Kết quả phân tích nhân tố của thang đo các thành phần chất lượng dịch vụ

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH vụ tại SIÊU THỊ VINATEX BIÊN hòa 2 (Trang 42)

6. Kết cấu đề tài

2.6.1.Kết quả phân tích nhân tố của thang đo các thành phần chất lượng dịch vụ

lƣợng dịch vụ

Sau giai đoạn đánh giá độ tin cậy của thang đo ta loại bỏ hai biến quan sát là: “Thiết bị kiểm tra an ninh hiện đại” và “Nhân viên của siêu thị có thái độ nhã nhặn và lịch sự”. Bước phân tích nhân tố được thực hiện với 21 biến quan sát độc lập, sử dụng phương pháp trích “Principal Components” với phép xoay “Varimax”. Quá trình phân tích nhân tố được tiến hành thông qua các bước dưới đây:

Bước 1: 21 biến quan sát độc lập được đưa vào phân tích nhân tố EFA theo tiêu chuẩn Eigenvalue lớn hơn 1 kết quả đã có 4 nhân tố được rút trích. Tổng phương sai trích bằng 57,024%, hệ số KMO bằng 0,809 lớn hơn 0,5 nên đạt yêu cầu. Với phép xoay Varimax ta sẽ loại những biến nào có hệ số truyền tải nhỏ hơn 0,5 hoặc khác biệt giữa hai nhân tố nhỏ hơn 0,3. Kết quả có 3 biến không đạt yêu cầu đó là: “Siêu thị bán đúng giá”, “Quý khách yên tâm về chất lượng hàng hóa của siêu thị” và biến “Nhân viên của siêu thị có thái độ nhã nhặn và lịch sự”. (Phụ lục B1). Tuy nhiên ta sẽ loại biến quan sát “Quý khách yên tâm về chất lượng hàng hóa của siêu thị” trước do có hệ số truyền tải nhỏ hơn và tiếp tục thực hiện phân tích nhân tố lần 2.

Bước 2: Sau khi loại biến quan sát “Quý khách yên tâm về chất lượng hàng hóa của siêu thị” 20 biến quan sát còn lại được đưa vào phân tích nhân tố lần 2 với các tiêu chuẩn Eigenvalue lớn hơn 1 kết quả có 4 nhân tố được rút trích. Tổng phương sai trích bằng 58,668%, hệ số KMO bằng 0,806 lớn hơn 0,5 nên đạt yêu cầu. Với phép xoay Varimax ta sẽ loại những biến nào có hệ số truyền tải nhỏ hơn 0,5 hoặc khác biệt giữa hai nhân tố nhỏ hơn 0,3. Kết quả có hai biến không đạt yêu cầu là “Siêu thị bán đúng giá” và “Nhân viên của siêu thị có thái độ nhã nhặn và lịch sự ”. (Phụ lục B2). Tuy nhiên ta sẽ loại biến “Siêu thị bán đúng giá” trước vì có hệ số truyền tải nhỏ hơn và tiếp tục thực hiện phân tích nhân tố lần 3.

Bước 3: Sau khi loại biến quan sát “Siêu thị bán đúng giá” 19 biến còn lại tiếp tục được đưa vào phân tích nhân tố lần 3 với các tiêu chuẩn như trên. Kết quả có 4 nhân tố được rút trích với tổng phương sai trích bằng 59,709 %, hệ số KMO bằng 0,787 lớn hơn 0,5 nên đạt yêu cầu. Với phép xoay Varimax ta thấy chỉ có biến quan sát “Nhân viên của siêu thị có thái độ nhã nhặn và lịch sự” không đạt yêu cầu do khác biệt giữa hai nhân tố nhỏ hơn 0,3và sẽ bị loại. (Phụ lục B3).

