VI 34 67 65,37 * Thời gian ra hoa
3.2.1. Ảnh hưởng của liều lượng bón Kali đến sâu hại trên giống lạc L
Cây lạc là đối tượng của nhiều loại sâu hại khác nhau và trong mỗi thời kỳ từ gieo đến thu hoạch, lúc nào lạc cũng có thể bị sâu phá hại.
Trong điều kiện vụ xân 2008, ngay từ đầu đã không đảm bảo về thời vụ do thời tiết rét kéo dài nên làm thời vụ kéo dài, là một trong những nguyên nhân làm vụ lạc xuân 2008 bị hai đợt sâu phá hại mạnh, là lúc lạc bắt đầu ra hoa và thời kỳ lạc bắt đầu làm quả.
Theo dõi sự biến động của sâu hại lạc thấy sâu khoang (Spodoptera litura) là đối tượng gây hại chính trên ruộng lạc. Sâu trưởng thành đẻ trứng thành từng ổ, mỗi ổ vài trăm quả, 2 – 3 ngày sau trứng nở. Sâu non phá hại rất mạnh ăn cả thân, lá, làm cho cây lạc bị trơ trọi lá. Sâu khoang có thể gây hại lá tới 81% và làm giảm tới 18% năng suất lạc [4].
Theo dõi sự biến động số lượng sâu khoang trên các công thức bón Kali khác nhau ở các thời kì thu được kết quả như sau:
Bảng 3. 9. Ảnh hưởng của mức bón Kali đến sự biến động số lượng sâu khoang trên giống lạc L14 (con/m2)
Thời kỳ CT 3 – 5lá Trước ra hoa Ra hoa rộ Đâm tia làm quả Quả vào chắc I 1,50 11,10 5,80 18,60 2,16 II 1,51 10,16 4,80 18,00 2,06 III(đ/c) 1,40 8,60 4,73 17,10 1,86
IV 1,41 7,83 4,30 15,50 1,46V 1,40 7,16 3,16 15,80 1,30 V 1,40 7,16 3,16 15,80 1,30 VI 1,26 6,76 2,97 14,30 1,06 Qua bảng số liệu cho thấy
Sâu khoang phá hại trong suốt thời kỳ sinh trưởng của Lạc. Trong suốt thời vụ mật độ sâu khoang đạt cao nhất ở hai thời điểm trước ra hoa và đâm tia làm quả.
Thời kỳ 3 – 5 lá lúc này mật độ sâu còn ít, không gây hại đáng kể biến động từ 1,26 – 1,51 con/m2. Thời kỳ này cây lạc còn nhỏ, sự biến động sâu khoang cũng không lớn, cây lạc mới mọc được 20 – 30 ngày tác động của Kali đến sự biến động số lượng sâu khoang là chưa rõ ràng.
Vào thời kỳ trước ra hoa lúc này mật độ sâu khoang lớn, biến động trong khoảng 6,76 – 11,10 con/m2. Lúc này cây lạc phát triển mạnh về thân cành lá làm mật độ sâu hại cũng tăng lên. Qua theo dõi thấy mật độ sâu khoang ở các công thức đã có sự biến động, ở các công thức có bón lượng kali cao hơn thì mật độ sâu ít hơn. Công thức bị phá hại mạnh nhất là công thức I và công thức II, công thức I có mật độ sâu khoang là 11,10 con/m2, nhiều hơn công thức đối chứng là 2,5 con/m2. Công thức VI có mật độ sâu thấp nhất với 6,76 con/m2. Ở các công thức có mức bón kali cao hơn thì mật độ sâu thấp hơn so với các công thức có mức bón thấp, mức bón kali đầy đủ giúp cây sinh trưởng phát triển khỏe, kali trong cây ảnh hưởng đến quá trình hình thành màng tế bào và độ chắc của nó, nên giúp cây cứng cáp hơn nên mật độ sâu hại là thấp hơn so với các công thức có lượng bón kali thấp hơn.
Vào thời kỳ ra hoa rộ mật độ sâu hại giảm xuống do sâu khoang đã hoàn thành một vòng đời và lúc này sâu non là ít hơn, biến động từ 2,97 – 5,80 con/m2, ở các công thức I, II số lượng sâu vẫn nhiều nhất và ở các mức bón kali nhiều hơn số lượng sâu là thấp hơn.
Mật độ sâu hại lại tăng cao vào thời kỳ lạc đâm tia làm quả, lúc này mật độ sâu khoang tăng cao, cây lạc sinh trưởng phát triển mạnh về thân cành lá, nhiệt độ, độ ẩm thuận lợi làm cho vụ lạc xuân năm nay bị sâu hại phá hại rất nặng, nếu
không phòng trừ kịp thời thì sẽ bị sâu phá hại nhiều, ảnh hưởng đến năng suất. Mật độ sâu khoang lúc này biến động từ 14,30 – 18,60 con/m2, công thức đối chứng có mật độ sâu khoang là 17,10 con/m2. Giữa các công thức có mức bón kali khác nhau là có sự khác biệt về mật độ sâu khoang, thấp nhất là công thức VI với 14,30 con/m2, thấp hơn đối chứng là 2,80 con/m2, mật độ sâu cao nhất là ở công thức I với 18,60 con/m2 nhiều hơn đối chứng là 1,5 con/m2, nhiều hơn công thức VI là 4,30 con/m2. Ở các công thức có mức kali cao hơn thì mật độ sâu là thấp hơn.
Mật độ sâu giảm xuống ở thời kỳ quả vào chắc, lúc này cây lạc đã phát triển sinh thực là chủ yếu, vật chất khô tích lũy chủ yếu dùng để nuôi quả và hạt, các bộ phận sinh trưởng sinh dưỡng phát triển rất ít, nên lá già hơn cây lạc cứng hơn, làm mật độ sâu giảm xuống. Mật độ sâu thời kỳ này biến động từ 1,06 – 2,16 con/m2, thấp nhất vẫn là công thức VI với 1,06 con/m2, cao nhất vẫn là công thức I với 2,16 con/m2.
Như vậy Kali có ảnh hưởng đến mật độ sâu khoang, với mức bón kali nhiều hơn ở các công thức thì khả năng chống chịu với sâu khoang là tốt hơn, với các mức bón kali ở các công thức thấp hơn thì sâu hại nặng hơn.