[Nguồn: Công ty CP Taekwang Vina-Phòng Nhân sự]
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức công ty Tae Kwang Vina Industrial 2.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Chức năng và nhiệm vụ của Tổng giám đốc:
Chức năng:
+ Là người đứng đầu Ban điều hành – là công cụ quản lý và điều hành của hội đồng quản trị.
+ Là người đại diện hợp pháp của công ty để thực hiện các chủ trương, nhiệm vụ do hội đồng quản trị giao cho cũng như chủ trương, chính sách của Nhà nước.
+ Quản lý, điều hành, giám sát, kiểm tra tất cả các hoạt động của công ty, ngoại trừ những vấn đề mà hội đồng quản trị và pháp luật Nhà nước Việt Nam không cho phép. Tổng Giám Đốc GĐ Hành chánh & N.Sự GĐ QM GĐ Sản xuất Kế Hoạch GĐ Tạo Mẫu GĐ Kinh Doanh GĐ NOS Nhân sự & Tổng Vụ Kế Hoạch Tài Chính QM Kỹ Thuật Plant A, B, C, D, E, F Hỗ trợ kỹ thuật Tạo mẫu Xưởng Khuôn Môi trường Kinh Doanh NOS Innvation Phòng IE Xuất nhập khẩu
Nhiệm vụ:
+ Tổ chức, triển khai các quyết định, nghị quyết, chỉ đạo của hội đồng quản trị, điều lệ, hợp đồng kinh doanh và các vấn đề khác liên quan đến hoạt động của công ty theo yêu cầu của các cơ quan chức năng Nhà nước.
+ Chịu trách nhiệm quản lý, điều hành, tổ chức triển khai công việc và giám sát đội ngũ cán bộ, nhân viên thực hiện công việc liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty.
+ Lập dự thảo các chiến lược phát triển, quy chế, chính sách dài hạn liên quan đến các hoạt động của công ty, trình hội đồng quản trị phê duyệt.
+ Lập dự thảo các kế hoạch hành động và tài chính hàng năm, trình hội đồng quản trị phê duyệt.
+ Chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và Nhà nước về các vấn đề liên quan đến và thuộc phạm vi đã thực hiện và được phân công.
+ Đại diện hợp pháp cho công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động khác của công ty, kể cả việc khởi kiện và bảo vệ kiện tụng, thuộc phạm vi quy định trong điều lệ, hợp đồng kinh doanh và các nghị quyết của hội đồng quản trị.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của hội đồng quản trị và nghĩa vụ khác, thuộc phạm vi lĩnh vực hoạt động của công ty theo quy định Nhà nước.
+ Lập và công bố chính sách chất lượng, chính sách môi trường liên quan đến hoạt động của công ty.
+ Đảm bảo việc thiết lập các mục tiêu chất lượng, mục tiêu môi trường.
+ Chịu trách nhiệm mọi vấn đề liên quan đến hệ thống chất lượng, môi trường của công ty.
+ Chỉ đạo việc truyền đạt trong toàn công ty về tầm quan trọng của việc đáp ứng khách hàng cũng như các yêu cầu của pháp luật và các chế định.
+ Điều hành cuộc họp xem xét của lãnh đạo về hệ thống chất lượng và môi trường. Đảm bảo sẵn có các nguồn lực.
+ Phân công trách nhiệm và quyền hạn cho các Trưởng phòng/ bộ phận.
Chức năng và nhiệm vụ của các Giám đốc:
Chức năng:
+ Là một thành viên của Ban điều hành, đứng thứ 2 sau Tổng giám đốc, phối hợp và trợ giúp Tổng giám đốc thực hiện chức năng như là công cụ quản lý của hội đồng quản trị.
+ Là người được ủy quyền đương nhiên của Tổng giám đốc khi Tổng giám đốc vắng mặt để đại diện cho công ty thực hiện các giao dịch hành chính và quản lý, điều hành công ty, ngoại trừ việc phê duyệt thuộc phạm vi Tổng giám đốc.
Nhiệm vụ:
+ Phối hợp và trợ giúp Tổng giám đốc trong việc tổ chức, triển khai các quyết định, nghị quyết, chỉ đạo của hội đồng quản trị, điều lệ, hợp đồng liên doanh và các vấn đề khác liên quan đến hoạt động của công ty, hay của các cơ quan chức năng của Nhà nước.
+ Chịu trách nhiệm trực tiếp đàm phán với khách hàng thuê, hay các giao dịch khác.
