Nguồn nhân lực của công ty

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TAEKWANG VINA (Trang 48 - 54)

Để có thể phát huy hiệu quả công tác đào tạo thì việc tìm hiểu về con người đang làm việc tại công ty đóng vai trò rất quan trọng. Có hiểu rõ người lao động của mình như thế nào thì mới có thể đưa ra kế hoạch đào tạo phù hợp.

Tính đến tháng 6/2012 công ty CP Tae Kwang Vina đã có khoảng 23.655 lao động đang làm việc tại trụ sở chính và ba chi nhánh. Sau đây là một số thông tin về lực lượng lao động của công ty qua các năm 2010, 2011 và 2012.

Bảng 2.1: Cơ cấu lao động theo giới tính Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % 2011/ 2010 2012/ 2011 Nam 2.673 19,12 3.803 19,37 4.516 19,09 142,27 118,75 Nữ 11.304 80,88 15.835 80,63 19.139 80,91 140,08 120,87 Tổng 13.977 100,00 19.638 100,00 23.655 100,00 140,5 120,46 [Nguồn: Tác giả tự tổng hợp] Qua bảng 2.1 ta có thể nhận thấy lực lượng lao động của công ty đã tăng lên đáng kể qua các năm. Cụ thể như sau:

- Năm 2011 lực lượng lao động của công ty đã tăng thêm 5.661 người tương đương tăng 40,5% so với năm 2010. Lao động lại tăng nhanh như vậy là do chi nhánh Mỹ Tho mới thành lập đang đi vào sản xuất nên cần thêm lao động, ngoài ra tại công ty chính cũng đang mở rộng sản xuất để đáp ứng đơn hàng cho Nike.

- Năm 2012 số lao động vẫn tiếp tục tăng nhẹ tăng 20,46% tương đương tăng 4.017 người so với năm 2011. Số lao động này tăng lên là do công ty mua lại một công ty gia công khác để mở rộng sản xuất.

Do lĩnh vực kinh doanh của công ty CP Tae Kwang Vina là sản xuất giầy thể thao cho Nike, nên ưu tiên hàng đầu trong tuyển dụng là tuyển nữ lao động với sự khéo léo trong việc may vá cũng như sự kiên nhẫn với công việc hầu như chỉ ngồi một chỗ, ít vận động, nhìn vào bảng số liệu ta cũng thấy rõ điều đó tỷ lệ lao động nữ qua ba năm luôn duy trì ở mức trên 80%. 20% lao động nam giới tập trung chủ yếu tại các xưởng khuôn, đế, bảo trì máy. Theo đà tăng của số lao động thì lực lượng lao động nam và nữ năm 2011 cũng lần lượt tăng 42,27% và 40,08% so với 2010; năm 2012 tăng 18,75% và 20,87% so với 2011.

Bảng 2.2: Cơ cấu lao động theo chức vụ Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh Số lƣợng % lƣợng Số % lƣợng Số % 2011/ 2010 2012/ 2011 Quản lý cấp cao 71 0,51 73 0,37 74 0,31 102,82 101,37 Quản lý cấp trung 322 2,30 342 1,74 345 1,46 106,21 100,88 Quản lý cấp cơ sở 1.174 8,40 1.328 6,76 1.342 5,67 113,12 101,05 Nhân viên văn

phòng 212 1,52 356 1,81 454 1,92 167,92 127,53 Công nhân 12.198 87,27 17.539 89,31 21.440 90,64 143,79 122,24 Tổng 13.977 100,00 19.638 100,00 23.655 100,00 140,50 120,46 [Nguồn: Tác giả tự tổng hợp] Hiện nay trong tổng số 23.655 lao động toàn công ty thì lực lượng công nhân chiếm trên 90%. Công nhân sản xuất cũng tăng dần theo các năm do công ty mở rộng sản xuất. Cụ thể như sau:

- Năm 2011 số lượng công nhân tăng lên 43,79% so với năm 2010, năm 2012 tăng 22,24% so với năm 2011.

- Số lương nhân viên văn phòng cũng tăng đáng kể qua các năm: năm 2011 tăng 67,92% tương đương tăng 144 người so với 2010, năm 2012 tăng 27,53% so với năm 2011, ta có thể lý giải cho sự gia tăng nhanh chóng này bằng lý do lực lượng nhân viên văn phòng đa số là thành phần lao động trẻ mới ra trường vào làm việc để tích lũy kinh nghiệm sau đó sẽ tìm nơi khác có đãi ngộ tốt hơn, vì vậy lực lượng nhân viên của công ty biến động liên tục.

