Vị trí, vai trò, thẩm quyền của Hội đồng thành viên thể hiện qua nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khaỏn 2 Điều 47 Luật Doanh nghiệp năm 2005. Các quyền của Hội đồng thành viên thể hiện trên nhóm vấn đề lớn sau đây:
Quyết định về “ số phận “ của công ty nhƣ việc giải thể; chuyển đổi; yêu cầu phá sản công ty; tổ chức lại công ty : chia, tách, sáp nhập, hợp nhất công ty;
Sửa đổi, bổ sung Điều lệ, quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện;
Quyết định các vấn đề về tổ chức và bộ máy nhân sự của công ty. Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý của công ty, bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quan trọng nhƣ Chủ tịch Hội đồng thành viên, ký và chấm dứt hợp đồng đối với Tổng Giám đốc ( Giám đốc), Kế toán trƣởng và các chức danh quản lý quan trọng khác theo điều lệ. Quyết định mức lƣơng, thƣởng và quyền lợi khác đối với những ngƣời quản lý điều hành công ty theo quy định tại Điều lệ công ty;
Quyết định về chiến lƣợc phát triển, kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty, các giải pháp phát triển thị trƣờng, tiếp thị, chuyển giao công nghệ, thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản đƣợc ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;
Quyết định các dự án đầu tƣ lớn và các hợp đồng có giá trị lớn của công ty theo tỷ lệ đƣợc quy định cụ thể trong điều lệ công ty, và các hợp đồng giữa công ty với một số đối tƣợng theo quy định tại Khoản 1 Điều 59 Luật Doanh nghiệp năm 2005.
Quyết định các vấn đề quan trọng về tài chính nhƣ tăng, giảm vốn điều lệ, thời điểm và phƣơng thức huy động vốn, thông qua báo cáo tài chính hàng năm, quyết định phƣơng án sử dụng và phân chia lợi nhuận, xử lý lỗ, trích lập các quỹ… của công ty.
Về thể thức thông qua các quyết định nói trên, có thể: (i) Trực tiếp tại cuộc họp và
(ii) Thông qua việc lấy ý kiến bằng văn bản, hoặc (iii) Hình thức khác do điều lệ công ty quy định.
Tỷ lệ biểu quyết thông qua quyết định sẽ phụ thuộc vào hình thức biểu quyết và vấn đề biểu quyết. Nếu so sánh với các quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 1999, điều kiện thông qua quyết định của Hội đồng thành viên theo Luật Doanh nghiệp 2005 đã đƣợc quy định cao hơn. Tùy từng trƣờng hợp, có thể cần đại diện ít nhất cho 65% hay 75% tổng số vốn của thành viên dự họp chấp thuận, hoặc nếu lấy ý kiến bằng văn bản ít nhất là 75% vốn điều lệ chấp thuận hay tỷ lệ khác cao hơn theo điều lệ công ty ( khoản 2, 3 Điều 52 Luật Doanh nghiệp năm 2005). Tuy nhiên, để thực hiện cam kết WTO, theo Nghị quyết 71/2006/QH11, công ty TNHH có quyền quy định trong Điều lệ các tỷ lệ biểu quyết thông qua các quyết định chỉ với đa số phiếu ( chẳng hạn 51%).
Nhƣ vậy so với quy định của Luật Doanh nghiệp năm 1999 thì uật Doanh nghiệp năm 2005 quy định tỷ lệ biểu quyết thông qua các quyết định của Hội đồng thành viên có sự cao hơn. Nếu nhƣ uật Doanh nghiệp năm 1999 quy định là 51% thì theo Điểm b Khoản 2 Điều 52 Luật Doanh nghiệp năm 2005 thì tỷ lệ này là 65% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp chấp thuận. Đây cũng là một hƣớng mới để bảo vệ lợi ích chính đáng cho các thành viên thiểu số trong công ty. Bởi vì để thông qua các quyết định của Hội đồng thành viên, các thành viên nắm tỷ lệ vốn cao họp lại để đạt tỷ lệ 65% sẽ khó khăn hơn tỷ lệ 51%.
Nhƣ vậy tùy vào vấn đề biểu quyết mà tỷ lệ biểu quyết thông qua các quyết định của Hội đồng thành viên sẽ không giống nhau.Tuy nhiên không đƣợc thấp hơn 65% hay 75% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp.
