Định giá sản phẩm: Trên thế giới cạnh tranh bằng giá hiện không được đề cao bằng cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm, giá trị gia tăng và dịch vụ Nhưng

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần sơn đồng nai đến năm 2020 (Trang 70 - 71)

cao bằng cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm, giá trị gia tăng và dịch vụ. Nhưng tại Việt Nam sự cạnh tranh về giá vẫn còn ở vị trí quan trọng hàng đầu, vì nền kinh tế phát triển từ điểm xuất phát thấp, thu nhập đầu người còn dưới mức trung bình của thế giới. Do đó tâm lý chung của đa số người tiêu dùng là lựa chọn hàng hóa nhiều hơn dịch vụ. Việc định giá sản phẩm theo phương pháp định giá theo chi phí, đôi khi còn theo tâm lý duy trì sự tồn tại, Công ty chấp nhận lãi thấp, miễn sao đảm bảo việc làm cho cán bộ, nhân viên. Với tiền thân là doanh nghiệp Nhà nước, việc

đóng thuế của Công ty thực hiện đầy đủ và minh bạch. Tuy nhiên các đối thủ của Công ty tìm mọi cách để tránh né thuế, góp phần tăng chi phí quảng cáo, khuếch trương, hoặc các cơ sở nhỏ lẻ tránh thuế, sử dụng nguyên liệu kém chất lượng để hạ giá bán, tăng sức cạnh tranh về giá với Công ty.

Phương pháp định giá của Công ty có nhiều hạn chế, phụ thuộc vào chủ quan của nhà sản xuất, đánh giá chưa đúng về thương hiệu và chất lượng của Công ty. Sản phẩm của Công ty được đo kiểm tại trung tâm kiểm nghiệm ở Singapore và đạt chất lượng tương đương với các doanh nghiệp FDI lớn nhưng giá chỉ bằng một nửa đến hai phần ba của đối thủ. Do đó để phù hợp với chiến lược kinh doanh đến 2020, công ty cần linh hoạt định giá theo từng giai đoạn của sản phẩm.

Định giá theo nhu cầu: Điều tra thị trường, xác định vùng giá chấp nhận

được của khách hàng. Vùng cận trên có thể khách hàng cho rằng giá quá cao, nhưng vùng cận dưới có thể khách hàng sẽ đánh giá thấp chất lượng của sản phẩm. Đối với các sản phẩm chất lượng cao như: Sơn chuyên dụng, sơn sản xuất theo yêu cầu riêng, đặc biệt của khách hàng, Công ty có thể định giá cao hơn hẳn chi phí sản xuất, nằm ở vùng cận trên.

Để thực hiện tốt chiến lược này Công ty cần phải nắm được phản hồi của thị trường, thiết kế lại catalog giới thiệu, bao bì lịch sự, sang trọng. Quà tặng kèm theo xứng tầm và thiết thực (ở giai đoạn giới thiệu). Đảm bảo về chất lượng và dịch vụ đúng hoặc vượt cam kết. Đây là sản phẩm đem lại lợi nhuận cao. Việc định vị thương hiệu, chất lượng của Công ty trong lòng khách hàng là rất quan trọng, do đó cần tập trung nguồn lực, có kế hoạch bài bản, đề ra các phương án giải quyết tốt các phát sinh.

Chiết khấu của Công ty hiện nay đã góp phần khuyến khích các đại lý gia tăng số lượng bán để có triết khấu cao. Công ty cũng có thưởng cuối kỳ cho các đại lý có doanh số cao; tuy nhiên, nên khuyến khích khả năng thanh toán ngay, nhanh bằng cách triết khấu thêm cho khách hàng, triết khấu cao hơn lãi suất tiết kiệm hiện hành.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần sơn đồng nai đến năm 2020 (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)