Vấn đề góp vốn của các thành viên công ty

Một phần của tài liệu ĐỊA vị PHÁP lý của CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ lên THEO LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 – THỰC TRẠNG tổ CHỨC và HOẠT ĐỘNG của CÔNG TY TNHH DỊCH vụ THƯƠNG mại tấn p á đạt (Trang 27)

Khi thành lập công ty, các thành viên công ty phải tự thỏa thuận, quyết định mức vốn điều lệ của công ty và phần vốn góp của mỗi ngƣời. Danh sách các thành viên công ty và bản điều lệ của công ty trong hồ sơ đăng ký kinh doanh phải thể hiện đầy đủ các thông tin về thành viên và phần vốn góp của thành viên. Về nguyên tắc, vốn điều lệ và vốn góp sẽ đƣợc xác định bằng đơn vị tính là đồng Việt Nam,

nhƣng các thành viên có thể góp vốn vào công ty bằng các hình thức khác nhau. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty ( Khoản 4, Điều 4 Luật Doanh nghiệp).

Các thành viên phải góp vốn đầy đủ và đúng tiến độ đã cam kết trog danh sách thành viên. Nếu việc góp vốn đƣợc thực hiện nhiều hơn một lần thì thời hạn góp vốn lần cuối của mỗi thành viên không đƣợc vƣợt quá 36 tháng, kể từ ngày công ty đƣợc cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký bổ sung, thay đổi thành viên.

Trong trƣờng hợp có thành viên không góp vốn theo đúng thời hạn cam kết thì phần vốn chƣa góp đƣợc coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty, và thành viên này phải chịu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại phát sinh ( khoản 2 Điều 39 Luật Doanh nghiệp). Ngƣời đại diện theo pháp luật của công ty phải thông báo bằng văn bản về tiến độ góp vốn của các thành viên cho cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn mƣời lăm ngày kể từ ngày sau mỗi đợt góp vốn theo cam kết. Nếu ngƣời đại diện theo pháp luật không thông báo hoặc thông báo trễ, không trung thực thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm về thiệt hại phát sinh ( Khoản 1 Điều 39 Luật Doanh nghiệp). Sau thời hạn cam kết lần cuối nếu vẫn có thành viên không góp đủ vốn thì phần vốn chƣa góp sẽ đƣợc xử lý bằng các hình thức quy định tại Khoản 3 Điều 39 của Luật Doanh nghiệp cụ thể là một hoặc một số thành viên nhận góp đủ số vốn chƣa góp; huy động ngƣời khác cùng góp vốn vào công ty; hoặc các thành viên còn lại góp đủ số vốn chƣa góp theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty.

Sau mỗi lần góp vốn, mỗi thành viên đƣợc cấp một giấy xác nhận số vốn đã góp của lần góp vốn đó. Khi đã góp đủ giá trị phần vốn góp đã cam kết, mỗi thành viên công ty sẽ đƣợc cấp giấy chứng nhận phần vốn góp với đầy đủ nội dung theo quy định, gồm: tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; Số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; vốn điều lệ của công ty; họ, tên, địa chỉ thƣờng trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối

với thành viên là cá nhân; tên, địa chỉ thƣờng trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với thành viên là tổ chức; phần vốn góp, giá trị vốn góp của thành viên; số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp, họ, tên, chữ ký của ngƣời đại diện theo pháp luật của công ty ( khoản 4 Điều 39 Luật Doanh nghiệp). Giấy này có thể đƣợc cấp lại khi bị mất, rách theo quy định của Luật Doanh nghiệp và điều lệ công ty.

Ngoài ra thành viên công ty TNHH còn có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình trong những trƣờng hợp nhất định ( quy định tại Điều 43 Luật Doanh nghiệp năm 2005).

- Trong quá trình hoạt động của công ty, thành viên có quyền chuyển nhƣợng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho ngƣời khác ( Điều 44 Luật doanh nghiệp). Luật doanh nghiệp còn quy định việc xử lý phần vốn góp trong trƣờng hợp khác ( Điều 45 Luật Doanh nghiệp) và theo Khoản 5 Điều 18 NĐ số 102/2010/NĐ – CP ngày 01 thang 10 năm 2010.

