Ảnh hưởng của mức bón Kali đến diện tích lá (S) và chỉ số diện tích lá (LAI) của giống lạc L

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của kali đến sinh trưởng phát triển và năng suất giống lạc l14 vụ xuân 2008 tại nghi phong nghi lộc nghệ an (Trang 35 - 38)

- Thời gian và tỉ lệ mọc mầm

3.1.4. Ảnh hưởng của mức bón Kali đến diện tích lá (S) và chỉ số diện tích lá (LAI) của giống lạc L

Lá là một bộ phận quan trọng của cây, làm nhiệm vụ quang hợp, chuyển hóa năng lượng ánh sáng và các chất vô cơ thành các chất hữu cơ cung cấp cho quá trình sinh trưởng, phát triển của cây. Lượng chất khô tích lũy được có đến 90 – 95% là do quang hợp. Chỉ số diện tích lá LAI là số m2 lá/m2 đất, chỉ tiêu này thể hiện khả năng hấp thu năng lượng ánh sáng mặt trời và quang hợp của quần thể ruộng lạc. Ở một giới hạn nhất định LAI càng tăng thì khả năng quang hợp càng cao, sự tích lũy chất khô càng nhiều, dẫn đến năng suất cây trồng cao. Ngược lại LAI thấp thì lượng chất khô cây tích lũy được là ít, dẫn đến năng suất sẽ kém. Tuy nhiên nếu LAI quá cao cũng không tốt do hiện tượng che khuất làm giảm khả năng hấp thu năng lượng ánh sáng mặt trời của các tầng lá dưới nên giảm lượng tích lũy chất khô.

Chỉ số diện tích lá chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như mật độ trồng, phân bón, nước…Trong thực tế sản xuất, trên ruộng lạc thường đạt LAI thấp hơn nhiều so với LAI tối ưu, nghĩa là ở chỉ số diện tích lá đó quần thể ruộng lạc không tận dụng tối đa năng lượng ánh sáng mặt trời chiếu xuống để quang hợp và tạo ra chất khô.

Để nâng cao năng suất lạc thông qua tăng chỉ số diện tích lá thích hợp, trong sản xuất hiện nay đã đề ra một số biện pháp kĩ thuật tác động như trồng dày hợp lí, các biện pháp tăng cường sinh trưởng sinh dưỡng….Theo dõi diện tích lá và chỉ số diện tích lá của cây lạc ở các mức bón kali khác nhau thu được kết quả được trình bày ở bảng 3. 4

Bảng 3. 4. Ảnh hưởng của mức bón Kali đến diện tích lá (S) và chỉ số diện tích lá (LAI) của giống lạc L14

CT

Thời kì trước ra hoa Thời kì ra hoa rộ Thời kì quả vào chắc S (dm2/cây) LAI (m2 lá/m2 đất) S (dm2/cây) LAI (m2 lá/m2 đất) S (dm2/cây LAI (m2 lá/m2 đất) I 4,05 1,62 7,41 2,96 7,87 3,14 II 4,26 1,70 7,83 3,13 8,25 3,30 III(đ/c) 4,85 1,94 8,26 3,30 8,70 3,48 IV 5,15 2,06 8,47 3,39 8,91 3,56 V 5,36 2,14 8,58 3,43 9,02 3,60 VI 5,41 2,16 8,60 3,44 9,07 3,62 LSD 0,05 0,58 0,23 0,38 0,15 0,40 0,16 Qua bảng số liệu cho thấy Diện tích lá và chỉ số diện tích lá LAI tăng dần qua các thời kỳ.

Thời kỳ trước ra hoa: Sau khi lạc mọc diện tích lá bắt đầu tăng lên, thời kì này diện tích lá biến động từ 4,05 – 5,41dm2/ cây, công thức đối chứng đạt diện tích lá 4,85dm2.

Ở các mức bón kali khác nhau thấy ở các công thức có mức bón kali thấp, diện tích lá, chỉ số diện tích lá đều thấp hơn so với các công thức có mức bón kali cao. Thấp nhất là công thức I với diện tích lá 4,05 dm2/cây và chỉ số diện tích lá LAI là 1,62 m2 lá/ m2 đất thấp hơn đối chứng là 0,8dm2. Đạt cao nhất là công thức VI với diện tích 5,41dm2/cây và chỉ số LAI là 2,16 m2lá/m2đất, diện tích lá cao hơn công thức I là 1,36 dm2/cây và cao hơn đối chứng là 0,56 dm2/cây. Như vậy ở thời kỳ này đã cho thấy tác động của kali đã ảnh hưởng đến diện tích lá và chỉ số diện tích lá LAI.

Diện tích lá và chỉ số LAI tiếp tục tăng và tăng nhanh ở thời kỳ ra hoa rộ, lượng diệp lục trong lá cũng đạt cao nhất vào thời kỳ này. Diện tích lá biến động từ 7,41 – 8,6 dm2/cây, thấp nhất vẫn là công thức I với diện tích lá là 7,41dm2/cây và chỉ số diện tích lá LAI đạt 2,96 m2lá/m2 đất. Cao nhất là công thức VI với diện tích lá 8,6 dm2/cây với LAI đạt 3,44 m2 lá/m2 đất, cao hơn công thức I là 1,19dm2/cây . Đến thời kỳ này chúng ta thấy rõ tác động của Kali đến diện tích lá và chỉ số LAI. Với mức bón kali cao hơn đáp ứng đủ lượng kali trong đất cho nhu cầu dinh dưỡng của cây lạc, kali tác động hoạt hóa các enzim có liên quan đến quá trình quang hợp. Kali len lỏi vào các phiến lục lạp lôi cuốn các sản phẩm của quá trình quang hợp, khiến cho các sản phẩm tạo thành không bị đọng lại, do vậy quá trình quang hợp được liên tục, tăng khả năng quang hợp, giúp cây sử dụng đạm dễ dàng nên cây sinh trưởng sinh dưỡng tốt hơn, tăng khả năng hấp thu năng lượng ánh sáng mặt trời. Do vậy ở mức kali cao hơn đáp ứng đủ lượng dinh dưỡng, cân đối cho cây lạc nên diện tích lá và LAI tăng cao hơn so với mức bón thấp.

Vào thời kỳ quả chắc diện tích lá và LAI vẫn tiếp tục tăng, tuy nhiên mức tăng chậm hơn do chất dinh dưỡng được tập trung nuôi quả, ít phát triển về thân, cành, lá. Diện tích lá thời kì này biến động từ 7,87 – 9,07 dm2/cây, thấp nhất vẫn là công thức I, với diện tích lá là 7,87 dm2/cây và LAI là 3,14 m2 lá/m2 đất. Cao nhất vẫn là công thức VI diện tích lá là 9,07 dm2/cây,và LAI là 3,62 m2lá/m2 đất.

Như vậy với mức bón kali khác nhau thì lượng kali cao hơn cho diện tích lá và LAI lớn hơn so với mức kali thấp. Lượng kali thấp cây không hấp thụ đủ dinh dưỡng nên giảm sinh trưởng sinh dưỡng của cây, giảm quang hợp và diện tích lá. Tuy nhiên với lượng kali cao 120 kg ở công thức VI thì so với công thức V với lượng kali là 90 kg thì diện tích lá và LAI không tăng, không có sự sai khác giữa 2 công thức như vậy khi bón kali với lượng lớn cũng không làm tăng diện tích lá.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của kali đến sinh trưởng phát triển và năng suất giống lạc l14 vụ xuân 2008 tại nghi phong nghi lộc nghệ an (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w