Ảnh hưởng của mức bón Kali đến thời gian và tỉ lệ mọc mầm

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của kali đến sinh trưởng phát triển và năng suất giống lạc l14 vụ xuân 2008 tại nghi phong nghi lộc nghệ an (Trang 28 - 29)

- Thời gian và tỉ lệ mọc mầm

3.1.1. Ảnh hưởng của mức bón Kali đến thời gian và tỉ lệ mọc mầm

Mọc mầm là giai đoạn khởi đầu của toàn bộ quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lạc. Quá trình này hạt lạc chuyển từ giai đoạn tiềm sinh sang trạng thái sống, bắt đầu từ khi gieo hạt đến khi cây bắt đầu xuất hiện trên mặt đất, nó đóng vai trò quan trọng quyết định số cây ban đầu của quần thể.

Chất lượng hạt giống là yếu tố quan trọng quyết định đến tỉ lệ mọc mầm và sức nảy mầm của hạt lạc. Quá trình mọc mầm của hạt lạc hút ẩm để hoạt hoá các men phân giải. Lượng nước hạt lạc hút ẩm trong giai đoạn này tối thiểu là 40 – 50% trọng lượng hạt. Khi đó các thành phần protein, lipit dự trữ trong hạt biến đổi về mặt sinh lí, sinh hoá để tạo ra các hợp chất đơn giản như axitamin, đường glucozo. Quá trình phân giải này đòi hỏi lượng oxi lớn do vậy cần phải làm đất kĩ tơi xốp, độ sâu lấp hạt vừa phải.

Ngoài ra yếu tố ngoại cảnh cũng có ảnh hưởng lớn đến sự nảy mầm của hạt lạc như nhiệt độ, độ ẩm … nhiệt độ thích hợp cho nảy mầm là 25 – 30oC ẩm độ thích hợp là 70 – 80%.

Thí nghiệm được tiến hành gieo ngày 26/2/2008 trong điều kiện thời tiết rét kéo dài, ảnh hưởng đến sự nảy mầm của lạc, làm thời gian mọc mầm kéo dài hơn và sức mọc mầm không cao.

Chỉ tiêu này được tiến hành theo dõi đánh giá từ thời gian gieo đến mọc. Với các công thức bón phân khác nhau thu được thời gian và tỉ lệ mọc mầm ở bảng 3.1

Bảng 3.1.Ảnh hưởng của mức bón Kali đến thời gian và tỉ lệ mọc mầm của giống

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của kali đến sinh trưởng phát triển và năng suất giống lạc l14 vụ xuân 2008 tại nghi phong nghi lộc nghệ an (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w