+ Trợ giúp Tổng giám đốc trong việc quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện công việc và giám sát nhân viên thực hiện công việc liên quan đến lĩnh vực quản lý và vận hành hệ thống kỹ thuật hạ tầng: tiến độ, khối lượng, chất lượng và các vấn đề liên quan đến tổ chức thi công các công trình xây dựng cơ bản; các công tác hành chính, an ninh và vệ sinh môi trường (theo sơ đồ tổ chức công ty).
+ Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc, hội đồng quản trị và pháp luật của Nhà nước về các vấn đề liên quan đến và thuộc phạm vi đã thực hiện, được phân công hay được ủy quyền.
Có nhiệm vụ quản lý giờ công, thực hiện chức năng tuyển dụng xây dựng các chỉ tiêu về lao động, tổ chức sắp xếp cơ cấu bộ máy quản lý của công ty, xây dựng chế độ công tác, lập kế hoạch đề bạt nâng lương, chính sách khen thưởng, giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, kỷ luật.
Bộ phận tổng vụ:
Quản lý nhà ăn, quản lý tổ bảo vệ, quản lý tổ tạp vụ, tổ chức các sự kiện chung của công ty.
Phòng kinh doanh:
Có nhiệm vụ nghiên cứu, khảo sát thị trường, nghiên cứu thực trạng, tiềm năng triển vọng của các ngành kinh tế có liên quan, thu thập và xử lý các thông tin kinh tế về nhu cầu hàng hóa, lập kế hoạch kinh doanh cho toàn công ty, tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng kinh tế, thu thập và nghiên cứu chính sách, chế độ của nhà nước liên quan đến hoạt động kinh doanh của toàn công ty.
Phòng kế toán:
Có nhiệm vụ quản lý các khoản tiền của công ty. Giao dịch với các ngân hàng.
Phòng Tạo mẫu:
Có nhiệm vụ nghiên cứu, kiểm tra và trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất sáng tạo mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm.
Phòng Kỹ thuật:
Có nhiệm vụ điều hành và kết hợp với các phân xưởng sản xuất trong suốt quá trình sản xuất nhằm đảm bảo sản phẩm có chất lượng và đúng quy cách.
Phòng Kiểm tra chất lƣợng (QM):
Có nhiệm vụ và trách nhiệm trong việc kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào và kiểm tra chất lượng bán thành phẩm, thành phẩm trước khi nhập kho và xuất hàng.
Phòng Xuất nhập khẩu:
Có nhiệm vụ làm thủ tục các giấy tờ liên quan và chịu trách nhiệm nhập nguyên vật liệu để sản xuất và xuất khẩu hàng thành phẩm.
Phòng NOS Innovation:
Có nhiệm vụ thành lập chuyền sản xuất mới. Triển khai các hạng mục cần thiết để chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn của NIKE. Đào tạo công nhân mới , hỗ trợ cho các quản lý sản xuất tốt hơn và xây dựng chế độ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên., chấm điểm các chuyền sản xuất theo tiêu chí đánh giá của NIKE.
Bộ phận sản xuất:
Có nhiệm vụ sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng, kế hoạch này sẽ được phòng Kế hoạch đưa xuống các xưởng sản xuất. Bộ phận sản xuất phải đảm bảo sản xuất sản phẩm đúng số lượng, thời gian cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm. Để sản phẩm đến tay khách hàng đúng lúc và làm hài lòng khách hàng nhất. [2]
2.1.5. Nguồn nhân lực của công ty
Để có thể phát huy hiệu quả công tác đào tạo thì việc tìm hiểu về con người đang làm việc tại công ty đóng vai trò rất quan trọng. Có hiểu rõ người lao động của mình như thế nào thì mới có thể đưa ra kế hoạch đào tạo phù hợp.
Tính đến tháng 6/2012 công ty CP Tae Kwang Vina đã có khoảng 23.655 lao động đang làm việc tại trụ sở chính và ba chi nhánh. Sau đây là một số thông tin về lực lượng lao động của công ty qua các năm 2010, 2011 và 2012.
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động theo giới tính Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % 2011/ 2010 2012/ 2011 Nam 2.673 19,12 3.803 19,37 4.516 19,09 142,27 118,75 Nữ 11.304 80,88 15.835 80,63 19.139 80,91 140,08 120,87 Tổng 13.977 100,00 19.638 100,00 23.655 100,00 140,5 120,46 [Nguồn: Tác giả tự tổng hợp] Qua bảng 2.1 ta có thể nhận thấy lực lượng lao động của công ty đã tăng lên đáng kể qua các năm. Cụ thể như sau:
- Năm 2011 lực lượng lao động của công ty đã tăng thêm 5.661 người tương đương tăng 40,5% so với năm 2010. Lao động lại tăng nhanh như vậy là do chi nhánh Mỹ Tho mới thành lập đang đi vào sản xuất nên cần thêm lao động, ngoài ra tại công ty chính cũng đang mở rộng sản xuất để đáp ứng đơn hàng cho Nike.