Bước 4: Sau khi loại bỏ biến quan sát “Nhân viên của siêu thị có thái độ nhã nhặn và lịch sự”. 18 biến quan sát còn lại sẽ được đưa vào phân tích nhân tố vớicác tiêu chuẩn như trên. Kết quả có 4 nhân tố được rút trích với tổng phương sai trích

bằng 60,699% điều này cho biết 4 nhân tố này giải thích được 60,699% biến thiên của dữ liệu. Mặt khác hệ số KMO bằng 0,764 lớn hơn 0,5 nên đạt yêu cầu. Với phép xoay Varimax ta thấy hệ số truyền tải của tất cả các biến quan sát đều lớn hơn 0,5 (Phụ lục B4).

Bảng 2.10: Kết quả phân tích nhân tố lần 3

Biến quan sát Nhân tố

1 2 3 4

Quy mô siêu thị rộng rãi, thoáng mát .719 Trang phục nhân viên gọn gàng lịch sự .698

Hệ thống điều hòa thoải mái .708

Âm nhạc trong siêu thị rất dễ chịu .704 Siêu thị luôn thực hiện đúng những gì đã giới thiệu .636

Siêu thị tập trung đáp ứng các yêu cầu của khách hàng .794 Khi cần giúp đỡ nhân viên của siêu thị rất nhiệt tình .826 Nhân viên giải quyết các than phiền của quý khách trực

tiếp và nhanh chóng .767

Nhân viên luôn sẵn sàng giúp đỡ khi quý khách cần .864

Siêu thị có nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn .646

Dịch vụ hậu mãi của siêu thị rất tốt .759

Chính sách chất lượng của siêu thị rõ ràng .847

Siêu thị có nhiều kênh tiếp nhận và phản hồi khiếu nại .652 Việc khiếu nại được thực hiện nhanh chóng .684 Siêu thị giải quyết khiếu nại một cách nhanh chóng và

thuyết phục .728

Siêu thị giải quyết các khiếu nại theo hướng có lợi cho

khách hàng .795

Giá trị Eigen value 4,918 1,498 1,603 1,242 Phƣơng sai trích (%) 21,102 14,259 14,222 11,116

Cronbach’s Alpha 0,877 0,740 0,722 0,631

2.6.2 Kết quả EFA của thang đo “Chất lƣợng dịch vụ”

Bảng 2.11: Kết quả EFA của thang đo “ Chất lƣợng dịch vụ”

Biến quan sát Nhân tố

1 Quý khách hài lòng với chất lượng dịch vụ của siêu thị .792 Quý khác hài lòng với trang thiết bị vật chất của siêu thị .772 Quý khách hài lòng với các chính sách của siêu thị .748 Quý khách hài lòng với cung cách phục vụ của nhân viên siêu thị .535

Giá trị Eigen Value 2.069

Phƣơng sai trích (%) 51,721 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cronbach’s Alpha 0,686

[Nguồn: Tác giả xử lý dữ liệu thu thập được bằng phần mềm SPSS]

Nhận xét: Kết quả phân tích nhân tố của thang đo “Chất lượng dịch vụ” rút ra được 1 nhân tố tại giá trị Eigen Value = 2,069, hệ số KMO = 0,667 lớn hơn 0,5 và tổng phương sai trích bằng 51,721% lớn hơn 50% nên thỏa mãn các điều kiện đặt ra.

2.6.3 Đặt tên và giải thích nhân tố

Sau khi thực hiện xoay nhân tố, biến có hệ số ở nhân tố nào lớn chứng tỏ nó có tương quan chủ yếu với nhân tố đó, vì thế, nó thuộc về nhân tố đó (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Ma trận nhân tố sau khi xoay ta rút được 4 nhân tố với các tên gọi như sau:

Nhân tố thứ nhất ta đặt tên là “Độ tin cậy” được đo lường bởi 5 biến quan sát:

 Siêu thị luôn thực hiện đúng những gì được giới thiệu.

 Siêu thị tập trung đáp ứng các yêu cầu của khách hàng.

 Nhân viên giải quyết các than phiền của khách hàng trực tiếp và nhanh chóng.

 Nhân viên luôn sẵn sàng giúp đỡ khi quý khách cần.

Nhân tố thứ hai đặt tên là “Phương tiện hữu hình” được đo lường bởi 4 biến quan sát:

 Trang phục của nhân viên gọn gàng lịch sự.