- Các cấp quản lý không có sự biến động nhiều:

+ Quản lý cấp cao tăng lần lượt 2 và 3 người qua các năm 2011, 2012.

+ Quản lý cấp trung năm 2011 tăng lên 20 người tương đương 6,21% so với 2010. Trong khi đó năm 2012 chỉ tăng thêm 3 người so với 2011.

+ Quản lý cấp cơ sở năm 2011 tăng 154 người tương đương 13.12% so với năm 2010, năm 2012 tăng 14 người tương đương 1,05%.

Với số lượng lao động tăng lên theo từng chức vụ công ty nên có những kế hoạch đào tạo để thành phần tăng thêm này có thể đáp ứng tốt với chức vụ hiện tại.

Bảng 2.3: Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh Số lƣợng % lƣợng Số % lƣợng Số % 2011/ 2010 2012/ 2011 Lao động phổ thông 11.412 81,65 16.910 86,11 20.749 87,72 148,18 122,70 Trung cấp 67 0,48 112 0,57 152 0,64 167,16 135,71 Cao đẳng 97 0,69 149 0,76 205 0,87 153,61 137,58 Đại học & Sau

đại học 176 1,26 242 1,23 286 1,21 137,50 118,18 Khác 2.225 15,92 2.225 11,33 2.263 9,57 100,00 101,71 Tổng 13.977 100,00 19.638 100,00 23.655 100,00 140,50 120,46 [Nguồn: Tác giả tự tổng hợp] - Qua bảng 2.3 ta thấy trình độ học vấn tại công ty hiện nay khá thấp trên 80% là lao động phổ thông. Điều này cũng dễ giải thích vì lực lượng lao động của công ty có khoảng 90% lao động phổ thông.Qua số liệu 2012 ta cũng thấy được công ty đã có những chính sách trong tuyển dụng để kiềm hãm đầu vào với trình độ quá thấp. Tuy nhiên do nguồn lao động ngày càng khan hiếm nên công ty cũng sẽ có ít sự lựa chọn hơn trong việc tuyển dụng.

- Nguồn lao động có trình độ cao hơn cũng tăng qua các năm:

+ Lao động trình độ trung cấp năm 2011 tăng 67,16% tương đương tăng 45 người so với năm 2010, năm 2012 tỷ lệ này có giảm chỉ tăng 35,17% so với 2011.

+ Lao động trình độ cao đẳng cũng tăng khá cao vào năm 2011 tăng 53,61%, cũng như trình độ trung cấp, tỷ lệ tăng lao động trình độ cao đẳng vào năm 2012 tăng ít hơn so với 2011 chỉ tăng 37,58%.

năm 2010, năm 2012 chỉ tăng 18,18% so với năm 2011.

Bảng 2.4: Cơ cấu lao động theo độ tuổi

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % 2011/ 2010 2012/ 2011 Dưới 18 4 0,03 100 0,51 47 0,20 2.500 47,00 18-30 6.094 43,60 9.457 48,16 12.291 51,96 155,19 129,97 31-40 6.380 45,65 7.813 39,79 8.454 35,74 122,46 108,20 41-50 1.444 10,33 2.168 11,04 2.720 11,50 150,14 125,46 Trên 50 55 0,39 100 0,51 143 0,60 181,82 143,00 Tổng 13.977 100,00 19.638 100,00 23.655 100,00 140,50 120,46 [Nguồn: Tác giả tự tổng hợp] Qua bảng số liệu ta nhận thấy lực lượng lao động của công ty ngày càng được trẻ hóa. Vào năm 2010 độ tuổi 18-30 chỉ chiếm 43,6% nhưng đến năm 2012 lực lượng này đã tăng lên 51,96%. Đặc biệt vào năm 2011 công ty đã nhận 100 lao động dưới 18 tuổi vào làm việc tại công ty với những chính sách riêng biệt theo quy định của Nike. Lực lượng lao động từ 31-40 tuổi cũng chiếm khá cao từ 35 – 45 % tùy vào các năm.

