Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất giầy

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TAEKWANG VINA (Trang 42 - 44)

Quy trình sản xuất ra sản phẩm gồm nhiều giai đoạn kế tiếp nhau thành một chuỗi mắt xích, qua mỗi công đoạn sản xuất ra bán thành phẩm có hình thái và tính chất khác nhau, phân xưởng sản xuất được chia thành nhiều chuyền, tổ.

Bao gồm các phân xưởng sau: CMP, Press, Phylon, Stockfit, UV Line, Cupinsole, Stitching, Embroidery, HF, Printing, Nosew, Flywire, Fuse, Assembly

Bộ phận đế giầy: Chia thành nhiều phân xưởng khác nhau (CMP, Press, Phylon, Stockfit, UV Line, CupInsole): Mỗi phân xưởng này có nhiệm vụ tạo ra các chi tiết đế, phụ thuộc vào mã hàng mà khách hàng yêu cầu. Trong mỗi xưởng lại chia ra thành nhiều bộ phận nhỏ (chuyền, tổ) tạo thành một dây chuyền sản xuất. Mỗi một chuyền được trang bị nhiều máy móc hiện đại như: Máy sơn màu, máy sấy khô, máy dán keo, máy ép. Sau khi các bán thành phẩm được định hình được chuyển qua phân xưởng Stockfit để dán thành chiếc đế. Tiếp tục là được chuyển qua khâu lắp ráp để hoàn thành đôi giầy.

Bộ phận mũ giầy: Tương tự như đế giầy, để hoàn thành phần trên của chiếc giầy (Upper), các chi tiết được lắp ráp theo bản vẽ một cách trình tự và logic với nhau theo quy định của PFC. Từ đó các phân xưởng liên kết nhau như một dây chuyền khép kín. Vật liệu được đưa vào khuôn dập cắt thành hình dáng theo nhu cầu từng loại sản phẩm và chuyển sang công đoạn dán hoặc công đoạn thêu, in tùy theo yêu cầu của mã hàng, tiếp theo đó chi tiết sẽ chuyển sang phân xưởng may, tại đây các công nhân sẽ chịu trách nhiệm lắp ráp những chi tiết riêng lẻ thành những mũ giầy phù hợp với những đế giầy để chuyển qua phân xưởng chế tạo .

Bộ phận lắp ráp: Đây là công đoạn cuối cùng để tạo ra sản phẩm bán trên thị trường. Bộ phận này sẽ nhận theo đơn hàng trên hệ thống của công ty, và sản xuất trình tự tránh tình trạng thành phẩm tồn kho, sản xuất thừa… Phân xưởng lắp ráp này nhận đồng bộ các bán thành phẩm (mũ giày, đế, tem nhãn, các phụ liệu đóng gói,… ). Sau đó cho lên chuyền và đưa qua từng công đoạn theo tiêu chuẩn kỹ thuật đã quy định như nhiệt độ, thời gian, loại keo, áp suất, … Mỗi công đoạn điều có QA/QC kiểm tra. Tiếp theo, sản phẩm đã hoàn thành được kiểm tra chất lượng và qua bộ phận đóng gói. Cuối cùng các thành phẩm đã đóng gói được chuyển vào kho thành phẩm chờ xuất. [1]

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TAEKWANG VINA (Trang 42 - 44)