 Quy mô siêu thị rộng rãi thoáng mát.

 Âm nhạc trong siêu thị rất dễ chịu.

 Hệ thống điều hòa rất thoải mái.

Nhân tố thứ ba đặt tên là “Giải quyết khiếu nại” được đo lường bởi 4 biến quan sát:

 Siêu thị có nhiều kênh tiếp nhận và phản hồi khiếu nại.

 Việc khiếu nại được thực hiện một cách nhanh chóng.

 Siêu thị giải quyết các khiếu nại một cách nhanh chóng và thuyết phục.

 Siêu thị giải quyết các khiếu nại theo hướng có lợi cho khách hàng.

Nhân tố thứ tư đặt tên là “Chính sách tiêu dùng” được đo lường bởi 3 biến quan sát như sau:

 Siêu thị có nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn.

 Dịch vụ hậu mãi rất tốt.

 Chính sách chất lượng của siêu thị rõ ràng.

2.6.4 Điều chỉnh mô hình nghiên cứu và các giả thuyết Mô hình nghiên cứu điều chỉnh Mô hình nghiên cứu điều chỉnh

Thang đo chất lượng dịch vụ SERVQUAL khi áp dụng để đo lường chất lượng dịch vụ siêu thị Vinatex Biên Hòa 2 đã có sự thay đổi, điều chỉnh nhất định về nội dung. Kết quả này củng cố thêm kết luận của Babakus and Boller (1992) and Cronun and Taylor (1992) là "Những nhân tố của chất lượng dịch vụ có thể thay đổi tùy thuộc vào ngành hay lĩnh vực nghiên cứu" (Bùi Nguyên Hùng và Võ Khánh Toàn, 2005). Mô hình nghiên cứu mới được xây dựng với 4 biến độc lập là: Độ tin

cậy, Phương tiện hữu hình, Giải quyết khiếu nại, Chính sách tiêu dùng và biến phụ thuộc là: Chất lượng dịch vụ.

[Nguồn: Nghiên cứu của tác giả]

Sơ đồ 2.3: Mô hình nghiên cứu điều chỉnh Các giả thuyết cho mô hình nghiên cứu điều chỉnh

H1: Gia tăng mức độ tin cậy sẽ làm tăng chất lượng dịch vụ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

H2: Gia tăng các phương tiện hữu hình sẽ làm tăng chất lượng dịch vụ.

H3: Gia tăng khả năng giải quyết khiếu nại sẽ làm tăng chất lượng dịch vụ.

H4: Gia tăng các chính sách tiêu dùng sẽ làm tăng chất lượng dịch vụ.

2.7 Mô hình hồi quy tuyến tính

2.7.1 Kiểm định các thang đo của mô hình.

Sau khi thực hiện bước phân tích nhân tố EFA, kết quả là có 4 nhân tố được rút trích và đưa vào kiểm định mô hình. Giá trị của từng nhân tố là giá trị trung bình của các biến thuộc về nhân tố đó. Thực hiện bước phân tích tương quan để xem xét sự phù hợp khi đưa các biến vào mô hình hồi quy. Kết quả phân tích nhân tố được dùng để kiểm định các giả thuyết từ H0 đến H4.

2.7.2 Kiểm định giả thuyết về hệ số tƣơng quan.

Trước khi thực hiện hiện phân tích hồi quy ta phải kiểm định hệ số tương quan. Mục đích của việc kiểm định này là xác định xem có hay không mối tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Nếu hệ số tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc lớn thì chứng tỏ giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với

nhau. Tuy nhiên nếu giữa các biến độc lập cũng có hệ số tương quan lớn thì đó là dấu hiệu cho biết có thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập. Đa cộng tuyến là hiện tượng các biến độc lập trong mô hình phụ thuộc lẫn nhau và được thể hiện dưới dạng hàm số.