Bảng 2.5: Cơ cấu lao động theo thâm niên làm việc

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh Số lƣợng % lƣợng Số % lƣợng Số % 2011/ 2010 2012/ 2011 Dưới 1 năm 71 0,51 73 0,37 74 0,31 102,82 101,37 1- dưới 4 năm 322 2,30 342 1,74 345 1,46 106,21 100,88 4-dưới 10 năm 1.174 8,40 1.328 6,76 1.342 5,67 113,12 101,05 10- 15 năm 212 1,52 356 1,81 454 1,92 167,92 127,53 Trên 15 năm 12.198 87,27 17.539 89,31 21.440 90,64 143,79 122,24 Tổng 13.977 100,00 19.638 100,00 23.655 100,00 140,50 120,46 [Nguồn: Tác giả tự tổng hợp]

Dựa trên bảng 2.5 ta thấy lực lượng lao động làm việc tại công ty 1-4 năm chiếm tỷ lệ cao nhất. Năm 2010 nhóm này chiếm 29,03% so với lao động toàn công ty lúc đó. Năm 2011 tỷ lệ này tăng lên 32,34% và vào năm 2012 tỷ lệ này tiếp tục tăng 34,75%. Ta cũng nhận thấy lao động được tuyển mới trong các năm 2011, 2012 cũng tăng lên.

Tỷ lệ lao động làm việc tại công ty từ 10 năm trở lên đang ngày càng giảm dần cụ thể năm 2010 tỷ lệ nhóm này chiếm gần 30%, nhưng đến năm 2011 tỷ lệ này chỉ còn khoảng 20%, năm 2012 chỉ còn khoảng 18%. Điều này có lẽ công ty cũng cần phải cân nhắc xem chế độ đãi ngộ, môi trường làm việc của công ty có khiến cho nguồn lao động bất mãn rời bỏ công ty ra đi hay không.

Tóm lại, lực lượng lao động là nguồn tài nguyên quý giá của mỗi tổ chức, ta cần phải tìm hiểu, nắm rõ về nó để có thể sử dụng nó một cách hiệu quả nhất, và bên cạnh việc sử dụng cũng cần phải đào tạo để không ngừng nâng cao trình độ nguồn lao động của công ty, có như thể công ty mới phát triển bền vững .

2.1.6. Thuận lợi và khó khăn

Thuận lợi: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Do công ty nằm trong khu phát triển kinh tế, gần đường bộ, đường thuỷ do đó việc giao thông vô cùng thuận lợi và nhanh chóng đảm bảo việc nhập nguyên vật liệu cũng như xuất hàng một cách nhanh chóng và kịp thời nhất. Điện nước và thông tin liên lạc luôn được cung ứng đầy đủ để quá trình sản xuất diễn ra tốt nhất.

Sản phẩm của Công ty không bán ở thị trường Việt Nam, nên không cần phải có đội ngũ tiếp thị và bán hàng tại Việt Nam , điều này đồng nghĩa với việc công ty giảm được một khoản chi phí cho hoạt động này, làm tăng khả năng cạnh tranh cũng như tăng lợi nhuận cho công ty.

Khó khăn:

1. Quản lý cao cấp tại công ty CP TAE KWANG VINA hầu hết là người nước ngoài nên khó khăn đầu tiên là bất đồng ngôn ngữ giữa người quản lý và người lao động .

2. Số lượng công nhân quá đông nên trong quản lý không tránh khỏi sai sót dẫn đến bất đồng ý kiến.

3. Công ty bị động trong kế hoạch sản xuất, các hợp đồng kinh tế phụ thuộc vào khách hàng ( sản phẩm được đặt lúc nhiều, lúc ít), do đó công nhân lúc thì phải tăng ca liên tục mới đảm bảo được yêu cầu sản xuất, lúc thì phải nghỉ luân phiên do hết đơn đặt hàng.

4. Những chi nhánh mới hoạt động nên tay nghề còn chưa cao làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm dẫn đến dễ mất đơn hàng vào tay các công ty cạnh tranh.

5. Các công ty sản xuất giầy cho Nike ngày càng nhiều, họ ngày càng phát triển hoàn thiện hơn đặc biệt là về chất lượng, vì vậy cuộc cạnh tranh để lấy được đơn hàng của Nike ngày càng gay gắt hơn.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TAEKWANG VINA (Trang 48 - 54)