Xác định mục tiêu của đào tạo và phát triển

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TAEKWANG VINA (Trang 31)

Là xác định các kết quả mà doanh nghiệp muốn đạt được sau khi hoạt động đào tạo được thực hiện. Xác định mục tiêu đào tạo thông qua nhu cầu đào tạo, trước khi đào tạo người lao động doanh nghiệp cần phải đưa ra được chương trình đào tạo sẽ trang bị cho người lao động được những kiến thức, kỹ năng gì, số lượng người được

đào tạo là bao nhiêu, thời gian đào tạo diễn ra trong bao lâu…Mục tiêu đưa ra phải rõ ràng và cụ thể như thế thì hoạt động đào tạo mới có thể đạt được hiệu quả. [12]

1.2.4.3. Lựa chọn đối tƣợng đào tạo

Để đào tạo một người lao động là rất tốn kém và mất nhiều thời gian chính vì thế việc lựa chọn đối tượng đào tạo phù hợp cũng gây tác động không nhỏ đến hiệu quả của hoạt động đào tạo. Đối tượng cần được đào tạo trước hết phải nằm trong số nhu cầu đào tạo, tiếp theo xem xét động cơ học tập của họ có muốn tham gia khoá học không? Ngoài ra cũng cần phải xem xét đến khả năng học tập của từng người. Cuối cùng phải dự đoán thử xem khả năng thay đổi hành vi của họ tới đâu. Từ đó nếu thấy khả quan thì lựa chọn. [12]

1.2.4.4. Xây dựng chƣơng trình và lựa chọn phƣơng pháp đào tạo

Sau khi xác định được nhu cầu đào tạo, mục tiêu đào tạo và đối tượng đào tạo doanh nghiệp cần phải xây dựng chương trình và lựa chọn phương pháp đào tạo phù hợp với mục tiêu cũng như đối tượng đào tạo đó.

Chương trình đào tạo là một hệ thống các môn học, bài học cần được đào tạo. Nó cũng bao gồm cả trình tự giảng dạy cũng như thời lượng giảng dạy cho người được đào tạo. Trong chương trình đào tạo cũng sẽ thể hiện rõ mục tiêu đào tạo của doanh nghiệp như kỹ năng, kiến thức nào cần được đào tạo cho người lao động.

Chương trình đào tạo phải được xây dựng một cách cụ thể về số lượng môn học sẽ được cung cấp trong chương trình, số giờ học, tiết học từng môn, chi phí cho mỗi môn, mỗi tiết, các phương tiện cần thiết cho chương trình như giáo trình, tài liệu, trang thiết bị….

Chương trình đào tạo được xây dựng dựa trên nhu cầu và mục tiêu đào tạo đã xác định. Doanh nghiệp sẽ căn cứ vào tình hình cụ thể về năng lực tài chính, sản xuất, cơ sở vật chất … để lựa chọn phương pháp đào tạo cho phù hợp. [13]

Như đã nêu ở mục 1.2.3 có rất nhiều phương pháp đào tạo để doanh nghiệp lựa chọn, mỗi phương pháp lại có những ưu và nhược điểm khác nhau. Doanh nghiệp có thể sử dụng một phương pháp hoặc kết hợp nhiều phương pháp đào tạo khác nhau để có thể đem lại hiệu quả tốt nhất.

1.2.4.5. Dự tính chi phí đào tạo

Đây là một trong những vấn đề then chốt trong việc ra quyết định đào tạo. Kinh phí dành cho đào tạo được doanh nghiệp dự trù từ việc lập kế hoạch đầu năm. Những chi phí dành cho quá trình đào tạo bao gồm:

- Chi phí tiền lương cho những người tham gia giảng dạy.

- Chi phí cho việc thuê địa điểm đào tạo nếu cần phải có địa điểm đào tạo bên ngoài công ty.

- Chi phí cho trang thiết bị đào tạo.

- Chi phí cho việc ngừng sản xuất của người lao động trong quá trình đào tạo. - Chi phí phát sinh khác.

