nhau. Nhưng sang giai đoạn 7 lá ta thấy rằng, sự ảnh hưởng của phân đạm đã giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, rút ngắn thời gian hơn so với công thức không bón phân (CT I) và bón ở mức thấp (CT II) 1 ngày.
Sang giai đoạn xoắn ngọn thời gian sinh trưởng của các công thức thí nghiệm được rút ngắn đáng kể (2 ngày). Thời gian từ khi cây ngô mọc đến xoắn ngọn ở CT I là 50 ngày, CT II 49 ngày (rút ngắn hơn CT không bón phân 1 ngày), các công thức III, IV, V là 48 ngày, rút ngắn hơn CT đối chứng 2 ngày.
Sang giai đoạn trổ cờ các công thức III, IV V được rút ngắn hơn CT II 2 ngày, và ngắn hơn CT I 5 ngày.
Đến giai đoạn trổ cờ thời gian sinh trưởng sinh dưỡng ở các CT III, CT IV và CT V được rút ngắn hơn CT I 5 ngày và rút ngắn hơn CT II 2 ngày.
Đến giai đoạn phun râu thời gian sinh trưởng ở các CT III, CT IV và CT V rút ngắn hơn CT II 2 ngày và rút ngắn hơn CT I 6 ngày.
Như vậy, phân bón đạm đã ảnh hưởng lớn đến thời gian sinh trưởng của cây ngô rau. Các công thức phân bón đạm cao (CT III, CT IV, CT V) có thời gian sinh trưởng sinh dưỡng rút ngắn hơn so với công thức bón thấp (CT II) 2 ngày và rút ngắn thời gian hơn công thức không bón phân đạm 5 ngày. Thời gian sinh trưởng sinh thực kéo dài hơn CTII 4 ngày và kéo dài hơn CT I 7 ngày.