Tổng cộn g: 11.980.000.000VNĐ

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần sơn đồng nai đến năm 2020 (Trang 78 - 83)

Nguồn vốn của Công ty: Tiết kiệm được coi là nguồn tài trợ căn bản cho đầu tư. Tỷ lệ đầu tư có thể được duy trì nhờ kinh doanh (khấu hao + lãi được giữ lại). Một phần của tổng đầu tư mỗi năm có được từ khấu hao máy móc và thiết bị hiện có. Tuy nhiên, những máy móc mới hiếm khi giống hệt máy móc mà chúng thay thế. Thay vào đó, các trang thiết bị mới thường có tính năng công nghệ cao hơn. Khả năng vượt trội của công nghệ mới thường là động cơ quan trọng đối với các khoản đầu tư mới của Công ty trước khi các máy móc cũ hư hỏng thật sự.

Chủ động tìm kiếm và quản lý tốt các nguồn vốn mới: Công ty xây dựng các

biện pháp cụ thể nhằm quản lý tốt nguồn vốn trong đầu tư, thu hồi vốn nợ đọng, tăng vòng quay vốn lưu động, thực hiện tốt các thủ tục thanh toán, hạch toán về tài chính đảm bảo kịp thời, chính xác, minh bạch. Tận dụng tiềm năng của các nhà đầu tư, các cổ đông của Công ty, tìm kiếm các nguồn vốn ưu đãi như Quỹ đầu tư phát triển, các đối tác trong Tập đoàn Sonadezi.

Xây dựng chiến lược phòng chống rủi ro: Trong đợt biến động tỷ giá đầu

năm 2011 đã tác động xấu tới hoạt động của Công ty nhất là việc mua nguyên liệu đầu vào sản xuất. Về dài hạn Công ty cần có những hiểu biết thấu đáo các tác động kinh tế thực sự của việc biến động tiền tệ và cần thiết xây dựng chiến lược quản lý rủi ro, hối đoái cùng với các chiến lược bộ phận khác, thích hợp để đối phó với tác động kinh tế của việc thay đổi tỷ giá hối đoái.

3.3.4 Nhóm giải pháp về nghiên cứu và phát triển ( R&D ).

Nghiên cứu và phát triển góp phần quan trọng của sự tiến bộ về năng suất lao động. Trong mỗi trường hợp, những hiểu biết có được từ R&D nói chung đã dẫn tới những sản phẩm mới và những cách sản xuất rẻ hơn. Hoạt động R&D có thể là hoạt động cụ thể, có thể nhận biết được, hay cũng có thể là một phần của quá trình “học qua công việc”. Thực tế hiện nay cho thấy việc nghiên cứu các sản phẩm mới hoàn toàn đòi hỏi nguồn kinh phí rất lớn kèm theo rất nhiều yếu tố khác, Công ty ít có khả năng thực hiện. Còn nếu là sản phẩm mới cung cấp cho thị trường nội địa nhằm thay thế hàng nhập khẩu thì đi theo hướng hợp tác sản xuất, chuyển giao công nghệ từ nước ngoài là khả thi nhất. Thực tế các hãng sơn lớn trên thế giới đã có kinh nghiệm tích lũy lâu năm. Do đó việc không ngừng học hỏi, làm chủ kiến thức, công nghệ là rất quan trọng.

Công ty cần kết hợp với các trường Đại học, Viện nghiên cứu, các chuyên gia đầu ngành, học hỏi từ các đối tác nhằm áp dụng mô hình “Yêu cầu thực tế - nghiên cứu - sản xuất - ứng dụng”. Tạo ra các sản phẩm chịu được điều kiện thời tiết từng vùng trong nước, phù hợp với thu nhập của người dân. Luôn đặt Công ty vào trạng thái năng động - sáng tạo, tạo lợi thế cạnh tranh lâu dài và tránh tụt hậu.

3.4 Dự đoán kết quả thực hiện chiến lược kinh doanh

Các chiến lược đề ra có sự liên kết và bổ sung cho nhau nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh lâu dài cho Công ty. Khi thực thi các chiến lược cần có sự đồng bộ, nhưng ngay cả chiến lược tốt nhất cũng có thể sai lệch theo thời gian. Sự đánh giá thường xuyên dựa vào các thông số: Số lượng, chất lượng, thời gian, chi phí hướng tới sự định lượng kết quả thực tế đạt được. Đây là việc làm khó khăn nhưng sẽ thúc đẩy các hệ thống chính yếu bên dưới hoàn thành các mục tiêu chiến lược. Giúp nhà lãnh đạo không chủ quan, có những điều chỉnh, thay đổi kịp thời phù hợp với diễn biến của thị trường.

Hiệu quả kinh tế: Dựa vào các kết quả đã đạt được từ năm 2008-2011 của Công ty và sự tăng trưởng khả quan của ngành Sơn cũng như kinh tế đất nước, bằng những phương pháp dự báo phổ biến, kết hợp với nhận định của ban lãnh đạo. Dự kiến các kết quả Công ty sẽ đạt được trình bày ở bảng 3.16

Bảng 3.16:Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản sẽ đạt được đến năm 2020.

