- Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN TAE KWANG VINA INDUSTRIAL
- Tên giao dịch: TAE KWANG VINA INDUSTRIAL JOIN STOCK COMPANY - Địa chỉ: số 8, đường 9A, KCN Biên Hòa 2, Tp.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
- Ngày thành lập: 13/7/1994
- Giấy chứng nhận đầu tư số : 472033000151 - Vốn điều lệ: 65.000.000 USD
- Loại hình doanh nghiệp: 100% vốn nước ngoài (Hàn Quốc). - Điện thoại: : (84-061) 3836421-9
- Fax: (84-061) 3836435
- Website: http://www.vtgw.t2group.co.kr (mạng nội bộ) - Tổng diện tích:180.000 m2
- Tổng số lao động: 23.655 người
- Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất giầy thể thao cao cấp - Tổng Giám Đốc : Ông Kim Jae Min
- Quốc Tịch : Hàn Quốc
- Chủ đầu tư : Tae Kwang Industrial Co., LTD (Giấy phép thành lập số 184611- 0000533 cấp ngày 30/12/1980 tại Hàn Quốc). Do ông Park Yen Cha (sinh ngày 17/12/1945, quốc tịch Hàn Quốc, hộ chiếu số BS1919351 cấp ngày 22/4/2004 tại Hàn Quốc), góp vốn 99,99% . Ông Yoo Jae Sung (sinh ngày 24/8/1952, quốc tịch Hàn Quốc, hộ chiếu số BS2103764 cấp ngày 17/02/2005 tại Hàn Quốc) , góp vốn 0,01%
[Nguồn: Công ty CP Taekwang Vina-Phòng Nhân sự]
Hình 2.1 : Logo của Công Ty CP TAE KWANG VINA INDUSTRIAL 2.1.1.1. Lịch sử hình thành
Công ty CP Tae Kwang Vina Industrial (Tae Kwang Vina Industrial Joint Stock Company) là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài (Hàn Quốc) và là doanh nghiệp chế xuất (xuất khẩu 100%), chuyên sản xuất giầy thể thao cho Tập đoàn NIKE. Tổng vốn đầu tư ban đầu của công ty là 65 triệu USD với vốn pháp định là 20 triệu USD, hiện nay vốn kinh doanh là 45 triệu USD (trong đó vốn cố định là 22 triệu USD, vốn lưu động 23 triệu USD).
Công ty cổ phần Tae Kwang Vina Industrial được thành lập vào ngày 13 tháng 7 năm 1994 (theo giấy phép số 910/GP của Ủy ban nhà nước về hợp tác và đầu tư nay là Bộ Kế hoạch – Đầu tư và Giấy chứng nhận đầu tư số 472033000151 ngày 31 tháng 5 năm 2007 do Ban Quản lý các KCN Đồng Nai cấp) do ông CHOON TAEK PARK làm Tổng Giám Đốc, với ngành nghề kinh doanh là sản xuất giầy thể thao cao cấp và các bộ phận của giầy; sản xuất khuôn đúc và các thành phần của khuôn để sản xuất giầy
thể thao trụ sở chính đặt tại số 8, đường 9A, khu Công nghiệp Biên Hòa 2, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam. [2]
2.1.1.2. Quá trình phát triển của công ty Cổ phần Tae Kwang Vina
- Công ty được thành lập vào ngày 13/7/1994 với tên gọi ban đầu là Công ty TNHH Tae Kwang Vina Industrial.
- Ngày 09/7/2007 theo Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh (472033000151) lần thứ 16 do Ban Quản lý các KCN Đồng Nai cấp chuyển thành Công ty Cổ phần Tae Kwang Vina Industrial (tên giao dịch: Tae Kwang Vina Industrial Joint Stock Company, tên viết tắt: Tae Kwang Vina Ind Js Co).
- Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất giầy thể thao cao cấp và các bộ phận của giầy ; sản xuất khuôn đúc và các thành phần của khuôn để sản xuất giầy thể thao.
Tất cả máy móc và trang thiết bị, nguyên vật liệu cũng như quy trình công nghệ sản xuất đều nhập từ nước ngoài. Đồng thời với đội ngũ công nhân kỹ thuật được đào tạo từ nước ngoài. Do đó công ty có lợi thế rất mạnh trong quá trình sản xuất. Khi có quyết định thành lập, công ty bắt đầu xây dựng cơ bản gồm: Văn phòng, nhà xưởng, lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất và công ty chính thức đi vào hoạt động sản xuất ngày 01 tháng 06 năm 1995.
- Năm 2008 công ty thành lập chi nhánh đầu tiên đặt tại KCN Long Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai với tên thường gọi VT2.
