Tổng các loại 255.800 10.190 3,98
(Nguồn: Công ty cổ phần Sơn Đồng Nai)
Xét theo thị phần, Công ty thuộc loại trung bình so với toàn ngành. Tuy nhiên ở hai lĩnh vực Công ty hợp tác với nước ngoài là Sơn tàu biển và Sơn công nghiệp có thị phần khả quan vì đây là các sản phẩm chất lượng cao và số lượng khách hàng lớn và ổn định.
Từ năm 2011 đến giữa năm 2012, nền kinh tế thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân có thể khác nhau nhưng kết quả là giảm tốc độ tăng trưởng chung. Dự báo tốc độ tăng trưởng của Việt Nam năm 2012 từ 6,5% hạ xuống 6,3%. Chính sách thắt chặt tiền tệ, hạn chế chi tiêu nhất là đầu tư công, đã tác động trực tiếp đến lĩnh vực xây dựng. Do tác động của lạm phát cao nên giá cả các loại hàng thiết yếu cũng gia tăng trong khi tốc độ tăng lương hạn chế. Điều này làm giảm thu nhập thực tế của đại bộ phận dân chúng. Thêm vào đó, giá cả vật liệu xây dựng tăng mạnh làm tốc độ xây dựng trong dân cư giảm về số lượng và quy mô.
Điều này sẽ tác động mạnh đến việc tiêu thụ sơn nước, bột trét của Công ty. Tuy nhiên sơn công nghiệp và sơn tàu biển chịu tác động ít hơn. Công nghiệp đóng tàu tại Việt Nam đang phát triển mạnh, đây cũng là hướng đầu tư trọng điểm của Chính phủ. Việc hoàn thành đóng mới một tàu đòi hỏi thời gian dài và sử dụng một khối lượng sơn lớn. Lĩnh vực sơn tàu biển của Công ty là sự hợp tác với công ty sơn Akzo Nobel lớn nhất thế giới. Đây là sản phẩm sơn chất lượng cao nên thường được các chủ tàu chỉ định sử dụng khi đặt hàng đóng mới hoặc sửa chữa. Vì vậy sản lượng tiêu thụ sản phẩm này là ổn định, tốc độ phát triển trung bình khoảng 3% - 5%/năm.
Trong lĩnh vực sơn công nghiệp PPG. Đây là sản phẩm hợp tác với công ty PPG lớn thứ 5 thế giới. Sản xuất các loại sơn công nghiệp chất lượng cao cung cấp
cho hãng Ford, Honda, Canon, Samsung… Sơn kết cấu thép, sơn tôn. Trong 4 năm
tư nước ngoài gia tăng thì mức độ tăng trưởng của loại sơn này sẽ rất ổn định từ 15% - 20%/năm. Về sản lượng, mục tiêu cụ thể các loại sản phẩm của Công ty đến năm 2020 như sau:
Bảng 3.5:Mục tiêu sản lượng các sản phẩm của Công ty đến năm 2020.
Stt Nội dung
Tốc độ tăng trưởng (%) Sản lượng (tấn)
Năm 2004 -2007 Năm 2008 -2011 Năm 2012 -2020 Dự kiến Năm 2011 Năm 2012 Dự kiến Năm 2020 Dự kiến 1 Sơn AK 7,0 6 8 548 591 1.095
2 Sơn tàu biển 0.3 3 5 2.673 2.886 5.343
3 Sơn nước 3,6 3 5 1.647 1.778 3.292
4 Bột trét 13,7 10 12 3.769 4.070 7.534
5 Sơn PPG 10,2 10 15 2.855 3.083 5.707
6 Sơn A.N - 10 20 643 694 1285
Tổng cộng 6,96 7 9,1 12.140 13.106 24.256
(Nguồn: Công ty cổ phần Sơn Đồng Nai)
Các sản phẩm sơn mới hoàn toàn cũng đang được Công ty tự nghiên cứu hoặc hợp tác sản xuất như loại sơn dùng trong giao thông, sơn nano, sơn hàm lượng
rắn cao…Các sản phẩm này làm đa dạng các sản phẩm và gia tăng sản lượng chung.
Tuy nhiên, theo lịch sử phát triển chung của ngành, cần một thời gian tương đối dài để một loại sơn mới được sử dụng phổ biến trên thị trường hoặc trong một lĩnh vực cụ thể.
Bảng 3.6:Mục tiêu của Công ty đến năm 2020.
Stt Mục tiêu Đơn vị 2011 2012 (dự tính) 2020 (dự tính) Tăng trưởng bình quân (%) (dự tính) 1 Tổng sản lượng tấn 12.140 13.106 24.267,9 6-7%
2 Doanh thu tỷ VNĐ 86,5 93,4 172,9 7-8% 3 Lợi nhuận trước thuế tỷ VNĐ 5,5 5,9 11 5-6% 4 Thu nhập bình quân/tháng triệu VNĐ 4,9 5.3 9,8 6-7%
Căn cứ vào tốc độ tăng trưởng các năm trước, có tính đến sự gia tăng của toàn ngành trong từng giai đoạn. Lợi nhuận 2012 ước đạt 5,9 tỷ đồng, cao hơn 2011 khoảng 400 triệu đồng vì dự đoán 2012 nền kinh tế vẫn còn khó khăn và chính phủ vẫn đang hạn chế đầu tư công.
3.2 Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần Sơn Đồng Nai đến năm 2020. năm 2020.
3.2.1 Hình thành các chiến lược kinh doanh thông qua ma trận SWOT
Từ thực trạng môi trường kinh doanh của công ty ở chương 2, ma trận SWOT của công ty cổ phần Sơn Đồng Nai được xây dựng như sau:
Điểm mạnh
Nhãn hiệu đã có uy tín trên thị trường.
Có nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất Sơn. Nhân lực có trình độ tay nghề cao trong sản xuất.
Có khách hàng truyền thống. Có hệ thống phân phối tốt.
Điểm yếu
Nguyên liệu chủ yếu nhập ngoại. Chưa khai thác hiệu quả Marketing. Tụt hậu về công nghệ
Không có lực lượng nghiên cứu và phát triển. Chất lượng nguyên liệu đầu vào chưa ổn định.
Cơ hội
Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam giữ ở mức cao, ổn định Nhu cầu thị trường tăng nhanh, ổn định.
Môi trường chính trị ổn định, xã hội an toàn.
Được sự quan tâm của UBND Tỉnh đối với những công trình công. Ngành công nghiệp đóng tàu và dầu khí phát triển mạnh.
Nguy cơ
Các doanh nghiệp FDI mạnh, nhiều kinh nghiệm và đối thủ mới. Người tiêu dùng “chuộng hàng ngoại”.
Sự biến động thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế. Hiểu biết của người tiêu dùng ngày càng cao
Sự phát triển của các sản phẩm thay thế.