Ảnh hưởng của Kali đến khả năng tích lũy chất khô của giống lạc L

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của kali đến sinh trưởng phát triển và năng suất giống lạc l14 vụ xuân 2008 tại nghi phong nghi lộc nghệ an (Trang 40 - 43)

- Thời gian và tỉ lệ mọc mầm

3.1.6.Ảnh hưởng của Kali đến khả năng tích lũy chất khô của giống lạc L

Cây lạc tích lũy chất khô được là là nhờ vào quá trình quang hợp, có tới 90 – 95% các chất được tạo ra là nhờ vào quá trình quang hợp là chủ yếu. Các sản

phẩm quang hợp này một phần được dùng cho các hoạt động sống của cây, một phần tạo ra cơ quan cấu trúc mới và phần lớn tích lũy trong cây sau đó được vận chuyển vào quả và hạt. Các cơ quan dinh dưỡng của cây lạc sinh trưởng phát triển khỏe, đạt trọng lượng khô cao, diện tích lá lớn…là cơ sở để cây có số quả nhiều, trọng lượng quả lớn.

Khả năng tích lũy chất khô phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống, khả năng sinh trưởng của cây, điều kiện ngoại cảnh và dinh dưỡng. Sinh trưởng phát triển mạnh tạo bộ khung tán lớn, diện tích bề mặt hoạt động mạnh dẫn đến khả năng tích lũy chất khô lớn, là tiền đề cho năng suất cao.

Theo dõi khả năng tích lũy chất khô của lạc ở các mức bón kali khác nhau, thu được kết quả ở bảng 3.6

Bảng 3.6. Ảnh hưởng của mức bón Kali đến sự tích lũy chất khô của giống lạc L14 (g/cây)

CT Thời kì trước ra

hoa Thời kì ra hoa rộ Thời kì quả vào chắc

I 2,98 6,96 28,70 II 3,08 7,25 29,64 III(đ/c) 3,21 7,69 31,45 IV 3,32 7,91 32,98 V 3,37 8,03 33,76 VI 3,41 8,13 33,96 LSD 0,05 0,32 0,35 1,07

Qua bảng số liệu cho thấy

Ở các mức bón kali khác nhau khả năng tích lũy chất khô của cây lạc tăng dần từ thời kỳ trước trước ra hoa đến thời kỳ quả vào chắc.

Ở thời kỳ trước ra hoa, lượng chất khô trong cây biến động trong khoảng 2,98 – 3,41 g/cây. Qua bảng thấy khả năng tích lũy chất khô của cây lạc ở mức bón kali khác nhau đã có sự khác nhau. Các công thức có lượng bón kali cao hơn có xu hướng tăng trọng lượng khô hơn so với công thức có lượng bón kali thấp hơn. Lượng chất khô trong thời kỳ này biến động từ 2,98 – 3,41 g/cây. Thấp nhất là công thức I với lượng chất khô là 2,98 g/cây, cao nhất là công thức VI với 3,41 g/cây cao hơn công thức I là 0,43 g/cây.

Vào thời kỳ cây lạc ra hoa rộ cây sinh trưởng mạnh về thân, cành, lá khả năng tích lũy chất khô lớn hơn. Ở các công thức với mức bón Kali khác nhau đã cho thấy rõ sự khác biệt. Khả năng tích lũy chất khô biến động từ 6,96 – 8,13 g/cây công thức đối chứng đạt 7,69 g/cây. Ở các mức bón kali thấp hơn cho thấy khả năng tích lũy chất khô là kém hơn, thấp nhất là công thức I với 6,96 g/cây thấp hơn đối chứng là 0,73 g/cây. Công thức VI đạt trọng lượng khô cao nhất với 8,13 g/cây cao hơn đối chứng là 0,44 g/cây, cao hơn công thức I là 1,17 g/cây. Như vậy sự tích lũy chất khô ở các mức bón kali là khác nhau, mức bón cao hơn khả năng tích lũy là lớn hơn. Điều này có thể được giải thích là do cây lạc tích lũy được chất khô là nhờ vào quá trình quang hợp. Có tới 90 - 95% chất khô tích lũy được là nhờ vào quá trình quang hợp. Lượng kali trong đất đủ sẽ đảm bảo dinh dưỡng cho sự phát triển của cây lạc, kali trong cây ảnh hưởng đến sự vận chuyển đường, tổng hợp đường làm tăng tỉ lệ C/N trong cây. Quá trình quang hợp được thuận lợi, khả năng quang hợp lớn, làm cơ quan dinh dưỡng sinh trưởng khỏe, diện tích lá lớn, nên khả năng tích lũy chất khô là lớn hơn.

Thời kỳ quả vào chắc, lúc này lượng chất khô tích lũy được là rất lớn, sự tích lũy chất khô vào rễ, thân, lá và cành lạc tăng cùng với sự tăng tương ứng của tốc độ sinh trưởng của từng bộ phận biến động từ 28,70 – 33,96 g/cây. Công thức đối chứng đạt 31,45 g/cây, thấp nhất vẫn là công thức I với 28,70 g/cây thấp hơn

đối chứng là 2,75 g/cây. Cao nhất là công thức VI với 33,96 g/cây cao hơn đối chứng là 2,51 g/cây, cao hơn công thức I là 5,26 g/cây. Ở các mức bón kali cao hơn ở công thức IV, V khả năng tích lũy chất khô cũng là lớn hơn.

Tóm lại Kali có ảnh hưởng đến khả năng tích lũy chất khô của cây lạc. Lượng kali lớn hơn thì khả năng tích lũy chất khô là lớn hơn so với lượng kali ít hơn. Lượng chất khô trong cây tích lũy được là một trong những cơ sở để cây lạc đạt năng suất cao, tuy nhiên với lượng kali lớn ở công thức VI 120 kg thì lượng chất khô tích lũy được ở các thời kỳ thấy không sai khác so với công thức V.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của kali đến sinh trưởng phát triển và năng suất giống lạc l14 vụ xuân 2008 tại nghi phong nghi lộc nghệ an (Trang 40 - 43)