1.3.2 ăng và giảm vốn điều lệ của công ty 1.3.2.1 ăng vốn điều lệ

Theo quyết định của Hội đồng thành viên, công ty có thể tăng vốn điều lệ bằng các hình thức nhƣ tăng vốn góp của các thành viên; tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới.

Điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ tƣơng ứng với giá trị tài sản tăng lên của công ty;

Trong ba cách nói trên, cách thứ hai và cách thứ ba là phức tạp hơn, tuy nhiên cách thứ ba xem ra cần đáng lƣu ý hơn cả.

Trƣờng hợp tăng vốn góp của các thành viên thì vốn góp thêm đƣợc phân chia cho các thành viên theo tỷ lệ tƣơng ứng với phần vốn góp của họ trong vốn Điều lệ công ty. Thành viên phản đối quyết định tăng thêm vốn điều lệ có thể không góp thêm vốn.

Trƣờng hợp tăng vốn điều lệ bằng việc tiếp nhận thêm thành viên phải đƣợc sự nhất trí của các thành viên, trừ trƣờng hợp Điều lệ công ty có quy định khác.

1.3.2.2 Giảm vốn điều lệ

Công ty có thể giảm vốn điều lệ theo quyết định của Hội đồng thành viên bằng các hình thức và thủ tục đƣợc quy định tại Điều 60 Luật Doanh nghiệp. Có ba phƣơng thức giảm vốn điều lệ:

Hoàn trả một phần vốn góp theo tỷ lệ tƣơng ứng cho tất cả các thành viên. Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 thì chỉ cho giảm mức vốn nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn hai năm, kể từ ngày đăng ký kinh doanh, và đây cũng là một điểm khác so với Luật Doanh nghiệp 1999; sau khi hoàn trả một phần vốn góp cho các thành viên, công ty vẫn đảm bảo thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác; điều chỉnh giảm vốn điều lệ tƣơng ứng với giá trị tài sản giảm xuống của công ty; mua lại vốn góp của thành viên khi thành viên đó yêu cầu công ty mua lại theo quy định tại Điều 44 của Luật Doanh nghiệp.

Nếu việc giảm vốn không đúng theo quy định, nhƣ hoàn trả vốn góp không đúng quy định thì các thành viên phải hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản khác đã nhận hoặc cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty cho đến khi các thành viên đã hoàn trả đủ số tiền, tài sản khác đã nhận tƣơng đƣơng với phần vốn đã giảm hoặc lợi nhuận đã chia.( Điều 62 Luật Doanh nghiệp).

1.3.3 Chuyển nhƣợng vốn góp

Nhƣ đã biết, công ty TNHH mang tính “đóng”, nên việc tự do chuyển nhƣợng vốn góp bị hạn chế hơn so với công ty cổ phần. Các thành viên chỉ có thể chuyển nhƣợng toàn bộ hay một phần vốn góp của mình cho một hay nhiều tổ chức, cá nhân khác. Các thành viên muốn chuyển nhƣợng vốn góp, trƣớc hết phải chào bán cho tất cả các thành viên còn lại của công ty theo tỷ lệ tƣơng ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện để đảm bảo tính cân bằng. Nếu các thành viên đƣợc chào mua mà không mua hết trong thời hạn 30 ngày thì thành viên chào bán có quyền chuyển nhƣợng cho ngƣời không phải là thành viên công ty. Luật Doanh nghiệp 2005 đã quy định rõ ràng hơn uật Doanh nghiệp 1999 về vấn đề này.

Thành viên khác trong công ty không có quyền cản trở việc chuyển nhƣợng vốn cho ngƣời ngoài công ty nếu họ không mua hay không mua hết vốn góp của thành viên muốn chuyển nhƣợng. Trừ trƣờng hợp điều lệ công ty có quy định thêm các điều kiện khác cho việc chuyển nhƣợng thì thành viên chuyển nhƣợng vốn sẽ phải tuân thủ các quy định này.

Xử lý phần vốn góp trong các trƣờng hợp khác ( Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2005)

- Trong trƣờng hợp thành viên là cá nhân chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì ngƣời thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của thành viên đó là thành viên của công ty.