1.2.4.6. Lựa chọn và đào tạo giáo viên

Tuỳ theo việc lựa chọn phương pháp đào tạo nào mà doanh nghiệp lựa chọn giáo viên cho phù hợp. Doanh nghiệp có hai phương pháp để lựa chọn giáo viên cho chương trình đào tạo của mình đó là:

- Chọn giáo viên trong nội bộ doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể lựa chọn những công nhân lành nghề, những người quản lý có kinh nghiệm trong tổ chức để tham gia giảng dạy. Phương pháp này giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí đào tạo, đồng thời giúp người học tiếp thu những kiến thức và kỹ năng sát với thực tế hơn. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những mặt hạn chế nhất định như người hướng dẫn thường không có kỹ năng sư phạm, có thể ảnh hưởng đến công việc của người được chọn làm giáo viên.

- Chọn giáo viên từ các trường học, trung tâm, cơ sở bên ngoài. Theo phương pháp này có thể cung cấp cho học viên những kiến thức cũng như thông tin một cách đầy đủ và có hệ thống hơn, giáo viên chuyên nghiệp hơn với việc được trang bị kỹ năng sư phạm. Nhưng nhược điểm của phương pháp này là chi phí bỏ ra cao, khả năng thực hiện thấp, không sát với thực tế doanh nghiệp. [13]

Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải có những chương trình đào tạo giáo viên nội bộ cho doanh nghiệp. Cần phải trang bị cho họ những kỹ năng cần thiết khi đứng lớp, đội ngũ giáo viên nội bộ này sẽ sẵn sàng phục vụ cho công tác đào tạo của doanh nghiệp sau này với hiệu quả tốt hơn. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một khoảng chi phí trong tương lai.

1.2.4.7. Đánh giá chƣơng trình đào tạo và phát triển

Khi kết thúc chương trình đào tạo doanh nghiệp cần phải đánh giá xem chương trình đào tạo đó có đạt được kết quả như mục tiêu ban đầu đề ra hay không. Từ đó tìm ra điểm mạnh, điểm yếu để tăng cường cũng như là tìm cách khắc phục trong các chương trình đào tạo tiếp theo. Việc thực hiện chương trình đào tạo được đánh giá qua ba góc độ:

- Đánh giá xem mục tiêu của đào tạo đã đạt được đến đâu: so sánh trước và sau đào tạo.

- Đánh giá xem mặt mạnh, mặt yếu của quá trình đào tạo. Để từ đó rút ra bài học làm cơ sở cho đợt đào tạo sau.

- Đánh giá hiệu quả kinh tế của chương trình đào tạo và phát triển: so sánh lợi ích đạt được với chi phí bỏ ra.

Đánh giá hiệu quả đào tạo phải được thực hiện theo những chu kỳ phù hợp để đem lại kết quả chính xác nhất, đó có thể là giữa hoặc cuối kỳ đào tạo hay theo chu kỳ do doanh nghiệp lựa chọn.

Để thực hiện việc đánh giá, tổ chức thường lấy thông tin từ kết quả học tập, từ thăm dò ý kiến của người học và người dạy thông qua phiếu khảo sát; Sau đó, so sánh kết quả thực hiện của người đi học với thời gian trước và sau quá trình đào tạo bằng cách thăm dò ý kiến của người quản lý trực tiếp bộ phận có người được đi đào tạo.

Trong thực tế, các bước được thực hiện song song với nhau, hỗ trợ và điều chỉnh lẫn nhau. Đây là vai trò quan trọng của phòng quản lý nhân lực, cùng với sự ủng hộ cũng như hợp tác của các phòng ban khác. [13]

1.2.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

1.2.5.1. Môi trƣờng bên ngoài

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế-xã hội, nhu cầu học tập để nâng cao kiến thức cũng như nâng cao kỹ năng của người lao động ngày càng lớn hơn để có thêm thu nhập đáp ứng nhiều hơn nữa nhu cầu của cuộc sống.

Mặt khác, trong khi nền kinh tế đang suy thoái như hiện nay thì sự cạnh tranh về việc làm ngày càng gây gắt, người lao động quá chú trọng đến bằng cấp mà chưa coi trọng kỹ năng thu được qua đào tạo và phát triển, khả năng làm việc thực tế của mình. Do đó làm giảm hiệu quả đào tạo và phát triển của doanh nghiệp.

Khoa học công nghệ ngày càng phát triển thì càng có nhiều hình thức học tập, phương pháp học tập mới, hiện đại hơn làm cho hiệu quả đào tạo ngày càng được nâng lên.