- Năm 2010 công ty mở rộng sản xuất, xây dựng thêm xưởng may Mỹ Tho đặt tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
- Đầu năm 2012, mua lại công ty Sao Khuê nằm ở xã Hóa An, Biên Hòa, Đồng Nai, công ty này trở thành chi nhánh thứ 3 ( VT3) của công ty.
Công ty CỔ PHẦN TAE KWANG VINA INDUSTRIAL là một công ty chuyên sản xuất giầy thể thao hiệu NIKE chất lượng hàng đầu thế giới với nhu cầu ngày càng tăng. Với uy tín sẵn có của mình và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, công
ty đã được nhiều khách hàng trên thế giới ưa chuộng và tin dùng. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới như: Mỹ, Anh, Nhật, Úc, Pháp, Italia, Hồng Kông…
Hầu hết các khách hàng tại những quốc gia nêu trên là những thị trường ổn định nhất. Do đó để giữ vững thị trường và tạo ra thị trường mới, công ty luôn thay đổi mẫu mã, đa dạng hóa mặt hàng để bắt kịp thị hiếu người tiêu dùng của từng khu vực. Luôn luôn áp dụng và nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhằm tăng chất lượng sản phẩm để đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng.
Những chứng nhận và bằng khen đạt được:
- Đạt chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 và ISO 14001: 2004.
- Nhận bằng khen số 94/QĐ-LĐTBXH ngày 17/1/2007 của Bộ lao động do đã có thành tích chấp hành tốt pháp luật lao động.
- Nhận giải nhì Giải thưởng “ Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp năm 2006” (CSR Award 2006) của ngành Da giày và Dệt may Việt Nam (ngày 18/1/2007).
Ngoài ra công ty cũng đã nhận được rất nhiều bằng chứng nhận, bằng khen khác do ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai trao tặng về hoạt động Tiết Kiệm Năng Lượng, hoạt động của công đoàn trong việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của CBCNV. [2]
2.1.1.3. Mặt hàng kinh doanh
Trải qua mười bảy năm hoạt động công ty đã sản xuất và xuất khẩu rất nhiều dòng sản phẩm khác nhau. Các dòng sản phẩm cho nam giới, phụ nữ và trẻ em luôn được khách hàng ưa chuộng trong suốt thời gian qua.
[Nguồn: Công ty CP Taekwang Vina-Phòng Nhân sự]
Hình 2.2: Một số mẫu giầy của công ty Taekwang Vina sản xuất
2.1.2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất giầy
Quy trình sản xuất ra sản phẩm gồm nhiều giai đoạn kế tiếp nhau thành một chuỗi mắt xích, qua mỗi công đoạn sản xuất ra bán thành phẩm có hình thái và tính chất khác nhau, phân xưởng sản xuất được chia thành nhiều chuyền, tổ.
Bao gồm các phân xưởng sau: CMP, Press, Phylon, Stockfit, UV Line, Cupinsole, Stitching, Embroidery, HF, Printing, Nosew, Flywire, Fuse, Assembly
Bộ phận đế giầy: Chia thành nhiều phân xưởng khác nhau (CMP, Press, Phylon, Stockfit, UV Line, CupInsole): Mỗi phân xưởng này có nhiệm vụ tạo ra các chi tiết đế, phụ thuộc vào mã hàng mà khách hàng yêu cầu. Trong mỗi xưởng lại chia ra thành nhiều bộ phận nhỏ (chuyền, tổ) tạo thành một dây chuyền sản xuất. Mỗi một chuyền được trang bị nhiều máy móc hiện đại như: Máy sơn màu, máy sấy khô, máy dán keo, máy ép. Sau khi các bán thành phẩm được định hình được chuyển qua phân xưởng Stockfit để dán thành chiếc đế. Tiếp tục là được chuyển qua khâu lắp ráp để hoàn thành đôi giầy.
Bộ phận mũ giầy: Tương tự như đế giầy, để hoàn thành phần trên của chiếc giầy (Upper), các chi tiết được lắp ráp theo bản vẽ một cách trình tự và logic với nhau theo quy định của PFC. Từ đó các phân xưởng liên kết nhau như một dây chuyền khép kín. Vật liệu được đưa vào khuôn dập cắt thành hình dáng theo nhu cầu từng loại sản phẩm và chuyển sang công đoạn dán hoặc công đoạn thêu, in tùy theo yêu cầu của mã hàng, tiếp theo đó chi tiết sẽ chuyển sang phân xưởng may, tại đây các công nhân sẽ chịu trách nhiệm lắp ráp những chi tiết riêng lẻ thành những mũ giầy phù hợp với những đế giầy để chuyển qua phân xưởng chế tạo .