Stt Chỉ tiêu Đơn vị Thực hiện

2011 2012 2020

1 Doanh thu Triệu VNĐ 86.500 93.400 172.900

2 Lợi nhuận

Trước thuế Triệu VNĐ 5.544 5.900 11.000

3 Thu nhập bình

quân/tháng Triệu VNĐ 4,9 5,3 9,8

4 Nộp ngân sách Triệu VNĐ 20.328 21.949 39.767

5 Cổ tức %/năm 15 16 20

Hiệu quả xã hội: Cùng với các hiệu quả kinh tế, việc xây dựng và thực hiện

chiến lược kinh doanh tại Công ty cổ phần Sơn Đồng Nai sẽ mang lại những hiệu quả về mặt xã hội như:

+ Nộp ngân sách đầy đủ và mức nộp tăng liên tục, góp phần phát triển chung của địa phương và đất nước. Cùng với sự hăng hái, chủ động tham gia hoạt động tài trợ, từ thiện mà Công ty đã được đánh giá cao trong nhiều năm.

+ Cung cấp một số sản phẩm tốt với giá phù hợp, làm đẹp và bảo vệ lâu bền ngôi nhà, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Trong công nghiệp, sản phẩm sơn chống ăn mòn kim loại, kéo dài thời gian sử dụng của kết cấu thép, bê tông nâng cao hiệu quả kinh tế.

+ Công ty là thành viên của hiệp hội Sơn và Mực in Việt nam. Được các đối tác nước ngoài tin tưởng, có được sự tôn trọng của các doanh nghiệp khác trong ngành.

+ Tạo công ăn việc làm ổn định, thu nhập khá cho 186 cán bộ công nhân

viên, nội bộ Công ty đoàn kết, môi trường làm việc thân thiện.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

+ Phát triển và tiếp cận công nghệ mới ngang tầm thế giới, hiện đại hóa máy móc thiết bị, cải tiến và phát triển sản phẩm đạt chất lượng cao nhất trong ngành.

+ Vững mạnh trên thị trường, là một trong những doanh nghiệp Việt Nam dẫn đầu trong ngành về chất lượng, dịch vụ. Tạo ra một số loại sơn chất lượng, uy tín đứng đầu thị trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội, đảm bảo thu nhập, cải thiện môi trường làm việc, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ nhân viên. Trở thành một doanh nghiệp danh tiếng, là niềm tự hào của Việt Nam trong cộng đồng WTO.

Chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần Sơn Đồng Nai

Chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần Sơn Đồng Nai phải phù hợp với mục tiêu đã đề ra. Từ những kết quả đã phân tích, đánh giá môi trường bên ngoài (các yếu tố vĩ mô, vi mô) và môi trường nội bộ Công ty, sử dụng ma trận phân tích SWOT, QSPM để phối hợp các mặt mạnh, mặt yếu với các cơ hội, nguy cơ, xác định chiến lược thích hợp. Bao gồm: chiến lược phát triển thị trường, chiến lược phát triển sản phẩm mới, chiến lược thâm nhập thị trường, chiến lược liên doanh và chiến lược cắt giảm chi phí.

Các nhóm giải pháp nhằm thực hiện chiến lược đề ra là: nhóm giải pháp marketing - mix, nhóm giải pháp về sản xuất, nhóm giải pháp về tài chính.

* Dự đoán kết quả thực hiện chiến lược.

Năm 2020, Công ty sẽ đạt được một số kết quả như sau: Doanh thu 172,9 tỷ đồng, lợi nhuận 11 tỷ đồng. Nộp ngân sách 39 tỷ đồng. Tạo công ăn việc làm với thu nhập cao cho 186 cán bộ nhân viên. Cổ tức đạt 20%.

Trong xu thế hội nhập kinh tế và toàn cầu hoá thì việc xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh có ý nghĩa quan trọng hàng đầu đối với sự tồn tại và phát triển bền vững của doanh nghiệp. Những phân tích, đánh giá và chiến lược được đề ra trong luận văn là kết quả của việc vận dụng hệ thống lý thuyết quản trị chiến lược hiện đại phù hợp với điều kiện thực tế của Công ty cổ phần Sơn Đồng Nai. Với mong muốn đưa thương hiệu Sơn Đồng Nai lên tầm quốc gia và khu vực. Tuy nhiên quá trình xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh là phức tạp, đòi hỏi sự tham gia của nhiều người ở tất cả các phòng ban, bộ phận trong doanh nghiệp kết hợp với các chuyên gia trong lĩnh vực có liên quan. Mặt khác, việc xây dựng chiến lược kinh doanh chi tiết, toàn diện vẫn còn là một điều khá mới nhất là đối với các doanh nghiệp Việt Nam; vốn đã quen với các chỉ tiêu, kế hoạch “năm sau cao hơn năm trước” hoặc có sử dụng các “chiêu thức”, “bí quyết” kinh doanh một cách rời rạc.

Công ty cổ phần Sơn Đồng Nai đã đạt được một số thành công quan trọng, bước đầu tạo được thương hiệu, sự tin tưởng của khách hàng và các đối tác nước ngoài. Cổ phiếu được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX - mã chứng khoán SDN).

Trước sự gia tăng cạnh tranh đến từ các doanh nghiệp trong nước cũng như quốc tế. Cần tiếp cận và từng bước áp dụng các kiến thức mới nhất về quản trị kinh doanh nhằm thu hẹp khoảng cách với các doanh nghiệp nước ngoài và gia tăng các lợi thế trong tương lai. Đề tài “ Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty cổ phần Sơn Đồng Nai đến năm 2020" được sự ủng hộ, phối hợp rất nhiệt tình từ phía lãnh đạo và các phòng ban. Việc đề cập đến một vấn đề lớn, dài hạn về sản xuất kinh doanh trong tương lai của Công ty sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Hơn nữa, việc thực hiện chiến lược đề ra sẽ cần những tinh chỉnh cho phù hợp với môi trường kinh doanh không ngừng thay đổi nhằm đạt được các mục tiêu lâu dài.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần sơn đồng nai đến năm 2020 (Trang 78 - 83)