Ảnh hưởng của mức bón Kali đến khả năng hình thành nốt sần của giống lạc L

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của kali đến sinh trưởng phát triển và năng suất giống lạc l14 vụ xuân 2008 tại nghi phong nghi lộc nghệ an (Trang 38 - 40)

- Thời gian và tỉ lệ mọc mầm

3.1.5.Ảnh hưởng của mức bón Kali đến khả năng hình thành nốt sần của giống lạc L

giống lạc L14

So với một số cây họ Đậu ngắn ngày khác thì nốt sần ở cây lạc hình thành muộn hơn, khi cây có 4 – 5 lá thật tức là khoảng sau gieo 15 – 30 ngày. Nốt sần

tạo được là do rễ lạc có khả năng cộng sinh với vi khuẩn Rhizobium vigna, vi khuẩn này xâm nhập qua màng lông hút, biểu bì rồi vào bên trong nội bì chúng sinh sản tại đó, đồng thời làm cho tế bào rễ phân chia không bình thường tạo nên các u nhỏ gọi là nốt sần. Kích thước và số lượng nốt sần tăng dần trong quá trình sinh trưởng của cây lạc, và đạt cực đại vào quá trình hình thành quả và hạt.

Vi khuẩn Rhizobium vigna có mối quan hệ cộng sinh với cây lạc, cây cung cấp năng lượng cho vi khuẩn hoạt động và ngược lại vi khuẩn nốt sần sẽ tổng hợp đạm từ dạng vô cơ sang dạng hữu cơ cung cấp cho cây. Do vậy số lượng nốt sần phản ánh một phần quá trình sinh trưởng phát triển của cây lạc. Hoạt động của vi khuẩn thông qua số lượng nốt sần nhiều hay ít, số nốt sần cây nhiều thì vi khuẩn hoạt động càng mạnh, và ngược lại số nốt sần ít thì vi khuẩn hoạt động ít hơn.

Theo dõi khả năng hình thành nốt sần của cây lạc ở các mức bón kali khác nhau, thu được kết quả trình bày ở bảng 3.5

Bảng 3.5. Ảnh hưởng của mức bón Kali đến số lượng nốt sần của giống lạc L14 CT Thời kì trước ra hoa Thời kì ra hoa rộ Thời kì quả vào chắc

I 99,55 235,91 281,60 II 99,64 261,77 297,23 III(đ/c) 101,22 283,10 335,56 IV 105,44 300,73 351,78 V 113,20 331,00 378,44 VI 113,00 336,90 378,56 LSD 0,05 12,84 25,86 12,79

Qua bảng số liệu cho thấy với các mức bón Kali khác nhau đều cho số lượng nốt sần tăng dần từ thời kỳ trước ra hoa đến thời kỳ quả vào chắc .

Vào thời kỳ trước ra hoa của cây lạc số lượng nốt sần còn ít, dao động từ 99,55 – 113,20 nốt sần. Số lượng nốt sần trong thời kỳ này còn ít do sự hình thành nốt sần của lạc là chậm hơn so với các cây bộ Đậu khác, với các mức Kali khác nhau cũng chưa cho thấy rõ sự khác biệt về số lượng nốt sần giữa các công thức.

Khi cây lạc bước vào thời kỳ ra hoa rộ cây lạc phát triển mạnh cả về sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực, cây sinh trưởng mạnh làm số lượng nốt sần tăng nhanh biến động từ 235,91 – 336,90 nốt sần. Công thức đối chứng có

số nốt sần là 283,10 nốt sần. Thấp nhất trong thời kì này là công thức I với số lượng nốt sần là 235,91 thấp hơn đối chứng là 47,19 nốt sần. Công thức VI có số nốt sần cao nhất với 336,90 cao hơn đối chứng là 53,80 nốt sần, cao hơn công thức I là 101 nốt sần, công thức IV,V có số nốt sần tương ứng là 300,73, và331 nốt sần.

Như vậy thời kỳ này đã thấy rõ ảnh hưởng của kali đến số lượng nốt sần, ở các công thức có mức bón kali cao thì số lượng nốt sần tăng lên. Điều này là do cây lạc được cung cấp đủ dinh dưỡng cây sinh trưởng phát triển tốt, nên khả năng cộng sinh với nốt sần cũng tốt hơn, ngoài ra một số loài vi khuẩn Rhizobium có nhu cầu về kali. Kali có vai trò tạo áp suất thẩm thấu trong quá trình trao đổi chất, của vi khuẩn cũng như dung dịch huyết tương của cây lạc, giúp cho quá trình cộng sinh giữa cây lạc và nốt sần được thuận lợi. Lượng kali trong đất đủ cung cấp cho cây, còn làm tăng khả năng hút lân của cây lạc, giúp cho nốt sần hoạt động càng mạnh hơn và khả năng cộng sinh cũng lớn hơn. Vì vậy với lượng kali lớn hơn thì số lượng nốt sần cũng lớn hơn so với lượng kali thấp.

Khi cây lạc bước vào thời kỳ quả chắc, lúc này số lượng nốt sần cao nhất và vào thời kỳ này số lượng nốt sần cũng hoạt động mạnh nhất, lượng đạm cố định cũng đạt cực đại, với 90% lượng đạm cố định được cung cấp cho cây. Số lượng nốt sần giai đoạn này biến động từ 281,60 – 378,56. Công thức đối chứng có số lượng nốt sần là 335,56. Công thức I là công thức có số lượng nốt sần thấp nhất với 281,60 nốt sần, thấp hơn đối chứng là 53,96 nốt sần. Công thức VI có số nốt sần cao nhất là 378,56 nốt sần, cao hơn đối chứng là 43 nốt sần, cao hơn công thức I là 97 nốt sần.

Tóm lại Kali có ảnh hưởng đến số lượng nốt sần của lạc, ở các mức bón kali khác nhau thì số nốt sần tăng theo lượng bón kali, với mức bón kali thấp số nốt sần thấp hơn, tuy nhiên ở mức bón kali vượt trội ở công thức VI thấy số lượng nốt sần so với công thức V là không có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của kali đến sinh trưởng phát triển và năng suất giống lạc l14 vụ xuân 2008 tại nghi phong nghi lộc nghệ an (Trang 38 - 40)