KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I Kết luận

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của kali đến sinh trưởng phát triển và năng suất giống lạc l14 vụ xuân 2008 tại nghi phong nghi lộc nghệ an (Trang 58 - 62)

VI 34 67 65,37 * Thời gian ra hoa

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I Kết luận

I. Kết luận

Từ những kết quả nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng của kali đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lạc L14, vụ Xuân 2008 tại Nghi Phong-Nghi Lộc - Nghệ An” rút ra được một số kết luận sau:

1. Thời gian mọc mầm không bị ảnh hưởng khi bón phân kali với các mức khác nhau, với các mức bón kali khác nhau lạc đều có thời gian mọc mầm là 12 ngày. Tỉ lệ mọc mầm của lạc là không cao trong vụ xuân 2008 do thời tiết rét kéo dài. Các mức kali khác nhau không ảnh hưởng đến tỉ lệ mọc mầm.

2. Chiều cao cây và chiều dài cấp 1 tăng khi mức bón kali tăng. Các công thức có bón kali thấp đều có chiều cao và chiều dài cành cấp 1 thấp hơn so với các công thức có mức bón kali cao. Khi tăng lượng kali lên 120kg/ha thì thấy chiều cao cây và chiều dài cành cấp 1 tăng ít. Bón kali với mức cao trên 90 kg/ha không làm tăng chiều cao cây và chiều dài cành cấp 1 thêm với mức có ý nghĩa.

3. Diện tích lá và chỉ số diện tích lá tăng khi lượng bón kali tăng. Lượng bón kali thấp làm diện tích lá và chỉ số diện tích lá giảm xuống. Lượng bón kali

lên 120 kg không làm tăng diện tích lá và chỉ số diện tích lá lên đáng kể so với mức bón 90 kg.

4. Kali có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa N – K, N – P giúp cây cân bằng được lượng đạm, lân, kali nên với các lượng bón kali cao hơn thì số lượng nốt sần tăng lên. Với mức bón kali thấp hơn thì số lượng nốt sần thấp hơn ở cả 3 thời kỳ.

5. Khối lượng khô của cây tăng lên cùng với mức bón kali, lượng chất khô thấp nhất ở công thức I với lương bón kali thấp nhất. Với mức bón kali tăng lên lượng chất khô tăng lên. Ở công thức VI mức bón 120 kg K2O thì thấy lượng chất khô cũng không tăng với mức có ý nghĩa so với công thức V 90 kg K2O.

6. Thời gian ra hoa của lạc có sự khác nhau, mức bón kali thấp có thời gian ra hoa sớm hơn so với các công thức có mức bón kali cao. Các công thức có mức bón kali từ 90 – 120 kg K2O, ra hoa muộn hơn so với công thức I. Thời gian kết thúc ra hoa của lạc muộn dần khi tăng các mức bón kali. Lạc bón 120 kg K2O cho số hoa là 65,37 hoa/cây. Số hoa trên cây ở công thức VI so với công thức V là không tăng.

7. Kali ảnh hưởng đến mật độ sâu hại, với mức bón kali cao hơn ở các công thức III, IV, V, VI thấy mật độ sâu thấp hơn so với các công thức I,II với lượng bón kali thấp hơn.

Bệnh hại lá lạc tỉ lệ nghịch với lượng bón kali. Kali ảnh hưởng đến quá trình hình thành màng tế bào và độ chắc của nó nên tăng khả năng chống bệnh. Lượng bón kali cao thì tỉ lệ cây lạc bị bệnh hại lá càng thấp.

8. Phân kali có ảnh hưởng rõ đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống lạc L14 trên đất cát bạc màu. Khi lượng kali tăng thì năng suất lạc tăng, đạt cao nhất ở công thức VI với 120 kg K2O. So sánh giữa công thức VI và công thức V thấy năng suất ở công thức VI là không tăng so với công thức V trong khi lượng bón kali là cao hơn.

9. Trên đất cát bạc màu ở Nghệ An lượng kali thiếu hụt, bón kali làm tăng năng suất lạc một cách đáng kể, tuy nhiên qua nghiên cứu thấy bón kali với lượng 120 kg K2O, thấy năng suất quả không tăng lên đáng kể, tỉ lệ quả lép cũng không

giảm trong khi nếu tính thực lãi thì lại giảm rõ rệt, bón quá nhiều kali trong đất làm cây tiêu thụ xa xỉ kali mà không làm tăng năng suất lạc.

II. Kiến nghị

1. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên giống lạc L14 vụ xuân 2008 trên đất cát pha huyện Nghi Lộc, để đạt năng suất lạc cao và đảm bảo hiệu quả kinh tế cần khuyến cáo người dân bón kali ở mức 60 – 90 kg K2O/ha.

2. Nghiên cứu mới chỉ bón kali ở phương thức bón lót 100%, chưa nghiên cứu kĩ thuật và thời kỳ bón kali vì vậy cần có những nghiên cứu tiếp tục để có biện pháp sử dụng kali hiệu quả nhất, thích hợp với vùng đất cát Nghi lộc

3. Nghiên cứu chỉ mới dừng ở mức bón 120 kg K2O/ha, vì vậy cần có những nghiên cứu tăng mức kali lên để xem ảnh hưởng của việc bón kali quá lớn đến năng suất của lạc tại đất cát pha.

4. Cần có những nghiên cứu về chất lượng hạt ( hàm lượng dầu trong hạt) để thấy tác dụng của kali trong việc tăng chất lượng nông sản.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của kali đến sinh trưởng phát triển và năng suất giống lạc l14 vụ xuân 2008 tại nghi phong nghi lộc nghệ an (Trang 58 - 62)