Bộ phận lắp ráp: Đây là công đoạn cuối cùng để tạo ra sản phẩm bán trên thị trường. Bộ phận này sẽ nhận theo đơn hàng trên hệ thống của công ty, và sản xuất trình tự tránh tình trạng thành phẩm tồn kho, sản xuất thừa… Phân xưởng lắp ráp này nhận đồng bộ các bán thành phẩm (mũ giày, đế, tem nhãn, các phụ liệu đóng gói,… ). Sau đó cho lên chuyền và đưa qua từng công đoạn theo tiêu chuẩn kỹ thuật đã quy định như nhiệt độ, thời gian, loại keo, áp suất, … Mỗi công đoạn điều có QA/QC kiểm tra. Tiếp theo, sản phẩm đã hoàn thành được kiểm tra chất lượng và qua bộ phận đóng gói. Cuối cùng các thành phẩm đã đóng gói được chuyển vào kho thành phẩm chờ xuất. [1]
2.1.3. Sơ đồ tổ chức và chức năng nhiệm vụ các phòng ban
2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức
[Nguồn: Công ty CP Taekwang Vina-Phòng Nhân sự]
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức công ty Tae Kwang Vina Industrial 2.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Chức năng và nhiệm vụ của Tổng giám đốc:
Chức năng:
+ Là người đứng đầu Ban điều hành – là công cụ quản lý và điều hành của hội đồng quản trị.
+ Là người đại diện hợp pháp của công ty để thực hiện các chủ trương, nhiệm vụ do hội đồng quản trị giao cho cũng như chủ trương, chính sách của Nhà nước.
+ Quản lý, điều hành, giám sát, kiểm tra tất cả các hoạt động của công ty, ngoại trừ những vấn đề mà hội đồng quản trị và pháp luật Nhà nước Việt Nam không cho phép. Tổng Giám Đốc GĐ Hành chánh & N.Sự GĐ QM GĐ Sản xuất Kế Hoạch GĐ Tạo Mẫu GĐ Kinh Doanh GĐ NOS Nhân sự & Tổng Vụ Kế Hoạch Tài Chính QM Kỹ Thuật Plant A, B, C, D, E, F Hỗ trợ kỹ thuật Tạo mẫu Xưởng Khuôn Môi trường Kinh Doanh NOS Innvation Phòng IE Xuất nhập khẩu
Nhiệm vụ:
+ Tổ chức, triển khai các quyết định, nghị quyết, chỉ đạo của hội đồng quản trị, điều lệ, hợp đồng kinh doanh và các vấn đề khác liên quan đến hoạt động của công ty theo yêu cầu của các cơ quan chức năng Nhà nước.
+ Chịu trách nhiệm quản lý, điều hành, tổ chức triển khai công việc và giám sát đội ngũ cán bộ, nhân viên thực hiện công việc liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty.
+ Lập dự thảo các chiến lược phát triển, quy chế, chính sách dài hạn liên quan đến các hoạt động của công ty, trình hội đồng quản trị phê duyệt.
+ Lập dự thảo các kế hoạch hành động và tài chính hàng năm, trình hội đồng quản trị phê duyệt.
+ Chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và Nhà nước về các vấn đề liên quan đến và thuộc phạm vi đã thực hiện và được phân công.
+ Đại diện hợp pháp cho công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động khác của công ty, kể cả việc khởi kiện và bảo vệ kiện tụng, thuộc phạm vi quy định trong điều lệ, hợp đồng kinh doanh và các nghị quyết của hội đồng quản trị.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của hội đồng quản trị và nghĩa vụ khác, thuộc phạm vi lĩnh vực hoạt động của công ty theo quy định Nhà nước.
+ Lập và công bố chính sách chất lượng, chính sách môi trường liên quan đến hoạt động của công ty.
+ Đảm bảo việc thiết lập các mục tiêu chất lượng, mục tiêu môi trường.
+ Chịu trách nhiệm mọi vấn đề liên quan đến hệ thống chất lượng, môi trường của công ty.
+ Chỉ đạo việc truyền đạt trong toàn công ty về tầm quan trọng của việc đáp ứng khách hàng cũng như các yêu cầu của pháp luật và các chế định.
+ Điều hành cuộc họp xem xét của lãnh đạo về hệ thống chất lượng và môi trường. Đảm bảo sẵn có các nguồn lực.
+ Phân công trách nhiệm và quyền hạn cho các Trưởng phòng/ bộ phận.
