Ảnh hưởng của mức bón Kali đến chiều cao thân chính của giống lạc L

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của kali đến sinh trưởng phát triển và năng suất giống lạc l14 vụ xuân 2008 tại nghi phong nghi lộc nghệ an (Trang 29 - 33)

- Thời gian và tỉ lệ mọc mầm

3.1.2.Ảnh hưởng của mức bón Kali đến chiều cao thân chính của giống lạc L

Công thức bón Thời gian từ khi gieo đến mọc (ngày) Tỉ lệ mọc mầm (%)

I 12 81,67 II 12 80,56 III (đ/c) 12 82,06 IV 12 80,96 V 12 80,73 VI 12 81,66 Từ kết quả bảng 3.1 chúng tôi có nhận xét.

Các công thức bón với các mức phân Kali khác nhau đều có thời gian từ gieo đến mọc là 12 ngày. Giữa các công thức có tỉ lệ mọc mầm khác nhau, biến động trong khoảng 80,56 – 82,06% cao nhất là công thức đối chứng với 82,06%, tiếp đến là công thức I và công thức VI đều có tỉ lệ mọc mầm xấp xỉ nhau là 81,66% các công thức II, IV, V đều đạt tỉ lệ mọc mầm trên 80%, thấp nhất là công thức II với 80,56%.

Như vậy ta thấy thời gian mọc mầm của lạc kéo dài do gặp rét, và các mức phân kali khác nhau không ảnh hưởng đến thời gian mọc mầm của hạt lạc. Tỉ lệ mọc mầm giữa các công thức bón có chênh lệch nhau điều này là do trong thời gian hạt lạc ở trong đất gặp điều kiện nhiệt độ thấp kéo dài, không thuận lợi cho lạc mọc mầm, ngoài ra do ở trong đất lâu nên các hạt giống bị một số côn trùng trong đất ăn dẫn đến tỉ lệ mọc mầm giữa các công thức bón là chênh lệch nhau.

3.1.2. Ảnh hưởng của mức bón Kali đến chiều cao thân chính của giống lạc L14 L14

Thân lạc có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây. Đó là bộ phận trung gian để vận chuyển vật chất từ rễ lên lá, và các sản phẩm do lá đồng hoá được xuống rễ, quả và hạt.

Sự tăng trưởng chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lạc, khả năng tích luỹ chất khô và mối tương quan giữa sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực, từ đó ảnh hưởng đến năng suất lạc.

Tốc độ chiều cao thân tăng dần trong thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng và đạt cao nhất trong thời kì ra hoa rộ, khoảng 0,7- 1,5 cm/ngày. Giai đoạn đâm tia hình thành quả tốc độ tăng trưởng chiều cao thân giảm xuống còn khoảng 0,2 – 0,5 cm/ngày. Trong thời kì chín nếu gặp điều kiện thuận lợi tốc độ tăng chiều cao thân lại tăng có thể 0,3 – 0,7 cm/ngày.

Tốc độ tăng chiều cao cây phụ thuộc đặc tính di truyền của giống, điều kiện ngoại cảnh và biện pháp kĩ thuật canh tác. Theo dõi sự tăng trưởng chiều cao cây của giống lạc L14 ở các mức phân Kali khác nhau chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.2

Bảng 3.2. Ảnh hưởng của mức bón Kali đến chiều cao thân chính của giống lạc L14 (cm)

CT Thời gian sau mọc (ngày)

18 25 32 40 48 55 62 69 76I 6,20 8,16 14,68 21,58 30,95 31,77 32,76 33,02 33,41 I 6,20 8,16 14,68 21,58 30,95 31,77 32,76 33,02 33,41 II 6,02 8,04 14,70 22,97 31,61 32,81 33,98 34,13 34,39 III (đ/c) 5,95 7,99 15,00 23,71 31,70 33,19 35,33 36,47 37,06 IV 5,95 7,89 15,16 23,81 31,82 32,26 36,29 36,86 37,21 V 6,00 7,85 15,21 23,83 32,17 33,40 36,49 36,97 37,34 VI 6,01 7,87 15,24 23,86 32,25 33,41 36,51 37,08 37,41

Biểu đồ 3.1: Ảnh hưởng của Kali đến chiều cao cây Từ kết quả thu được bảng trên cho thấy:

Sau mọc 18 -25 ngày chiều cao thân chính đạt cao nhất là ở công thức I (30 kg K2O) với 8,16 cm. Công thức đối chứng cao 7,99 cm, thấp hơn công thức I là 0,17cm. Công thức VI với lượng kali cao nhất đạt 7,87 cm. Như vậy trong thời kỳ này ảnh hưởng của kali đến chiều cao thân là chưa rõ ràng, lúc này cây lạc đang ở thời kỳ cây con lượng Kali mà cây lạc hút chỉ mới 19% so với tổng lượng kali mà cây lạc hút trong cả quá trình sinh trưởng và phát triển.