Bảng 2.12: Ma trận hệ số tƣơng quan Chất lượng dịch vụ Độ tin cậy Phươn g tiện hữu hình Giải quyết khiếu nại Chính sách tiêu dùng H ệ số tư ơng quan pearson Chất lượng dịch vụ 1 .559 .502 .230 .201 Độ tin cậy .559 1 .000 .000 .000 Phương tiện hữu hình .502 .000 1 .000 .000 Giải quyết khiếu nại .230 .000 .000 1 .000 Chính sách tiêu dùng .201 .000 .000 .000 1 M ứ c ý nghĩ a Chất lượng dịch vụ .000 .000 .000 .002 Độ tin cậy .000 1.000 1.000 1.000 Phương tiện hữu hình .000 1.000 1.000 1.000 Giải quyết khiếu nại .002 1.000 1.000 1.000 Chính sách tiêu dùng .002 1.000 1.000 1.000

[Nguồn: Tác giả xử lý dữ liệu thu thập được bằng phần mềm SPSS]

Nhận xét: Kết quả phân tích cho thấy có mối quan hệ tương quan tuyến tính giữa nhân tố phụ thuộc (chất lượng dịch vụ) với tất cả 4 nhân tố độc lập ( Độ tin cậy, Phương tiện hữu hình, Giải quyết khiếu nại và Chính sách tiêu dùng). Trong đó tương quan với nhân tố “Độ tin cậy” là lớn nhất (0,559) và thấp nhất là tương quan với nhân tố “Chính sách tiêu dùng” (0,201) .

2.7.3. Phƣơng trình hồi quy tuyến tính

Mô hình hồi quy được xây dựng để xác định mức độ tác ảnh hưởng của từng nhân tố tới chất lượng dịch vụ siêu thị. Có nhiều phương pháp hồi quy khác nhau tuy nhiên trong nghiên cứu này tác giả sẽ sử dụng phương pháp Enter với nhân tố

phụ tố phụ thuộc là chất lượng dịch vụ của siêu thị và 4 nhân tố độc lập là: Độ tin cậy, Phương tiện hữu hình, Giải quyết khiếu nại và Chính sách tiêu dùng.

Mô hình hồi quy có dạng:

Y= β0 + β1*X1 + β2*X2 + β3*X3 +…+ β i*Xi

Trong đó Y: Chất lượng dịch vụ của siêu thị Vinatex Biên Hòa 2 Xi: Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ của siêu thị. β 0: Hằng số.

β i: Các hệ số hồi quy.

Kết quả của mô hình hồi quy sẽ giúp ta xác định được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới chất lượng dịch vụ của siêu thị Vinatex Biên Hòa 2.

Bảng 2.13: Mô hình tóm tắt sử dụng phƣơng pháp Enter

Mô hình R R 2 R2 điều chỉnh Sai số chuẩn ước lượng

Thống kê thay đổi R2 thay đổi F thay đổi df1 df2 Mức ý nghĩa thay đổi 1 .786a .618 .610 .62489331 .618 70.849 4 175 .000

[Nguồn: Tác giả xử lý dữ liệu thu thập được bằng phần mềm SPSS]

Bảng 2.14: Kết quả phân tích phƣơng sai

Mô hình Tổng bình phương Df Bình phương trung bình F Sig. 1 Hồi quy 110.664 4 27.666 70.849 .000a Số dư 68.336 175 .390 Tổng 179.000 179

Bảng 2.15: Kết quả hồi quy sử dụng phƣơng pháp Enter Mô hình Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa t Mức ý nghĩa Thống kê đa cộng tuyến B Độ lệch chuẩn Beta Tolera nce VIF 1 Hằng số -7.102E-017 .047 .000 1.000 Độ tin cậy .559 .047 .559 11.973 .000 1.000 1.000 Phương tiện hữu hình .502 .047 .502 10.759 .000 1.000 1.000 Giải quyết khiếu nại .230 .047 .230 4.923 .000 1.000 1.000 Chính sách tiêu dùng .201 .047 .201 4.238 .000 1.000 1.000 [Nguồn: Tác giả xử lý dữ liệu thu thập được bằng phần mềm SPSS]

[Nguồn: Tác giả xử lý dữ liệu thu thập được bằng phần mềm SPSS]

Đặt giả thuyết:

 H0: Không có mối tương quan giữa 4 thành phần chất lượng với chất lượng dịch vụ của siêu thị Vinatex Biên Hòa 2. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 H1: Có mối tương quan giữa 4 thành phần chất lượng với chất lượng dịch vụ của siêu thị Vinatex Biên Hòa 2.