Chức năng và nhiệm vụ của các Giám đốc:
Chức năng:
+ Là một thành viên của Ban điều hành, đứng thứ 2 sau Tổng giám đốc, phối hợp và trợ giúp Tổng giám đốc thực hiện chức năng như là công cụ quản lý của hội đồng quản trị.
+ Là người được ủy quyền đương nhiên của Tổng giám đốc khi Tổng giám đốc vắng mặt để đại diện cho công ty thực hiện các giao dịch hành chính và quản lý, điều hành công ty, ngoại trừ việc phê duyệt thuộc phạm vi Tổng giám đốc.
Nhiệm vụ:
+ Phối hợp và trợ giúp Tổng giám đốc trong việc tổ chức, triển khai các quyết định, nghị quyết, chỉ đạo của hội đồng quản trị, điều lệ, hợp đồng liên doanh và các vấn đề khác liên quan đến hoạt động của công ty, hay của các cơ quan chức năng của Nhà nước.
+ Chịu trách nhiệm trực tiếp đàm phán với khách hàng thuê, hay các giao dịch khác.
+ Trợ giúp Tổng giám đốc trong việc quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện công việc và giám sát nhân viên thực hiện công việc liên quan đến lĩnh vực quản lý và vận hành hệ thống kỹ thuật hạ tầng: tiến độ, khối lượng, chất lượng và các vấn đề liên quan đến tổ chức thi công các công trình xây dựng cơ bản; các công tác hành chính, an ninh và vệ sinh môi trường (theo sơ đồ tổ chức công ty).
+ Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc, hội đồng quản trị và pháp luật của Nhà nước về các vấn đề liên quan đến và thuộc phạm vi đã thực hiện, được phân công hay được ủy quyền.
Có nhiệm vụ quản lý giờ công, thực hiện chức năng tuyển dụng xây dựng các chỉ tiêu về lao động, tổ chức sắp xếp cơ cấu bộ máy quản lý của công ty, xây dựng chế độ công tác, lập kế hoạch đề bạt nâng lương, chính sách khen thưởng, giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, kỷ luật.
Bộ phận tổng vụ:
Quản lý nhà ăn, quản lý tổ bảo vệ, quản lý tổ tạp vụ, tổ chức các sự kiện chung của công ty.
Phòng kinh doanh:
Có nhiệm vụ nghiên cứu, khảo sát thị trường, nghiên cứu thực trạng, tiềm năng triển vọng của các ngành kinh tế có liên quan, thu thập và xử lý các thông tin kinh tế về nhu cầu hàng hóa, lập kế hoạch kinh doanh cho toàn công ty, tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng kinh tế, thu thập và nghiên cứu chính sách, chế độ của nhà nước liên quan đến hoạt động kinh doanh của toàn công ty.
Phòng kế toán:
Có nhiệm vụ quản lý các khoản tiền của công ty. Giao dịch với các ngân hàng.
Phòng Tạo mẫu:
Có nhiệm vụ nghiên cứu, kiểm tra và trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất sáng tạo mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm.
Phòng Kỹ thuật:
Có nhiệm vụ điều hành và kết hợp với các phân xưởng sản xuất trong suốt quá trình sản xuất nhằm đảm bảo sản phẩm có chất lượng và đúng quy cách.
Phòng Kiểm tra chất lƣợng (QM):
Có nhiệm vụ và trách nhiệm trong việc kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào và kiểm tra chất lượng bán thành phẩm, thành phẩm trước khi nhập kho và xuất hàng.
Phòng Xuất nhập khẩu:
Có nhiệm vụ làm thủ tục các giấy tờ liên quan và chịu trách nhiệm nhập nguyên vật liệu để sản xuất và xuất khẩu hàng thành phẩm.
Phòng NOS Innovation:
Có nhiệm vụ thành lập chuyền sản xuất mới. Triển khai các hạng mục cần thiết để chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn của NIKE. Đào tạo công nhân mới , hỗ trợ cho các quản lý sản xuất tốt hơn và xây dựng chế độ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên., chấm điểm các chuyền sản xuất theo tiêu chí đánh giá của NIKE.
Bộ phận sản xuất:
Có nhiệm vụ sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng, kế hoạch này sẽ được phòng Kế hoạch đưa xuống các xưởng sản xuất. Bộ phận sản xuất phải đảm bảo sản xuất sản phẩm đúng số lượng, thời gian cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm. Để sản phẩm đến tay khách hàng đúng lúc và làm hài lòng khách hàng nhất. [2]
2.1.5. Nguồn nhân lực của công ty
Để có thể phát huy hiệu quả công tác đào tạo thì việc tìm hiểu về con người đang làm việc tại công ty đóng vai trò rất quan trọng. Có hiểu rõ người lao động của mình