Nhiều người lao động đã phản ánh rằng trước khi được đào tạo và sau khi được đào tạo không có gì khác biệt, họ vẫn tiếp tục làm công việc hằng ngày của họ như trước đây họ từng làm, không có chút đổi mới nào, cũng không có ai quan tâm đến hiệu quả làm việc của họ trước đào tạo và sau đào tạo có cải thiện không, vì thế họ thường không chủ động trong việc áp dụng những kiến thức mới vào sản xuất, hiệu quả đạt được là không cao, như thế sẽ làm lãng phí thời gian cũng như tiền bạc cho việc đào tạo.
Công ty nên thường xuyên kiểm tra, đánh giá xem những người được đào tạo sau khi trở lại công việc họ đã có cải thiện được gì hay không? Ta có thể áp dụng một số phương pháp sau để đánh giá kết quả của công tác đào tạo:
- Phân tích kết quả đào tạo thông qua điểm số của học viên: Sau mỗi khóa đào tạo người quản lý cấp trên có thể dựa vào kết quả hoặc những nhận xét đánh giá của nơi đào tạo để đánh giá cấp dưới của mình. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phản ánh được hình thức bề ngoài mà chưa thể hiện được trình độ thực sự của nhân viên.
- Đánh giá kết quả đào tạo thông qua tình hình thực hiện công việc của người lao động sau đào tạo: Việc thực hiện của người lao động sau đào tạo sẽ phản ánh chính xác hiệu quả của chương trình đào tạo. Người lao động thực hiện tốt, hoàn thành công việc một cách xuất sắc, có tinh thần trách nhiệm, hợp tác ...thì đồng nghĩa với việc chương trình đào tạo có hiệu quả và ngược lại.
Đối với những người có kết quả đào tạo tốt và họ biết vận dụng kiến thức vào thực tế công việc để tạo ra năng suất lao động tốt hơn nên có những chính sách khen
thưởng để động viên, khích lệ họ, như thế cũng sẽ khuyến khích được những người khác cố gắng hơn trong đào tạo cũng như trong công việc sau khi được đào tạo.
Phòng hệ thống cũng nên xây dựng chương trình để quản lý nhân viên, khi có bất cứ sự thay đổi nào về kỹ năng, kiến thức chuyên môn nên được cập nhật ngay để phục vụ cho công tác đánh giá khen thưởng, thăng chức sau này. Định kỳ nên có những đợt kiểm tra chuyên môn, tổ chức các cuộc thi để đánh giá lại năng lực của người lao động sau một thời gian được đào tạo để biết họ có duy trì và phát huy kỹ năng chuyên môn.
[Nguồn: Công ty CP Taekwang Vina-Phòng NOS Innovation]