Sau mọc 25 – 32 ngày là giai đoạn đầu của thời kỳ ra hoa, chiều cao cây bắt đầu có sự khác nhau giữa các công thức. Đây là giai đoạn cây chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng đến sinh trưởng sinh thực. Giai đoạn này đã cho thấy sự sai khác về chiều cao cây. Chiều cao cây biến động trong khoảng từ 14,75 – 15,24 cm, công thức đối chứng cao 15 cm. Cao nhất là công thức VI với 15,24 cm cao hơn đối chứng là 0,25 cm, thấp nhất là công thức I với 14,75 cm thấp hơn công thức VI là 0,49 cm. Như vậy thời gian này ở các mức bón Kali khác nhau đã thấy có sự sai khác tuy nhiên không lớn.

Sau mọc 32 – 40 ngày là giai đoạn cây Lạc ra hoa rộ, giai đoạn này tốc độ tăng trưởng chiều cao cây mạnh nhất. Lúc này lượng kali mà cây hút chiếm đến 53% tổng lượng kali mà cây hút trong cả quá trình sinh trưởng và phát triển. Chiều cao cây lúc này biến động từ 21,58-23,86 cm, công thức đối chứng có chiều cao 23,71 cm. Chiều cao cây đạt lớn nhất là công thức VI với 23,86 cm cao hơn đối chứng 0,15 cm. Công thức I với lượng kali thấp nhất đạt 21,58 cm thấp hơn đối chứng là 2,13 cm, thấp hơn công thức VI là 2,28 cm. Thời kỳ này đã thấy rõ tác động của kali đên tăng trưởng chiều cao thân, ở những mức bón kali cao hơn thì sự tăng trưởng chiều cao cây là mạnh hơn so với mức bón thấp. Điều này được giải thích là do trên đất cát ven biển bạc màu lượng kali thấp, thiếu đối với cây lạc trong khi thời gian này cây cần lượng kali lớn cho sự phát triển. Thiếu kali ở những công thức có lượng bón thấp nên cây lạc đã không thể tự cân đối cho mình nhu cầu về nguyên tố kali trong đất, nên ảnh hưởng đến mối tương quan giữa N – K làm cho cây hấp thụ đạm kém hơn nên chiều cao cây tăng chậm và cây thường bị lùn. Ở các mức bón kali cao hơn thì chiều cao cây tăng lên rõ rệt so với mức bón thấp. Cây lạc còn tiếp tục tăng trưởng chiều cao cây ở các giai đoạn tiếp theo.

Sau mọc 55 – 62 ngày đang là giai đoạn hình thành quả tốc độ tăng trưởng chiều cao cây giảm xuống. Giai đoạn này cây vừa sinh trưởng sinh dưỡng vừa tập trung dinh dưỡng phát triển quả, đòi hỏi lượng dinh dưỡng phải cung cấp đủ để quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng về nuôi quả, cũng như cây tiếp tục sinh trưởng được thuận lợi. Do vậy qua theo dõi thấy ở các công thức có mức bón kali cao hơn thì chiều cao cây lớn hơn so với mức bón thấp. Chiều cao cây lúc này biến động từ 32,76 - 36,51cm công thức đối chứng đạt chiều cao 35,33cm thấp nhất là công thức I với 32,76 cm thấp hơn đối chứng 2,57 cm cao nhất là công thức VI với 36,51cm cao hơn công thức I là 3,57cm.

Chiều cao cây tiếp tục tăng ở thời kỳ quả vào chắc. Giai đoạn này tốc đố tăng trưởng chiều cao cây ít hơn, dinh dưỡng tập trung để nuôi quả. Chiều cao cây biến động từ 33,11 – 37,41 cm công thức đối chứng cao 37,06 cm thấp nhất là

công thức I với 33,11 cm thấp hơn đối chứng 3,95 cm, cao nhất là công thức VI với 37,41 cm cao hơn đối chứng là 0,35cm, cao hơn công thức I là 4,3 cm.

Tóm lại ở các mức bón kali khác nhau có sự khác nhau về tăng trưởng chiều cao cây. Ở mức bón kali thấp hơn thì chiều cao cây là thấp hơn và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây là ít hơn so với các mức bón kali cao hơn. Giữa các mức bón kali cao ở công thức IV, V, VI thì chiều cao cây ở công thức VI là lớn nhất tuy nhiên sự chênh lệch chiều cao giữa công thức V và công thức VI là không có sự sai khác có ý nghĩa vè mặt thống kê, như vậy tăng mức bón kali lên 120kg thì chiều cao cây không tăng lên so với mức bón 90 kg.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của kali đến sinh trưởng phát triển và năng suất giống lạc l14 vụ xuân 2008 tại nghi phong nghi lộc nghệ an (Trang 29 - 33)