Chính sách của Nhà nước về công tác đào tạo cũng ảnh hưởng đến hiệu quả đào tạo của doanh nghiệp. Từ trước đến nay việc đào tạo chỉ nặng về lý thuyết chứ chưa thực sự chú trọng đến thực hành. Bởi vậy, còn nhiều lao động tỏ ra bỡ ngỡ với công việc của mình. [11]

1.2.5.2. Môi trƣờng bên trong

Trước hết ta phải kể đến chính sách của Công ty trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Nếu công ty có những chủ trương, chính sách quan tâm đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thì sẽ xây dựng được đội ngũ cán bộ làm công tác đào tạo có đủ năng lực đảm nhận thực hiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực một cách có hiệu quả.

Về khoản chi phí cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nếu công ty có những khoản đầu tư đáng kể để đổi mới các trang thiết bị dạy và học, sử dụng trang thiết bị, dụng cụ học tập hiện đại sẽ nâng cao hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Đồng thời chính sách đào tạo phải gắn liền với chính sách tuyển dụng và sử dụng người sau đào tạo. [11]

1.2.5.3. Ngƣời lao động

Các yếu tố thuộc về cá nhân người lao động như: trình độ học vấn của người lao động, ý thức, thái độ muốn nâng cao trình độ của người lao động, sức khoẻ, hoàn cảnh gia đình... [11]

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một khâu khá quan trọng trong việc quản trị nguồn nhân lực và đầu tư con người là một hình thức đầu tư mang tính chiến lược. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có mối liên quan chặt chẽ đến quá trình hoạt động và phát triển của công ty. Nếu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tốt sẽ giúp cho nhân viên nâng cao kiến thức cũng như kỹ năng chuyên môn để thực hiện được mục tiêu của cá nhân nói riêng và mục tiêu của tổ chức nói chung. Đầu tư cho nguồn nhân lực là một khoản đầu tư có lợi về lâu dài của tổ chức, nó góp phần tăng hiệu quả hoạt động của tổ chức. Đồng thời, nó cũng làm tăng khả năng cạnh tranh của tổ chức đó trên thương trường

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY

CỔ PHẦN TAEKWANG VINA

2.1. Giới thiệu tổng quan về công ty Cổ phần Taekwang Vina

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty

- Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN TAE KWANG VINA INDUSTRIAL

- Tên giao dịch: TAE KWANG VINA INDUSTRIAL JOIN STOCK COMPANY - Địa chỉ: số 8, đường 9A, KCN Biên Hòa 2, Tp.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

- Ngày thành lập: 13/7/1994

- Giấy chứng nhận đầu tư số : 472033000151 - Vốn điều lệ: 65.000.000 USD

- Loại hình doanh nghiệp: 100% vốn nước ngoài (Hàn Quốc). - Điện thoại: : (84-061) 3836421-9

- Fax: (84-061) 3836435

- Website: http://www.vtgw.t2group.co.kr (mạng nội bộ) - Tổng diện tích:180.000 m2

- Tổng số lao động: 23.655 người

- Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất giầy thể thao cao cấp - Tổng Giám Đốc : Ông Kim Jae Min

- Quốc Tịch : Hàn Quốc

- Chủ đầu tư : Tae Kwang Industrial Co., LTD (Giấy phép thành lập số 184611- 0000533 cấp ngày 30/12/1980 tại Hàn Quốc). Do ông Park Yen Cha (sinh ngày 17/12/1945, quốc tịch Hàn Quốc, hộ chiếu số BS1919351 cấp ngày 22/4/2004 tại Hàn Quốc), góp vốn 99,99% . Ông Yoo Jae Sung (sinh ngày 24/8/1952, quốc tịch Hàn Quốc, hộ chiếu số BS2103764 cấp ngày 17/02/2005 tại Hàn Quốc) , góp vốn 0,01%

[Nguồn: Công ty CP Taekwang Vina-Phòng Nhân sự]

Hình 2.1 : Logo của Công Ty CP TAE KWANG VINA INDUSTRIAL 2.1.1.1. Lịch sử hình thành

Công ty CP Tae Kwang Vina Industrial (Tae Kwang Vina Industrial Joint Stock Company) là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài (Hàn Quốc) và là doanh nghiệp chế xuất (xuất khẩu 100%), chuyên sản xuất giầy thể thao cho Tập đoàn NIKE. Tổng vốn đầu tư ban đầu của công ty là 65 triệu USD với vốn pháp định là 20 triệu USD, hiện nay vốn kinh doanh là 45 triệu USD (trong đó vốn cố định là 22 triệu USD, vốn lưu động 23 triệu USD).