Bên cạnh đó, Nghị quyết số 71/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội phê chuẩn Nghị định thƣ gia nhập Hiệp định thƣơng mại thế giới (WTO) của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tại phần Phụ lục: Nội dung áp dụng trực tiếp các cam kết của Việt Nam ( kèm theo Nghị quyết số 71/2006/QH11 của Quốc hội ngày 29 tháng 11 năm 2006) có quy định công ty Cổ phần và công ty TNHH đƣợc quyền quy định trong Điều lệ công ty các vấn đề sau:
1. Số đại diện cần thiết để tổ chức cuộc họp và hình thức thông qua quyết định của Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông;
2. Các vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông;
3. Tỉ lệ đa số phiếu cần thiết ( kể cả tỷ lệ đa số 51%) để thông qua các quyết định của Hội đồng”
Về việc áp dụng quy định tại Nghị quyết 71/2006/QH11 [11]
Thứ nhất, về mặt pháp lý, theo quy định tại Luật ký kết, gia nhập và thực hiện Điều ƣớc quốc tế ( Văn bản đƣợc xem là Luật chuyên ngành để xử lý vấn đề này) thì nếu văn bản pháp luật nội địa và điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì điều ƣớc quốc tế đó đƣợc ƣu tiên áp dụng ( Khoản 1 Điều 6 Luật Doanh nghiệp năm 2005). Thực tế có ba văn bản liên quan, là Luật Doanh nghiệp năm 2005, Nghị quyết 71/2006/QH11 và cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, đều đề cập đến vấn đề tỷ lệ số đại diện tham dự họp, thông qua quyết định trong Luật Doanh nghiệp, nên thứ tự ƣu tiên áp dụng sẽ nhƣ sau:
+ Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam ( cụ thể trong trƣờng hợp này là báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO);
+ Luật Doanh nghiệp năm 2005; + Nghị quyết 71/2006/QH11.
Nhƣ vậy, văn bản cần đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp này là Báo Cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO, không phải Nghị quyết 71/2006/QH11 hay Luật Doanh nghiệp 2005.
Thứ hai, về mặt logic, Nghị quyết 71/2006/QH11 là văn bản hình thức, có mục tiêu là thể hiện sự phê chuẩn của Quốc Hội với Nghị định thƣ gia nhập WTO của Việt Nam. Đây không phải là văn bản nội dung, không bao gồm các quy định điều chỉnh hành vi cụ thể của doanh nghiệp ( trừ các quy định giao nhiệm chung mang tính thủ tục cho các cơ quan liên quan). Do đó, Mục 2 của Nghị quyết này và Phụ lục Nghị quyết cần đƣợc hiểu là các chỉ dẫn đến các phần nội dung cam kết sẽ đƣợc áp dụng trực tiếp ( ƣu tiên áp dụng so với pháp luật nội địa) chứ không bao gồm các quy định chi tiết về nội dung đó.
Với các lý do nêu trên, về vấn đề tỷ lệ đại diện tham dự cuộc họp, các thẩm quyền của Hội đồng thành viên và Đại hội đồng cổ đông, tỷ lệ thông qua quyết định của các cơ quan này trong công ty trách nhiệm hữu, công ty Cổ phần, thì căn cứ đƣợc áp dụng là cam kết gia nhập WTO của Việt Nam ( báo cáo của Ban công tác – Đoạn 502-503) chứ không phải Nghị quyết 71/2006/QH [11]
Thứ ba, nội dung cụ thể cam kết WTO của Việt Nam về vấn đề liên quan. Đoạn 502 -503 Báo cáo của Ban công tác có nội dung nhƣ sau:
Đối với doanh nghiệp liên doanh ( nhà đầu tƣ thiết lập hiện diện thƣơng mại) đƣợc thành lập theo cam kết trong Biểu cam kết về dịch vụ của Việt Nam (tức là doanh nghiệp thành lập sau khi cam kết gia nhập WTO của Việt Nam có hiệu lực), doanh nghiệp có quyền xác định trong điều lệ doanh nghiệp tất cả những loại quyết định thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông; số đại biểu cần thiết trong quy trình bỏ phiếu và tỷ lệ đa số phiếu chính xác để ra quyết định;
Đối với các liên doanh đã thành lập ở Việt Nam ( trƣớc thời điểm Việt Nam gia nhập WTO), trong thời hạn hai năm kể từ ngày Luật Doanh nghiệp có hiệu lực ( tức đến ngày 01 tháng 7 năm 2008), doanh nghiệp có quyền tiến hành những sửa đổi mà doanh nghiệp thấy là cần thiết đối với điều lệ liên quan đến tất cả những loại quyết định thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông; số đại
biểu cần thiết trong quy trình bỏ phiếu và tỷ lệ đa số phiếu chính xác để ra quyết định (lƣu ý là trong Báo cáo của Ban công tác, Đoạn 503 này nằm trong Mục lớn về các chính sách ảnh hƣởng đến thƣơng mại dịch vụ) [11]