6. Kết cấu đề tài
2.4.3 Thiết kế mẫu
Dựa vào số liệu thống kê của bộ phận chăm sóc khách hàng. Phiếu khảo sát sẽ được gửi cho những khách hàng thường xuyên mua sắm tại siêu thị Vinatex Biên Hòa 2. Tổng số mẫu được gửi đến khách hàng là 190, kết quả hồi đáp là 184 phiếu, trong đó loại bỏ 4 phiếu được xem là không hợp lệ vì bỏ sót, không cho ý kiến các biến chính, ý kiến không rõ ràng. Số mẫu được đưa vào phân tích là 180 mẫu.Với 29 câu hỏi, số cỡ mẫu 180 là đạt yêu cầu phân tích nhân tố. Thông thường thì cỡ mẫu ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Dưới đây là thông tin về mẫu nghiên cứu
Cơ cấu về giới tính
Bảng 2.5: Cơ cấu về giới tính
Tần suất Phần trăm % Quan sát hợp lệ % Cộng dồn Số quan sát hợp lệ Nam 61 33.9 33.9 33.9 Nữ 119 66.1 66.1 100.0 Tổng 180 100.0 100.0
[Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả tháng 08/2012]
Nhận xét: Kết quả thống kê cho thấy trong số 180 người tham gia khảo sát có 119 người giới tính là nữ chiếm tỷ lệ 66,1% và có 61 người tham gia trả lời là nam giới chiếm tỷ lệ 33,9%.
Cơ cấu về độ tuổi
Bảng 2.6: Cơ cấu về độ tuổi
Tần suất Phần trăm % quan sát hợp lệ % cộng dồn
Số quan sát hợp lệ Từ 21 đến 30 tuổi 18 10.0 10.0 10.0 Từ 31 đến 40 tuổi 101 56.1 56.1 66.1 Từ 41 đến 50 tuổi 56 31.1 31.1 97.2 Trên 50 tuổi 5 2.8 2.8 100.0 Tổng 180 100.0 100.0
Nhận xét: Kết quả phân tích cho thấy số người thuộc nhóm tuổi từ 31 đến 40 tuổi chiếm đa số với tỷ lệ 56,1%, ngoài ra có 18 người có độ tuổi từ 21 đến 30 chiếm tỷ lệ 10%, 56 người được hỏi có độ tuổi từ 41 đến 50 chiếm tỷ lệ 31,1% và 5 người có độ tuổi trên 50 chiếm tỷ lệ thấp nhất chỉ với 2,8%.
Cơ cấu về trình độ học vấn
Bảng 2.7: Cơ cấu về trình độ học vấn
Tần suất Phần trăm % quan sát
hợp lệ % cộng dồn Số quan sát hợp lệ Phổ thông 116 64.4 64.4 64.4 Trung cấp 19 10.6 10.6 75.0 Cao đẳng 16 8.9 8.9 83.9 Đại học 27 15.0 15.0 98.9 Sau đại học 2 1.1 1.1 100.0 Tổng 180 100.0 100.0
[Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả tháng 08/2012]
Nhận xét: Ta thấy đối tượng mua sắm tại siêu thị có trình độ khác nhau nhưng chủ yếu là trình độ phổ thông. Trong số 180 người được khảo sát thì có 116 người có trình độ phổ thông chiếm tỷ lệ 64,6%, số người có trình độ đại học là 27 người chiếm tỷ lệ 15%, và có 2 người tham gia khảo sát có trình độ sau đại học chiếm tỷ lệ 1,1%, số còn lại là có trình độ trung cấp, cao đẳng với tỷ lệ lần lượt là 10,6% và 8,9%.
Cơ cấu về mức thu nhập
Bảng 2.8: Cơ cấu về thu nhập
Tần suất Phần trăm % quan sát hợp
lệ % cộng dồn Số quan sát hợp lệ Dưới 3 triệu 31 17.2 17.2 17.2 Từ 3 đến 5 triệu 99 55.0 55.0 72.2 Từ 5 đến 10 triệu 41 22.8 22.8 95.0 Trên 10 triệu 9 5.0 5.0 100.0 Tổng 180 100.0 100.0
Nhận xét: kết quả phân tích cho thấy trong tổng số 180 người được khảo sát có 31 người có mức thu nhập dưới 3 triệu chiếm tỷ lệ 17,2%, có tới 99 người có mức thu nhập từ 3 đến 5 triệu chiếm tỷ lệ cao nhất với 55%, số người có mức thu nhập từ 5 tới 10 triệu là 41 người chiếm tỷ lệ 22,8% và chỉ có 9 người trên tổng số 180 người được khảo sát là có mức thu nhập hiện nay trên 10 triệu chiếm tỷ lệ 5 % .