- Năm 2012 số lao động vẫn tiếp tục tăng nhẹ tăng 20,46% tương đương tăng 4.017 người so với năm 2011. Số lao động này tăng lên là do công ty mua lại một công ty gia công khác để mở rộng sản xuất.
Do lĩnh vực kinh doanh của công ty CP Tae Kwang Vina là sản xuất giầy thể thao cho Nike, nên ưu tiên hàng đầu trong tuyển dụng là tuyển nữ lao động với sự khéo léo trong việc may vá cũng như sự kiên nhẫn với công việc hầu như chỉ ngồi một chỗ, ít vận động, nhìn vào bảng số liệu ta cũng thấy rõ điều đó tỷ lệ lao động nữ qua ba năm luôn duy trì ở mức trên 80%. 20% lao động nam giới tập trung chủ yếu tại các xưởng khuôn, đế, bảo trì máy. Theo đà tăng của số lao động thì lực lượng lao động nam và nữ năm 2011 cũng lần lượt tăng 42,27% và 40,08% so với 2010; năm 2012 tăng 18,75% và 20,87% so với 2011.
Bảng 2.2: Cơ cấu lao động theo chức vụ Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh Số lƣợng % lƣợng Số % lƣợng Số % 2011/ 2010 2012/ 2011 Quản lý cấp cao 71 0,51 73 0,37 74 0,31 102,82 101,37 Quản lý cấp trung 322 2,30 342 1,74 345 1,46 106,21 100,88 Quản lý cấp cơ sở 1.174 8,40 1.328 6,76 1.342 5,67 113,12 101,05 Nhân viên văn
phòng 212 1,52 356 1,81 454 1,92 167,92 127,53 Công nhân 12.198 87,27 17.539 89,31 21.440 90,64 143,79 122,24 Tổng 13.977 100,00 19.638 100,00 23.655 100,00 140,50 120,46 [Nguồn: Tác giả tự tổng hợp] Hiện nay trong tổng số 23.655 lao động toàn công ty thì lực lượng công nhân chiếm trên 90%. Công nhân sản xuất cũng tăng dần theo các năm do công ty mở rộng sản xuất. Cụ thể như sau:
- Năm 2011 số lượng công nhân tăng lên 43,79% so với năm 2010, năm 2012 tăng 22,24% so với năm 2011.
- Số lương nhân viên văn phòng cũng tăng đáng kể qua các năm: năm 2011 tăng 67,92% tương đương tăng 144 người so với 2010, năm 2012 tăng 27,53% so với năm 2011, ta có thể lý giải cho sự gia tăng nhanh chóng này bằng lý do lực lượng nhân viên văn phòng đa số là thành phần lao động trẻ mới ra trường vào làm việc để tích lũy kinh nghiệm sau đó sẽ tìm nơi khác có đãi ngộ tốt hơn, vì vậy lực lượng nhân viên của công ty biến động liên tục.
- Các cấp quản lý không có sự biến động nhiều:
+ Quản lý cấp cao tăng lần lượt 2 và 3 người qua các năm 2011, 2012.
+ Quản lý cấp trung năm 2011 tăng lên 20 người tương đương 6,21% so với 2010. Trong khi đó năm 2012 chỉ tăng thêm 3 người so với 2011.
+ Quản lý cấp cơ sở năm 2011 tăng 154 người tương đương 13.12% so với năm 2010, năm 2012 tăng 14 người tương đương 1,05%.
Với số lượng lao động tăng lên theo từng chức vụ công ty nên có những kế hoạch đào tạo để thành phần tăng thêm này có thể đáp ứng tốt với chức vụ hiện tại.
Bảng 2.3: Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh Số lƣợng % lƣợng Số % lƣợng Số % 2011/ 2010 2012/ 2011 Lao động phổ thông 11.412 81,65 16.910 86,11 20.749 87,72 148,18 122,70 Trung cấp 67 0,48 112 0,57 152 0,64 167,16 135,71 Cao đẳng 97 0,69 149 0,76 205 0,87 153,61 137,58 Đại học & Sau
đại học 176 1,26 242 1,23 286 1,21 137,50 118,18 Khác 2.225 15,92 2.225 11,33 2.263 9,57 100,00 101,71 Tổng 13.977 100,00 19.638 100,00 23.655 100,00 140,50 120,46 [Nguồn: Tác giả tự tổng hợp] - Qua bảng 2.3 ta thấy trình độ học vấn tại công ty hiện nay khá thấp trên 80% là lao động phổ thông. Điều này cũng dễ giải thích vì lực lượng lao động của công ty có khoảng 90% lao động phổ thông.Qua số liệu 2012 ta cũng thấy được công ty đã có những chính sách trong tuyển dụng để kiềm hãm đầu vào với trình độ quá thấp. Tuy nhiên do nguồn lao động ngày càng khan hiếm nên công ty cũng sẽ có ít sự lựa chọn hơn trong việc tuyển dụng.
