Doanh thu Lîi nhuËn
2.3.1.5 Đối thủ cạnh tranh.
Trên thị trường Việt nam, từ nhãn hiệu các hãng sơn nổi tiếng thế giới như ICI, Azko Nobel, Jotun, Inter, Nippon hoặc của các hãng sơn Thái Lan, Singapore đã nhiều năm có mặt tại Việt Nam như Toa, Denzo, Dutch Boy, Case Way đến các nhãn hiệu sơn lâu năm nội địa như: Bạch Tuyết, Á Đông, Hải Âu, Liksho - phía Nam, sơn Tổng hợp Hà Nội, sơn Hải Phòng- phía Bắc và hàng chục nhãn hiệu sơn
mới như: Kova, Tison, Moto Kiều…Phân bố các doanh nghiệp trong ngành theo vị trí địa lý theo bảng sau.
Bảng 2.11: Phân bố các nhà sản xuất sơn theo khu vực địa lý.
Stt Loại hình công ty
Miền Nam Miền Trung Miền Bắc
Số lượng % Sản lượng Số lượng % Sản lượng Số lượng % Sản lượng 1 Việt Nam 192 82% 20 1% 50 17% 2 FDI 35 1 2 Tổng cộng 227 21 52
( Nguồn: Hiệp hội Sơn - Mực in Việt Nam )
Số lượng các doanh nghiệp trong cùng ngành Sơn lớn (300) nhưng phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở khu vực phía Nam (227/300) và khu vực này chiếm khoảng 82% số lượng cả nước. Tuy vậy số nhà đầu tư mới vẫn tiếp tục gia tăng. Các nhà đầu tư đến sau đều có quy mô lớn về năng lực sản xuất, thương hiệu, chiến lược, chính sách bán hàng chuyên nghiệp.
Số nhà đầu tư FDI khoảng 38 công ty (38/300) nhưng chiếm hơn 50% thị trường. Chỉ hai công ty FDI đã chiếm gần 70% (toàn ngành) quảng cáo trên phương tiện truyền thông đại chúng. Mục tiêu của các công ty quốc tế chất lượng cao không chỉ là gia tăng cách biệt thị phần với các doanh nghiệp nội địa mà còn đề cao các giá trị khác biệt, tiên tiến.
Kinh nghiệm, công nghệ, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới là điểm yếu nhất của các doanh nghiệp nội địa, hầu hết không có khả năng đầu tư xây dựng chiến lược xúc tiến bán hàng hướng tới tâm trí người tiêu dùng. Các doanh nghiệp FDI có ưu thế hơn khi mua nguyên liệu giá rẻ hơn do đơn hàng lớn mua cùng công ty mẹ, điều kiện mua hàng, giao hàng, thanh toán thuận lợi hơn do những quan hệ và kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất.
So với các doanh nghiệp cùng ngành, Công ty chưa có các khoản ngân sách nhiều cho các chiến lược tiếp thị, mở rộng đội ngũ kinh doanh. Các doanh nghiệp khác đều có bộ phận kinh doanh tiếp cận các công trình lớn, văn phòng kiến trúc sư,
kỹ sư xây dựng một cách chuyên nghiệp. Các sản phẩm của Công ty với chất lượng và giá cả phù hợp nhưng ít được quảng cáo trên báo trí, truyền hình nếu có cũng chỉ là các báo, đài địa phương nên số người biết đến không nhiều, hiệu quả chưa cao.
Trên thị trường sơn trang trí hiện nay, Công ty cổ phần Sơn Đồng Nai có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Xét về uy tín thương hiệu, chủng loại và chất lượng sản phẩm cũng như về giá bán thì có hai doanh nghiệp điển hình là đối thủ cạnh tranh chính của công ty cổ phần Sơn Đồng Nai, đó là:
Công ty liên doanh ICI Việt Nam, chuyên về lĩnh vực sơn trang trí và sơn công nghiệp. Điểm mạnh của ICI là thương hiệu có uy tín, tiềm lực tài chính mạnh và công nghệ sản xuất hiện đại. Có hệ thống phân phối rộng rãi. Điểm yếu là giá cao, chủ yếu tập trung ở các khu thành thị và người có thu nhập cao.
Công ty cổ phần sơn Bạch Tuyết, sản phẩm chủ yếu và trọng điểm của công ty là sơn trang trí với điểm mạnh là thương hiệu có uy tín lâu năm, chất lượng cao và ổn định. Điểm yếu là giá cao, chưa mở rộng thị trường.
Năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần Sơn Đồng Nai (xét trên tất cả các loại sản phẩm) so với các doanh nghiệp được thể hiện ở ma trận hình ảnh cạnh tranh:
Một tập hợp gồm 10 yếu tố đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Các yếu tố này được cấu trúc thành các biến quan sát nhằm xem xét mức độ quan trọng của chúng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Thang đo được sử dụng là thang đo khoảng 5 bậc nhằm phát biểu đánh giá của các chuyên gia về mức độ quan trọng của các yếu tố. Mức độ quan trọng và phân loại mức độ quan trọng được trình bày ở phụ lục số 2.
Nguồn: điều tra của tác giả tháng 12/2011
Nhận xét : Công ty ICI là một công ty rất mạnh về các sản phẩm sơn nước, công ty sơn Bạch Tuyết mạnh về các sản phẩm sơn dầu ( Alkyd ). Đối với công ty Sơn Đồng Nai thì hai công ty trên ứng phó tốt hơn đối với các yếu tố có vai trò thiết yếu cho sự thành công trên thị trường. Điều này cũng phản ánh đúng thực tế trên thị trường sơn trang trí hiện nay, với tiềm năng tài chính mạnh và công nghệ hiện đại thì Công ty ICI đã có số điểm 3.59, Bạch tuyết 3.39, Sơn Đồng Nai 3.00. Cả ba công ty có chỉ số chất lượng sản phẩm ngang nhau nhưng yếu tố thương hiệu, công nghệ và chi phí đầu tư cho các hoạt động marketing quyết định cho sự thành công của công ty trên thị trường.