- Trong trƣờng hợp có thành viên bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự thì quyền và nghĩa vụ của thành viên đó trong công ty đƣợc thực hiện thông qua ngƣời giám hộ.

- Phần vốn góp của các thành viên đƣợc công ty mua lại hoặc chuyển nhƣợng theo quy định trong các trƣờng hợp sau đây:

- Ngƣời thừa kế không muốn trở thành thành viên; ngƣời đƣợc tặng cho theo quy định không đƣợc Hội đồng thành viên chấp nhận làm thành viên; thành viên là tổ chức bị giải thể hay phá sản.

- Trƣờng hợp phần vốn góp của thành viên là cá nhân chết mà không có ngƣời thừa kế, ngƣời thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì phần vốn góp đó đƣợc giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự.

- Thành viên có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho ngƣời khác.

- Trƣờng hợp ngƣời đƣợc tặng cho là ngƣời có cùng huyết thống đến thế hệ thứ ba thì họ đƣơng nhiên là thành viên của công ty.

- Trƣờng hợp ngƣời đƣợc tặng cho là ngƣời khác thì họ chỉ trở thành thành viên của công ty khi đƣợc Hội đồng thành viên chấp thuận.

- Trƣờng hợp thành viên sử dụng phần vốn góp để trả nợ thì ngƣời nhận thanh toán có quyền sử dụng phần vốn góp đó theo một trong hai cách sau đây:

- Trở thành thành viên của công ty nếu đƣợc Hội đồng thành viên chấp thuận; chào bán và chuyển nhƣợng phần vốn góp đó theo quy định.

1.3.4 Yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp

Trong hoạt động kinh doanh, các thành viên của công ty TNHH có thể bỏ phiếu chống quyết định của Hội đồng thành viên về những vấn đề rất quan trọng liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty nhƣ sửa đổi bổ sung điều lệ liên quan đến các quyền và nghĩa vụ của thành viên, của hội đồng thành viên; hay việc tổ chức lại công ty, và yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của họ. Bên cạnh đó điều lệ công ty có thể quy định thêm các trƣờng hợp khác.( Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2005).

Về thủ tục, việc yêu cầu mua lại phần vốn góp phải làm bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày từ khi Hội đồng thành viên thông qua các quyết định về các vấn đề nói trên.

Khi có yêu cầu của thành viên, nếu các bên không thỏa thuận đƣợc với nhau về giá thì công ty phải mua lại phần vốn góp đó theo giá thị trƣờng hay giá đƣợc tính theo nguyên tắc đã đƣợc ghi trong Điều lệ công ty trong thời hạn mƣời lăm ngày kể từ ngày nhận đƣợc yêu cầu.

Về điều kiện để thanh toán, theo Luật Doanh nghiệp thì công ty chỉ đƣợc thực hiện cho ngƣời bán nếu sau khi thanh toán, công ty vẫn còn đủ tài sản để thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty. Quy định này là cần thiết để ngăn chặn khả năng rút vốn, trốn trách nghĩa vụ trả nợ của công ty, bảo vệ chủ nợ, một trong những yêu cầu của luật công ty hiện đại.

1.3.5 Phân chia lợi nhuận

Công ty TNHH chỉ đƣợc phân chia lợi nhuận cho các thành viên nếu công ty hội đủ các điều kiện sau đây:

 Kinh doanh có lãi

 Đã hoàn thành các nghĩa vụ tài chính theo quy định (nộp đủ các loại thuế theo quy định)

 Sau khi chia lợi nhuận, công ty vẫn đảm bảo thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả .

Nếu công ty TNHH phân chia lợi nhuận không đúng theo quy định này thì khi đó các thành viên phải hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản khác đã nhận hoặc phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty cho đến khi các thành viên đã hoàn trả đủ số tiền, tài sản khác đã nhận tƣơng đƣơng với phần vốn đã giảm hoặc lợi nhuận đã chia.( Điều 62 Luật Doanh nghiệp 2005)

 Thu hồi phần vốn góp đã hoàn trả hoặc lợi nhuận đã chia

Trƣờng hợp hoàn trả một phần vốn góp do giảm vốn điều lệ trái với quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 60 Luật Doanh nghiệp năm 2005 hoặc chia lợi nhuận cho thành viên trái với quy định tại Điều 61 Luật Doanh nghiệp năm 2005 thì các thành viên phải hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản khác đã nhận hoặc phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty cho đến khi các thành viên đã hoàn thành đủ số tiền, tài sản khác đã nhận tƣơng đƣơng với phần vốn đã giảm hoặc lợi nhuận đã chia.[1- trang 73]

KẾT LUẬN ƢƠN

Ở chƣơng, để xác định ai là ngƣời đại diện theo pháp luật của công ty phải căn cứ vào Điều lệ công ty. Tuy nhiên trên thực tế có một số trƣờng hợp, Điều lệ của công ty này đề tài tập trung làm rõ một số đặc điểm cơ bản về công ty TNHH hai thành viên trở lên. Đây là loại hình công ty ra đời nhằm khắc phục những hạn chế và phát huy những ƣu điểm của công ty đối nhân và công ty đối vốn, vì vậy nó mang đặc điểm của hai loại hình công ty này. Do đó cũng thật khó để đƣa ra khái niệm chính xác cho loại hình công ty này, chính vì thế mà Luật Doanh nghiệp năm 2005 không đƣa ra khái niệm chính xác về công ty mà chỉ quy định ở Điều 38.

Ngoài ra trong chƣơng này còn tìm hiểu về quy chế thành viên của công ty nhƣ làm thế nào để trở thành thành viên của công ty? Quyền và nghĩa vụ của thành viên, chấm dứt tƣ cách thành viên của công ty TNHH hai thành viên trở lên cũng nhƣ các vấn đề tài chính, góp vốn của các thành viên trong công ty.

Công ty TNHH có vị trí đặc biệt quan trọng của nền kinh tế, là yếu tố quyết định đến chuyển dịch cơ cấu lớn của nền kinh tế quốc dân.

ƢƠN Ơ ẤU TỔ CHỨC, QUẢN LÍ HOẠ Đ NG CỦA CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN. 2.1 Định nghĩa

Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó có số lƣợng thành viên không vƣợt quá năm mƣơi; thành viên có thể là các tổ chức,cá nhân; chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn góp vào.[9]

Công ty TNHH hai thành viên trở lên không đƣợc quyền phát hành cổ phần.

2.2 ơ cấu tổ chức quản lí nội bộ

Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH hai thành viên trở lên theo quy định tại Điều 46 của Luật Doanh nghiệp bao gồm: Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên,Tổng Giám đốc hay Giám đốc, và Ban kiểm soát nếu công ty có từ 11 thành viên trở lên. Tuy nhiên, công ty vẫn có thể thành lập Ban kiểm soát nếu công ty có ít hơn 11 thành viên tùy theo yêu cầu quản trị của công ty.

Cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ của công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể minh họa bằng sơ đồ sau:

ơ đồ .1 ơ cấu tổ chức quản lý nội bộ công ty TNHH hai thành viên trở lên.

Ghi chú:

: Quan hệ quyết định, chịu trách nhiệm : Quan hệ kiểm tra, giám sát

 ƣu ý : Về ngƣời đại diện theo pháp luật của công ty: HĐTV

CHỦ TỊCH HĐTV GIÁM ĐỐC

(TỔNG GIÁM ĐỐC)

BAN KIỂM SOÁT

Công ty là một pháp nhân và chỉ có thể hoạt động thông qua các hoạt động của ngƣời đại diện theo pháp luật của công ty. Pháp luật các nƣớc, trong đó có Việt Nam, đều có những quy định về cơ chế đại diện của pháp nhân ( công ty). Ngƣời đại diện cho công ty, trong phạm vi nhiệm vụ, chức năng của mình, hoạt động nhân

Một phần của tài liệu ĐỊA vị PHÁP lý của CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ lên THEO LUẬT DOANH NGHIỆP 2005 – THỰC TRẠNG tổ CHỨC và HOẠT ĐỘNG của CÔNG TY TNHH DỊCH vụ THƯƠNG mại tấn p á đạt (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)