Ảnh hưởng của mức bón Kali đến chiều dài cành cấp 1 của giống lạc L

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của kali đến sinh trưởng phát triển và năng suất giống lạc l14 vụ xuân 2008 tại nghi phong nghi lộc nghệ an (Trang 33 - 35)

- Thời gian và tỉ lệ mọc mầm

3.1.3. Ảnh hưởng của mức bón Kali đến chiều dài cành cấp 1 của giống lạc L

L14

Cành cấp 1 là yếu tố quan trọng của cây lạc vì nó liên quan trực tiếp đến số hoa, quả trên cây lạc.

Tốc độ tăng trưởng chiều dài cành cấp 1 liên quan chặt chẽ đến sự phát triển thân chính. Nếu thân chính sinh trưởng phát triển mạnh, thì sẽ làm giảm sự phân cành và ngược lại từ đó sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới số hoa nở trên cây và năng suất của cây. Theo dõi chiều dài cành cấp 1 đầu tiên ở các mức bón kali khác nhau thu được kết quả ở bảng 3.3

Bảng 3.3. Ảnh hưởng của mức bón Kali đến chiều dài cành cấp 1 của giống lạc L14 (cm)

Thời gian sau mọc (ngày)

20 27 34 43 50 58 65 72 I 4,62 10,12 18,78 27,48 30,73 32,89 33,06 33,59 II 4,46 9,58 19,20 28,61 31,82 33,04 33,87 34,76 III(đ/c) 4,35 9,41 19,26 30,04 33,03 35,18 36,06 36,71 IV 4,28 9,31 19,38 31,15 33,73 35,88 36,81 37,89 V 4,21 9,26 19,41 31,61 33,91 36,07 37,36 38,06 VI 4,23 9,26 19,43 31,98 34,06 36,11 37,41 38,11

Biểu đồ 3.2. Ảnh hưởng của Kali đến chiều dài cành cấp 1

Giai đoạn 20 – 27 ngày sau mọc lúc này cành cấp 1 đã phát triển tương đối mạnh đóng góp vào quá trình tích lũy dinh dưỡng cho cây lạc chuẩn bị vào thời kì ra hoa. Giai đoạn này tốc độ tăng trưởng chiều cao cành cấp 1 còn chậm từ 0,3 – 0,7 cm/ngày. Trong giai đoạn này qua theo dõi thấy cành cấp 1 phát triển ở các công thức bón kali thấp hơn lại phát triển nhanh hơn. Do ở giai đoạn này thân chính ở các công thức này phát triển mạnh hơn nên cây sinh trưởng tốt hơn kéo theo cành cấp 1 cũng phát triển mạnh hơn. Giai đoạn này chiều dài cành cấp 1 biến động từ 9,26 - 10,12 cm công thức I có cành cấp I dài nhất với 10,12 cm cao hơn đối chứng 0,71 cm, sự khác nhau về chiều dài cành cấp 1 giữa các công thức là ít chưa thấy rõ sự khác biệt về ảnh hưởng của mức bón kali đến chiều dài cành cấp 1.

Sau mọc 34 – 43 ngày lúc này cây Lạc đang vào thời kỳ ra hoa rộ. Chiều dài cành cấp 1 tăng nhanh, tốc độ tăng chiều dài cành cấp 1 có thể đạt 1,2 – 1,5 cm/ngày. Lúc này ở các mức Kali khác nhau thấy có sự khác nhau về chiều dài cành cấp 1, phạm vi biến động từ 27,48 – 31,98 cm. Công thức đối chứng đạt 30,04cm, thấp nhất là công thức I với mức bón kali thấp nhất đạt 27,48 cm, thấp hơn đối chứng 2,56cm. Cao nhất là công thức VI với 31,98 cm cao hơn công thức I

4,5 cm và cao hơn đối chứng là 1,94 cm, công thức IV,V có chiều dài cành cấp 1là 31,15 cm và 31,61 cm. Như vậy ở các mức bón kali cao hơn thì chiều dài cành cấp 1 tăng hơn, điều này là do các công thức bón kali cao hơn thì dinh dưỡng cung cấp cho cây lạc đầy đủ hơn và huy động được lượng dinh dưỡng tốt hơn, nhất là thúc đẩy quá trình sử dụng đạm dạng NH4+ tốt hơn.

Sau mọc 50 – 60 ngày lúc này cây lạc đang vào giai đoạn làm quả, chiều dài cành cấp 1 vẫn tiếp tục tăng tuy nhiên tốc độ tăng chậm lại cây lạc cần nhiều dinh dưỡng tập trung vào quả, nhu cầu dinh dường lớn hơn. Chiều dài cành cấp 1 biến động từ 32,89 – 36,11cm, công thức đối chứng đạt chiều dài cành cấp 1 là 35,18 cm. Công thức I với 32,89 cm đạt chiều dài cành cấp 1 thấp nhất, thấp hơn đối chứng 2,29 cm, cao nhất vẫn là công thức VI với 36,11cm cao hơn công thức I là 3,22cm. ở các công thức có mức bón kali cao hơn thì chiều dài cành cấp 1 cũng cao hơn.

Khi cây lạc bước vào thời kì làm quả chắc, quá trình sinh trưởng sinh dưỡng bị ức chế bởi quá trình chín của lạc. Các bộ phận như thân, lá, cành tăng rất chậm và thay vào đó là quá trình tích lùy vật chất ở hạt. Vì vậy giai đoan này chiều dài cành cấp 1 tăng chậm dao động từ 33,59 - 38,11cm, công thức đối chứng đạt 36,71cm. Công thức I thấp nhất với 33,59 cm, thấp hơn đối chứng 3,12cm. Công thức VI cao nhất với 38,11 cm cao hơn đối chứng là 1,4 cm, cao hơn công thức I là 4,52 cm, các công thức IV, V với mức bón kali cao hơn đều cho chiều dài cành cấp 1 cao hơn.

Như vậy với các mức bón kali khác nhau thì mức bón kali cao hơn thì chiều dài cành cấp 1 cao hơn, mức bón kali thấp hơn thì chiều dài cành cấp 1 phát triển kém hơn. Giữa các mức bón kali cao ở các công thức IV, V, VI thì chiều dài cành tăng khi mức bón kali tăng. Tuy nhiên ở công thức VI với mức bón kali vượt trội thì chiều dài cành cấp 1 cũng không vượt trội so với công thức IV và V, không có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của kali đến sinh trưởng phát triển và năng suất giống lạc l14 vụ xuân 2008 tại nghi phong nghi lộc nghệ an (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w