- Nguồn lao động có trình độ cao hơn cũng tăng qua các năm:
+ Lao động trình độ trung cấp năm 2011 tăng 67,16% tương đương tăng 45 người so với năm 2010, năm 2012 tỷ lệ này có giảm chỉ tăng 35,17% so với 2011.
+ Lao động trình độ cao đẳng cũng tăng khá cao vào năm 2011 tăng 53,61%, cũng như trình độ trung cấp, tỷ lệ tăng lao động trình độ cao đẳng vào năm 2012 tăng ít hơn so với 2011 chỉ tăng 37,58%.
năm 2010, năm 2012 chỉ tăng 18,18% so với năm 2011.
Bảng 2.4: Cơ cấu lao động theo độ tuổi
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % 2011/ 2010 2012/ 2011 Dưới 18 4 0,03 100 0,51 47 0,20 2.500 47,00 18-30 6.094 43,60 9.457 48,16 12.291 51,96 155,19 129,97 31-40 6.380 45,65 7.813 39,79 8.454 35,74 122,46 108,20 41-50 1.444 10,33 2.168 11,04 2.720 11,50 150,14 125,46 Trên 50 55 0,39 100 0,51 143 0,60 181,82 143,00 Tổng 13.977 100,00 19.638 100,00 23.655 100,00 140,50 120,46 [Nguồn: Tác giả tự tổng hợp] Qua bảng số liệu ta nhận thấy lực lượng lao động của công ty ngày càng được trẻ hóa. Vào năm 2010 độ tuổi 18-30 chỉ chiếm 43,6% nhưng đến năm 2012 lực lượng này đã tăng lên 51,96%. Đặc biệt vào năm 2011 công ty đã nhận 100 lao động dưới 18 tuổi vào làm việc tại công ty với những chính sách riêng biệt theo quy định của Nike. Lực lượng lao động từ 31-40 tuổi cũng chiếm khá cao từ 35 – 45 % tùy vào các năm.
Bảng 2.5: Cơ cấu lao động theo thâm niên làm việc
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh Số lƣợng % lƣợng Số % lƣợng Số % 2011/ 2010 2012/ 2011 Dưới 1 năm 71 0,51 73 0,37 74 0,31 102,82 101,37 1- dưới 4 năm 322 2,30 342 1,74 345 1,46 106,21 100,88 4-dưới 10 năm 1.174 8,40 1.328 6,76 1.342 5,67 113,12 101,05 10- 15 năm 212 1,52 356 1,81 454 1,92 167,92 127,53 Trên 15 năm 12.198 87,27 17.539 89,31 21.440 90,64 143,79 122,24 Tổng 13.977 100,00 19.638 100,00 23.655 100,00 140,50 120,46 [Nguồn: Tác giả tự tổng hợp]
Dựa trên bảng 2.5 ta thấy lực lượng lao động làm việc tại công ty 1-4 năm chiếm tỷ lệ cao nhất. Năm 2010 nhóm này chiếm 29,03% so với lao động toàn công ty lúc đó. Năm 2011 tỷ lệ này tăng lên 32,34% và vào năm 2012 tỷ lệ này tiếp tục tăng 34,75%. Ta cũng nhận thấy lao động được tuyển mới trong các năm 2011, 2012 cũng tăng lên.
Tỷ lệ lao động làm việc tại công ty từ 10 năm trở lên đang ngày càng giảm dần cụ thể năm 2010 tỷ lệ nhóm này chiếm gần 30%, nhưng đến năm 2011 tỷ lệ này chỉ còn khoảng 20%, năm 2012 chỉ còn khoảng 18%. Điều này có lẽ công ty cũng cần phải cân nhắc xem chế độ đãi ngộ, môi trường làm việc của công ty có khiến cho nguồn lao động bất mãn rời bỏ công ty ra đi hay không.
Tóm lại, lực lượng lao động là nguồn tài nguyên quý giá của mỗi tổ chức, ta cần phải tìm hiểu, nắm rõ về nó để có thể sử dụng nó một cách hiệu quả nhất, và bên cạnh việc sử dụng cũng cần phải đào tạo để không ngừng nâng cao trình độ nguồn lao động của công ty, có như thể công ty mới phát triển bền vững .