Kết quả phân tích cho thấy mức ý nghĩa của các nhân tố đều rất nhỏ (<0,05) nên bác bỏ H0, chấp nhận H1 tức chất lượng dịch vụ của siêu thị Vinatex Biên Hòa 2 chịu tác động của 4 nhân tố độc lập đó là: Độ tin cậy, Phương tiện hữu hình, Giải quyết khiếu nại và Chính sách tiêu dùng.

Hệ số R2 hiệu chỉnh bằng 0,610 điều đó có nghĩa là 4 nhân tố độc lập trong phương trình hồi quy giải thích được 61% biến thiên của nhân tố phụ thuộc.

Giá trị Sig. của kiểm định F trong bảng 2.14 có giá trị rất nhỏ bằng 0,000 < 0,05 cho thấy các nhân tố có trong mô hình có thể giải thích được sự thay đổi về chất lượng dịch vụ, mô hình phù hợp và tập dữ liệu có thể sử dụng được. Kết quả bảng 2.15 cho thấy hệ số Tolerance (độ chấp nhận của biến) thấp và hệ số phóng đại phương sai (VIF) nhỏ hơn 10 nên không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến điều đó có nghĩa là không có sự tương quan chặt chẽ giữa các biến độc lập.

Phương trình hồi quy tuyến tính thể hiện mối quan hệ tuyến tính giữa chất lượng dịch vụ siêu thị với các thành phần: Độ tin cậy, Phương tiện hữu hình, Giải quyết khiếu nại và Chính sách tiêu dùng được thể hiện như sau:

Chất lƣợng dịch vụ = 0,559*Độ tin cậy + 0,502*Phƣơng tiện hữu hình + 0,230*Giải quyết khiếu nại + 0.201*Chính sách tiêu dùng

Dựa trên các kết quả phân tích hồi quy ta sẽ giải thích, kiểm định các giả thuyết đã đề ra. Phương trình hồi quy tuyến tính giúp ta kết luận từ mẫu nghiên cứu rằng chất lượng dịch vụ của siêu thị Vinatex Biên Hòa 2 chịu tác động của bốn nhân tố đó là: Độ tin cậy, Phương tiện hữu hình, Giải quyết khiếu nại và Chính sách tiêu dùng. Do tất cả các biến độc lập đều được đo lường bằng thang đo 5 likert mức độ nên từ phương trình hồi quy cho ta thấy được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đối với chất lượng dịch vụ của siêu thị như sau:

 Kết quả phân tích hồi quy cho ta thấy nhân tố “Độ tin cậy” có ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng dịch vụ của siêu thị VINATEX Biên Hòa 2. Hệ số β >0 với mức ý nghĩa rất thấp tức là độ tin cậy cao điều đó cho thấy giữa nhân tố “Độ tin cậy” và chất lượng dịch vụ có mối quan hệ cùng chiều. Nghĩa là chất lượng dịch vụ sẽ tăng khi mức độ tin cậy tăng và ngược lại…kết quả hồi quy cho thấy β = 0,559 điều đó có nghĩa là khi mức độ tin cậy của siêu thị tăng thêm 1 đơn vị thì chất lượng dịch vụ của siêu thị tăng thêm 0,559 đơn vị với điều kiện các nhân tố khác không đổi.

 Nhân tố thứ hai ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ là “Phương tiện hữu hình”. Kết quả hồi quy cho thấy hệ số β >0 với mức ý nghĩa rất thấp điều đó cho thấy giữa “Phương tiện hữu hình” và chất lượng dịch vụ có mối quan hệ cùng chiều. Kết quả hệ số β = 0,502 cho thấy khi chất lượng của cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị, các công cụ hỗ trợ để phục vụ khách hàng tăng thêm 1 đơn vị thì chất lượng

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH vụ tại SIÊU THỊ VINATEX BIÊN hòa 2 (Trang 42)