Hiện nay, năng suất ngô trung bình còn thấp hơn nhiều so với tiềm năng năng suất của các giống ngô lai kinh tế. Một trong những nguyên nhân khiến ta chưa được mức năng suất theo ý muốn, là sự không tương thích giữa mật độ và phân bón. Nếu ta nâng cao mật độ cây, nhưng mức phân bón thấp, dẫn đến năng suất bị giảm xuống ít nhiều, do mức dinh dưỡng bị chia sẽ, khiến cây ngô không thể tích luỹ đủ dinh dưỡng để phát huy được tiềm năng năng suất của mình.
Theo tác giả W. B. Gordon (2002). Cây ngô sẽ cho năng suất cao hơn rất đáng kể khi ta nâng cao mật độ, kết hợp việc tăng cường dinh dưỡng cho cây. Nghiên cứu của tác giả được tiến hành từ năm 2000 - 2002, trên cánh đồng ngô thuộc thung lũng sông Republican, trên đất thịt pha cát vùng Trung bắc ở Scandia. (Nguồn: TS. Lê Xuân Đính, Website nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận) [3]
Từ năm 2003 - 2004, thí nghiệm được W. B. Gordon tiếp tục tại cánh đồng thí nghiệm, trên đất thịt pha sét Crete. Đất thịt pha cát có pH = 6,8; hữu cơ (OM) = 2%; Bray - 1p = 20 ppm (được đánh giá là cao); K trao đổi = 240 ppm (rất cao); Lưu huỳnh sulphát (SO4 - S) = 6 ppm. Đất thịt pha sét Crete có pH = 6,5; OM =
2,6; Bray - 1p = 25 ppm (rất cao); K - exch = 170 ppm (rất cao); và SO4 - S = 15 ppm. Cả hai cánh đồng đều độc canh ngô, với kiểu trồng theo luống. Ngô trồng ở đây được tưới đầy đủ, việc tưới nước được thực hiện khi 30% nước hữu dụng trên lớp đất mặt 90cm bị giảm sút. Thí nghiệm được tiến hành với hai mật độ cây:
70.000 cây/ha, và 105.000 cây/ha và 9 công thức phân bón,… (Nguồn: TS. Lê
Xuân Đính, Website nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận) [3]
Kết quả nghiên cứu 3 năm trên đất thịt pha cát của Gordon cho thấy, việc tăng mật độ từ 70.000 cây/ha lên 105.000 cây/ha đã không có ảnh hưởng tới năng suất nếu lượng phân bón không tăng. Ngược lại khi mật độ cây trồng tăng, đồng thời với việc tăng lượng phân bón, sẽ làm năng suất ngô tăng một cách có ý nghĩa. Nhưng nếu lượng phân bón tăng lên, mật độ cây ngô không tăng, thì năng suất cũng không tăng lên đáng kể, mà có thể mất đi 1/3 số năng suất tăng trong trường hợp cả phân bón và mật độ cùng tăng. Điều đáng nói ở đây là mặc dù đất thí nghiệm được đánh giá có hàm lượng P và K là cao và rất cao, nhưng nếu bón P và K thì đều làm tăng năng suất ngô đáng kể (bảng 1.5).
Bảng 1.5. Năng suất ngô (tấn/ha) tuỳ thuộc mật độ và phân bón
Công thức Mật độ (cây/ha) 70.000 105.000 260 kg N/ha + 30 kg P2O5 + 0 kg K2O + 0 kg S 8,10 7,95 260 kg N/ha + 100 kg P2O5 + 80 kg K2O + 40 kg S 10,25 11,15
Các thí nghiệm trong năm 2001 - 2002 của W. B. Gordon cho thấy, cả 4 nguyên tố dinh dưỡng đều góp phần làm tăng năng suất ngô với lượng bón 340 kg N/ha + 113 kg P2O5 + 91 kg K2O + 45,5 kg S/ha, các nguyên tố dinh dưỡng đều tham gia vào việc làm tăng năng suất ngô.
Bảng 1.6. Năng suất ngô (tấn/ha) tuỳ thuộc vào việc bón các nguyên tố dinh dưỡng riêng rẽ hay đầy đủ
Công thức bón phân Năng suất ngô Mức đáp ứng năng suất Không bón (ĐC) 4,00 - N 7,55 3,55 N + P 8,95 4,95 N + P + K 11,05 7,05 N + P + K + S 11,95 7,95 LSD0,05 0,5 -
Kết quả thí nghiệm trên đất thịt pha sét Crete cũng cho kết quả tương tự, và có cùng chung quy luật như kết quả trên đây. (Nguồn: TS. Lê Xuân Đính, Website nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận) [3]