Ảnh hưởng của mức bón Kali đến năng suất thực thu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của kali đến sinh trưởng phát triển và năng suất giống lạc l14 vụ xuân 2008 tại nghi phong nghi lộc nghệ an (Trang 57 - 58)

VI 34 67 65,37 * Thời gian ra hoa

3.3.2.3.Ảnh hưởng của mức bón Kali đến năng suất thực thu

Năng suất thực thu là năng suất thực tế thu được trên một đơn vị diện tích. Đây là chỉ tiêu thực tế đánh giá được đặc tính tốt xấu của giống, trong điều kiện ngoại cảnh nhất định, và phản ánh được ảnh hưởng của mức dinh dưỡng đến cây trồng. Năng suất lí thuyết thường cao hơn năng suất thực thu do ở môi trường bên ngoài năng suất cây trồng phải chịu tác động của ngoại cảnh, sâu bệnh dẫn đến sự mất mát. Ngoài ra các biện pháp thâm canh cũng quyết định đến năng suất thực thu của giống.

Với các mức bón kali khác nhau, năng suất thực thu biến động từ 25,33 – 34,73 tạ/ha. Công thức đối chứng đạt năng suất thực thu là 30,33 tạ/ha. Công thức VI với mức bón kali cao nhất đạt năng suất cao nhất là 34,73 ta/ha, cao hơn đối chứng là 4,4 tạ/ha. Thấp nhất là công thức I với 25,33 tạ/ha, thấp hơn công thức VI là 9,4 tạ/ha. Qua phân tích mối tương quan giữa lượng Kali và NSTT, thấy lượng Kali có mối tương quan thuận rất chặt với r = 0,97 được thể hiện qua hàm y = 2,064x+23,626.

Như vậy năng suất thực thu của lạc tăng khi mức bón kali tăng. Kali có tác động đến năng suất của cây lạc khi được bón trên đất bạc màu, kali làm tăng năng suất lạc đáng kể.

Với các công thức IV, V, VI mức bón Kali cao, đều cho năng suất thực thu tăng. Tuy nhiên ở mức bón lên 120 kg ở công thức VI thì năng suất thực thu lại không tăng so với công thức V. Như vậy bón quá nhiều Kali không làm năng suất của lạc tăng lên.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của kali đến sinh trưởng phát triển và năng suất giống lạc l14 vụ xuân 2008 tại nghi phong nghi lộc nghệ an (Trang 57 - 58)