VI 34 67 65,37 * Thời gian ra hoa
3.3.1. Ảnh hưởng của mức bón Kali đến các yếu tố cấu thành năng suất
Năng suất là một chỉ tiêu tổng hợp đánh giá một cách đúng đắn nhất các biện pháp kỹ thuật tác động vào nó. Mọi biện pháp kỹ thuật đều nhằm mục đích cuối cùng là làm tăng năng suất cây trồng. Đối với cây lạc năng suất là kết quả tổng hợp của các yếu tố cấu thành năng suất bao gồm tổng số quả trên cây, tổng số quả chắc trên cây, khối lượng 100 quả, khối lượng 100 hạt, tỉ lệ nhân…
Tất cả các yếu tố cấu thành năng suất đều chịu sự chi phối của bản chất di truyền của giống, và chịu ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật. Theo dõi ảnh
hưởng của mức bón kali đến các yếu tố cấu thành năng suất trên giống lạc L14 thu được kết quả được trình bày ở bảng 3.11
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của mức bón Kali đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống lạc L14 CT Tổng quả/cây (quả) Tỉ lệ quả chắc (%) KL 100 quả (g) KL 100 hạt (g) Tỉ lệ nhân (%) I 12,13 80,64 151,38 54,43 71,51 II 13,16 83,38 152,50 55,31 72,36 III(đ/c) 14,36 85,52 154,07 56,38 73,44 IV 14,96 86,71 155,86 57,26 74,36 V 15,56 87,13 156,58 57,63 74,86 VI 15,61 87,14 156,63 57,69 74,89 LSD 0,05 0,86 0,91 1,24 1,05 1,67 3.3.1.1. Ảnh hưởng của mức bón Kali đến tổng số quả trên cây và tỉ lệ quả
chắc
* Tổng số quả trên cây
Tổng số quả trên cây phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống, và bị ảnh hưởng lớn bởi điều kiện dinh dưỡng. Đất cung cấp đủ dinh dưỡng, cân đối cho cây
trồng, giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt, khả năng tích lũy chất khô cao, khả năng quang hợp lớn là tiền đề để cây cho quả cao hơn đối với cây sinh trưởng phát triển kém.
Qua theo dõi ta thấy tổng số quả trên cây tăng dần khi mức bón kali tăng. Tổng số quả trên cây dao động từ 12,13 quả/cây – 15,61 quả/cây. Công thức đối chứng có 14,36 quả/cây. Ta thấy lượng bón kali thấp hơn ở các công thức thì số quả trên cây là thấp hơn. Công thức I thấp nhất có 12,13 quả/cây thấp hơn đối chứng là 2,23 quả/cây, cao nhất là công thức VI với 15,61 quả/cây cao hơn công thức I là 3,48 quả/cây, cao hơn đối chứng là 25 quả/cây, công thức IV, V với lượng kali cao hơn cho số quả/cây là cao hơn.
Như vậy kali tác động đến năng suất cây trồng rõ rệt, lượng kali cao cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây lạc, giúp cây tăng được số quả trên cây. Lượng kali thấp, nhu cầu dinh dưỡng không đáp ứng đủ, không phát huy được tác dụng của kali trong đất, ảnh hưởng đến năng suất cây lạc. Tuy nhiên qua theo dõi thấy nếu lượng kali bón vượt trội ở công thức VI (120kg) thì tổng số quả trên cây cũng không cao hơn so với công thức V với lượng bón kali (90kg). Giữa 2 công thức không sự khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê.
* Tỉ lệ quả chắc
Tỉ lệ quả chắc là thành phần quyết định đến năng suất lạc, phản ánh quá trình tích lũy vật chất dinh dưỡng về hạt. Qua bảng ta thấy tỉ lệ quả chắc biến động từ 80,64 – 87,14%, và tỉ lệ quả chắc tăng dần theo mức bón kali. Kali trong cây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cây lạc, thiếu kali sẽ làm suy yếu hoạt động của hàng loạt các men, làm phá hủy quá trình trao đổi các hợp chất cacbon và protein trong cây, làm tăng chi phí đường cho quá trình quang hợp sẽ gây lép hạt. Khi cung cấp đủ dưỡng chất cho cây lạc, kali sẽ ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển dinh dưỡng, tích lũy vật chất khô nên quá trình tạo hạt, quả được thuận lợi, số quả chắc cũng tăng lên. Với mức bón kali thấp nhất công thức I đạt số quả chắc trên cây thấp nhất với 80,64%, thấp hơn đối chứng 4,88%. Ở các công thức có mức bón kali cao thì tỉ lệ quả chắc tăng lên.
Công thức VI có tỉ lệ quả chắc cao nhất với 87,14% cao hơn công thức I là 6,5 %và cao hơn đối chứng là 1,62%.