nhất là sơn trang trí. Các nhãn hiệu quen thuộc, các nhà thầu, người bán, giá bán tác động mạnh đến sự lựa chọn của khách hàng. Chiến lược xúc tiến bán hàng bao gồm các giải pháp thúc đẩy bán hàng, nâng cao hiệu quả kinh doanh, gia tăng thị phần và nâng cao uy tín của Công ty. Các hoạt động chủ yếu là: Quảng cáo, quan hệ công chúng, xúc tiến bán hàng, dịch vụ sau bán hàng.
Trong điều kiện của Công ty hiện nay những hình thức xúc tiến bán linh hoạt, sáng tạo nhằm vào một bộ phận cụ thể sẽ phát huy hết tiềm năng, tránh những chương trình xúc tiến quy mô quá lớn có thể đưa tới sự tăng đột ngột của nhu cầu, vượt quá khả năng đáp ứng, làm giảm lòng tin của khách hàng, hơn nữa việc này có thể tác động đến các đối thủ cạnh tranh, dẫn đến sự trả đũa. Với quy mô và năng lực hiện tại sẽ rất rủi ro nếu tham gia một cuộc chạy đua kéo dài. Công ty cần có những giải pháp phù hợp như:
+ Nâng cao tính chuyên nghiệp, tăng cường hoạt động khuyếch trương sản phẩm
Hoạt động khuyếch trương sản phẩm phải đạt được mức độ tối thiểu là có thể phản ánh và chuyển tải được thông tin về sự thay đổi cơ bản như: Đầu tư thiết bị mới, áp dụng ISO, mở thêm đại lý mới với hàm ý chất lượng sản phẩm được nâng
cao nhờ thiết bị mới, áp dụng công nghệ tiên tiến, mạng lưới phân phối có chất lượng phủ khắp các địa phương. Qua khảo sát đại lý của Công ty nhận thấy: Hoạt động khuyếch trương sản phẩm chỉ dừng lại ở mức độ thấp với ngân sách hạn chế, ít khách hàng biết một cách đầy đủ về sự đổi mới chất lượng sản phẩm của Công ty.
Mặc dù có sự đa dạng về các công cụ khuyếch trương sản phẩm song hầu hết tác dụng của các công cụ được sử dụng thường xuyên có hướng tác động theo theo phương pháp “đẩy” (đối tượng khách hàng là các đại lý) nhiều hơn hướng “kéo” (đối tượng khách hàng là người tiêu dùng). Có thể đối tượng khách hàng của Công ty gồm cả đại lý và người tiêu dùng, song sự cân bằng trong công cụ để hướng tới cả hai đối tượng là cần thiết. Công ty cần gia tăng theo hướng “kéo” vì hướng này phù hợp hơn trong việc truyền tải thông tin về doanh nghiệp.
+ Quảng cáo gián tiếp: Qua các bài báo tư vấn xây dựng, các bài điều tra về chất lượng kém, hiệu quả kinh tế thấp và tác động của các sản phẩm sơn sản xuất thủ công đến sức khỏe của người tiêu dùng. Qua đó nâng cao nhận thức của khách hàng, hỗ trợ khách hàng khi lựa chọn sản phẩm, bỏ qua các lời chào mời sản phẩm quá rẻ tiền, không hợp lý.
+ Tăng cường công tác xã hội: Hướng tới người tiêu dùng tương lai như: Học
bổng cho các học sinh giỏi các cấp, các trường, có hình thức động viên về vật chất lẫn tinh thần người tốt việc tốt. Tham gia đóng góp từ thiện, tài trợ các hoạt động văn hóa, thể thao.
+ Quảng cáo trực tiếp: Qua việc tăng cường đội ngũ bán hàng, tiếp thị để tiếp xúc với khách hàng thông qua việc giới thiệu các catalog, tặng quà, quan tâm và khai thác các thông tin truyền miệng. Trang trí ấn tượng, sang trọng cho các đại lý, cửa hàng giới thiệu sản phẩm.
+ Tham gia các hội chợ thương mại: Để quảng bá cho thương hiệu và giới
thiệu đến khách hàng các sản phẩm của Công ty. Tổ chức hội nghị khách hàng, qua đó giới thiệu sản phẩm mới, xin ý kiến đóng góp của khách hàng với sản phẩm và dịch vụ của Công ty.
+ Khách hàng trung thành: Địa bàn này tập trung rất nhiều nhà máy sản xuất của đối thủ cạnh tranh, do vậy việc lôi kéo khách hàng diễn ra rất quyết liệt, bằng nhiều hình thức. Do đó cần có sự quan tâm đến đối tượng khách hàng rất quan trọng này, phải cố gắng hết sức để giữ vững và phát triển số lượng khách hàng trung thành. Đây chính là lợi thế cạnh tranh lâu dài của Công ty.
+ Giải pháp ngắn hạn: Nền kinh tế đang gặp những khó khăn nhất định, hầu
hết các doanh nghiệp cắt giảm ngân sách quảng cáo và lựa chọn cách làm ít tốn kém hơn. Công ty xem xét mặt tích cực của khó khăn này, đó là: Việc duy trì quảng cáo trong thời kỳ khó khăn giữa lúc các đối thủ cạnh tranh đang làm ngược lại có thể giúp gia tăng thị phần, lợi nhuận với một mức chi phí ít hơn so với thời điểm kinh tế thuận lợi.