Công ty cổ phần Tae Kwang Vina Industrial được thành lập vào ngày 13 tháng 7 năm 1994 (theo giấy phép số 910/GP của Ủy ban nhà nước về hợp tác và đầu tư nay là Bộ Kế hoạch – Đầu tư và Giấy chứng nhận đầu tư số 472033000151 ngày 31 tháng 5 năm 2007 do Ban Quản lý các KCN Đồng Nai cấp) do ông CHOON TAEK PARK làm Tổng Giám Đốc, với ngành nghề kinh doanh là sản xuất giầy thể thao cao cấp và các bộ phận của giầy; sản xuất khuôn đúc và các thành phần của khuôn để sản xuất giầy

thể thao trụ sở chính đặt tại số 8, đường 9A, khu Công nghiệp Biên Hòa 2, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam. [2]

2.1.1.2. Quá trình phát triển của công ty Cổ phần Tae Kwang Vina

- Công ty được thành lập vào ngày 13/7/1994 với tên gọi ban đầu là Công ty TNHH Tae Kwang Vina Industrial.

- Ngày 09/7/2007 theo Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh (472033000151) lần thứ 16 do Ban Quản lý các KCN Đồng Nai cấp chuyển thành Công ty Cổ phần Tae Kwang Vina Industrial (tên giao dịch: Tae Kwang Vina Industrial Joint Stock Company, tên viết tắt: Tae Kwang Vina Ind Js Co).

- Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất giầy thể thao cao cấp và các bộ phận của giầy ; sản xuất khuôn đúc và các thành phần của khuôn để sản xuất giầy thể thao.

Tất cả máy móc và trang thiết bị, nguyên vật liệu cũng như quy trình công nghệ sản xuất đều nhập từ nước ngoài. Đồng thời với đội ngũ công nhân kỹ thuật được đào tạo từ nước ngoài. Do đó công ty có lợi thế rất mạnh trong quá trình sản xuất. Khi có quyết định thành lập, công ty bắt đầu xây dựng cơ bản gồm: Văn phòng, nhà xưởng, lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất và công ty chính thức đi vào hoạt động sản xuất ngày 01 tháng 06 năm 1995.

- Năm 2008 công ty thành lập chi nhánh đầu tiên đặt tại KCN Long Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai với tên thường gọi VT2.

- Năm 2010 công ty mở rộng sản xuất, xây dựng thêm xưởng may Mỹ Tho đặt tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.

- Đầu năm 2012, mua lại công ty Sao Khuê nằm ở xã Hóa An, Biên Hòa, Đồng Nai, công ty này trở thành chi nhánh thứ 3 ( VT3) của công ty.

Công ty CỔ PHẦN TAE KWANG VINA INDUSTRIAL là một công ty chuyên sản xuất giầy thể thao hiệu NIKE chất lượng hàng đầu thế giới với nhu cầu ngày càng tăng. Với uy tín sẵn có của mình và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, công

ty đã được nhiều khách hàng trên thế giới ưa chuộng và tin dùng. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới như: Mỹ, Anh, Nhật, Úc, Pháp, Italia, Hồng Kông…

Hầu hết các khách hàng tại những quốc gia nêu trên là những thị trường ổn định nhất. Do đó để giữ vững thị trường và tạo ra thị trường mới, công ty luôn thay đổi mẫu mã, đa dạng hóa mặt hàng để bắt kịp thị hiếu người tiêu dùng của từng khu vực. Luôn luôn áp dụng và nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhằm tăng chất lượng sản phẩm để đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng.

Những chứng nhận và bằng khen đạt được:

- Đạt chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 và ISO 14001: 2004.

- Nhận bằng khen số 94/QĐ-LĐTBXH ngày 17/1/2007 của Bộ lao động do đã có thành tích chấp hành tốt pháp luật lao động.

- Nhận giải nhì Giải thưởng “ Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp năm 2006” (CSR Award 2006) của ngành Da giày và Dệt may Việt Nam (ngày 18/1/2007).

Ngoài ra công ty cũng đã nhận được rất nhiều bằng chứng nhận, bằng khen khác do ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai trao tặng về hoạt động Tiết Kiệm Năng Lượng, hoạt động của công đoàn trong việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của CBCNV. [2]

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TAEKWANG VINA (Trang 31)