VI 34 67 65,37 * Thời gian ra hoa
3.2.2. Ảnh hưởng của mức bón Kali đến bệnh hại lá lạc trên giống lạc L
Trong vụ lạc xuân 2008 qua theo dõi thấy các bệnh hại chính gây hại lá lạc là bệnh đốm lá và bệnh gỉ sắt.
Bệnh đốm lá bao gồm bệnh đốm đen và bệnh đốm nâu:
Bệnh đốm nâu (cercospora arachidicola), gây ra các vết đốm trên lá và thân, phá hại mạch dẫn trên lá khiến lá sớm bị vàng chết, giảm diện tích bộ lá lạc [12].
Bệnh đốm đen (Phaeoi Sairopris Persomata) vết bệnh đầu tiên xuất hiện là những vết nhỏ hình dạng hơi tròn, màu đen, nằm phía dưới mặt lá, vết bệnh nhỏ hơn đốm nâu. Nếu bị bệnh nặng thì vết bệnh có hầu hết ở khắp tầng lá, thậm chí ở cuống lá, thân và tia củ [12].
Bệnh gỉ sắt (Puccinia archidis), do nấm Puccinia arachidis gây nên. Bệnh gây nên các vết đốm trên lá, màu vàng đỏ như gỉ sắt.
Với chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý sẽ tăng khả năng chống chịu của cây trước sự gây hại của bệnh hại. Theo dõi khả năng chống chịu của cây lạc ở các mức bón kali khác nhau , thu được kết quả trình bày ở bảng 3.10
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của mức bón kali đến bệnh hại lá lạc trên giống lạc L14
Thời
kỳ Ra hoa Quả chắc Thu hoạch
Bệnh Đốm lá Đốm lá Đốm lá Gỉ sắt %S lá ĐB %S lá ĐB %S lá ĐB %S lá ĐB I 2,5 2 9,2 3 15,3 4 17,9 4 II 2,1 2 8,4 3 13,8 4 14,6 4 III(đ/c) - 1 6,1 3 11,2 4 11,7 4 IV - 1 4,9 2 8,7 3 7,4 3 V - 1 4,3 2 6,0 3 6,8 3 VI - 1 3,2 2 5,3 3 6,0 3
Qua bảng 3.10. cho thấy
Vào thời kỳ ra hoa bệnh đốm lá còn gây hại ít. Bệnh xuất hiện và gây hại ở công thức I, II. Ta thấy thời kỳ này bệnh xuất hiện sớm ở các công thức I, II là những công thức có có lượng bón Kali thấp hơn. Ở những công thức có lượng bón kali cao thì bệnh chưa xuất hiện. Cây lạc sinh trưởng khỏe, cứng cây nên khả năng đề kháng của bệnh trước cây là tăng lên.
Ở thời kỳ quả vào chắc lúc này độ ẩm không khí tương đối cao, thời tiết không nóng thuận lợi cho bệnh phát triển mạnh hơn, các vết bệnh ở những lá gốc phát tán ra môi trường xung quanh, bệnh gây hại nhiều hơn ở những công thức có bón lượng kali thấp hơn, với điểm bệnh là ở mức 3, và phần trăm diện tích lá bị hại là từ 8,4 – 9,2%. Các công thức bón lượng kali cao hơn thì khả năng chống bệnh là tốt hơn, do kali ở trong cây ảnh hưởng đến quá trình hình thành màng tế bào và độ chắc của màng tế bào nên tăng khả năng chống bệnh cho cây. Các công thức IV, V, VI đều có phần trăm diện tích lá bị hại từ 3,2 – 4,9%, và điểm bệnh là mức 2.
Đến thời kỳ thu hoạch, xuất hiện thêm bệnh gỉ sắt. Tỉ lệ bệnh đốm lá dao động trong khoảng 5,3 – 15,3% lá bị hại, điểm bệnh ở mức 3, 4. Bệnh gây hại thấp nhất là ở công thức VI, ở các công thức IV, V có mức bón kali cao hơn thì sự kháng bệnh của cây là cao hơn so với các công thức I, II. Công thức I tỉ lệ bị bệnh là cao nhất với 15,3% diện tích lá bị hại và điểm bệnh là mức 4. Tỉ lệ bệnh gỉ sắt dao động từ 6,0 – 17,9% và điểm bệnh ở mức 3,4, bệnh gây hại cao nhất là công thức I với 17,9% diện tích lá bị hại, điểm bệnh ở mức 4. Thấp nhất là công thức VI với 6,0% diện tích lá bị hại, điểm bệnh ở mức 3.
Như vậy Kali có ảnh hưởng đến khả năng kháng bệnh của cây, với lượng kali cao thì cây lạc có khả năng kháng bệnh hại lá cao hơn so với các công thức có lượng bón kali thấp hơn.