Phân tích các hoạt động trong chuỗi giá trị

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty MAP PACIFIC việt nam đến năm 2015 (Trang 52 - 65)

Phân tích các hoạt động của công ty qua mô hình chuỗi giá trị Michael Porter sẽ thấy được hoạt động của từng bộ phận cũng và đóng góp của bộ phận vào việc tạo ra giá trị cho khách hàng.

Hậu cần đầu vào

Để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao và nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời gian tới, cùng với cam kết mục tiêu: “Map Pacific giúp người nông dân”. Từ năm 2007, Ban Giám Đốc đã phê duyệt, ban hành và việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008, với các điểm chính như sau:

• Quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân trong việc thực hiện và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm tạo sản phẩm có chất lượng đáp ứng nhu cầu khách hàng, chỉ đưa ra những sản phẩm có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn quy định. Phát huy mọi nguồn lực, đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, khai thác các nguồn nguyên liệu mới để nâng cao chất lượng sản phẩm. Cung cấp đầy đủ các nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng.

• Thực hiện các biện pháp phòng ngừa để ổn định chất lượng, giảm tỷ lệ sản phẩm không đạt yêu cầu.

• Thường xuyên quan hệ chặt chẽ với khách hàng, đảm bảo sản phẩm và dịch vụđáp ứng yêu cầu của họ.

• Làm cho mọi người hiểu được lợi ích của việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng và cùng tuân thủ thực hiện ở tất cả các bộ phận, cá nhân trong công ty.

• Động viên mọi cá nhân, bộ phận tham gia cải tiến liên tục hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng nhằm nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

• Ban lãnh đạo công ty cùng mọi thành viên cam kết thực hiện đúng hệ thống quản lý chất lượng.

Dây chuyền sản xuất của công ty đã được đầu tư đồng bộ với công nghệ hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm đầu ra, gồm ba phân xưởng chính: phối trộn, chiết rót và đóng gói. Công ty đang triển khai và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008, nên đã rút ngắn thời gian sản xuất, giảm tiêu hao năng lượng, tăng năng suất, giảm tỉ lệ phế phẩm và ổn định chất lượng. Điều này giúp công ty khắc phục các lỗi thường xảy ra trước đây như: khôi lượng không đồng đều, chai lọ bị xì hay biến dạng, biến đổi màu sắc… Chất lượng đã được khách hàng đánh giá cao trong những năm gần đây, dù giá bán có phần cao hơn các đối thủ cạnh tranh, nhưng do chất lượng ổn định sản phẩm của công ty vẫn được các đại lý và nông dân tin dùng.

Mua nguyên liệu và quản lý kế hoạch sản xuất

MPV thực hiện tất cả các hoạt động thu mua hóa chất nông dược từ nước ngoài để pha chế, sang chai, đóng gói và phân phối tại Việt nam.

Việc lên kế hoạch thu mua hóa chất nông dược của MPV được tiến hành đồng bộ với bộ phận phụ trách bán hàng và tiếp thị. Dựa vào thực tiễn kinh doanh năm trước và các dự báo về thị trường, MPV lập ra kế hoạch bán hàng cho năm tới, bao gồm thông tin về doanh số và chủng loại sản phẩm sẽ tiêu thụ và ước tính thời gian tiêu thụ sản phẩm. Sau khi kế hoạch bán hàng cả năm do Phòng Bán hàng và Phòng Tiếp thị soạn thảo được Ban Giám đốc phê duyệt, Phòng Sản xuất sẽ lên kế hoạch sản xuất cho cả năm dựa trên kế hoạch bán hàng đã được phê duyệt và năng suất hiện tại. Bộ phận Sản xuất cũng sẽ xem xét số lượng hóa chất nông dược còn tồn kho để tính toán và lên kế hoạch mua hàng để đáp ứng đủ nhu cầu và kế hoạch sản xuất trong năm.

Phòng Mua hàng chịu trách nhiệm toàn bộ từ việc đặt hàng mua nguyên liệu hóa chất, theo dõi đơn hàng và lượng hàng tồn kho, thực hiện hồ sơ, thủ tục nhập khẩu và kiểm soát nguyên liệu đầu vào. MPV nhập khẩu khoảng 30 loại hóa chất và sản phẩm khác nhau từ nước ngoài.

Các hóa chất nhập khẩu chiếm khoảng 80% tổng nguyên liệu đầu vào của MPV, 20% nguyên liệu còn lại được mua từ nội địa bao gồm bao bì, nước và một số chất phụ gia cần thiết khác cho quá trình pha chế.

Pha trộn, sang chai, đóng gói, tái đóng gói sản phẩm

Nguyên liệu hóa chất mua vào được chuyển tới Bộ phận Pha Chếđể pha chế thành các nông dược hoàn chỉnh dựa trên các công thức pha chế có sẵn hoặc công thức do Phòng thí nghiệm nghiên cứu. Tiếp theo, các sản phẩm nông dược này được chuyển sang Xưởng đóng chai và Xưởng đóng gói để chiết rót, sang chai, đóng gói, tái đóng gói thành phẩm. Toàn bộ quy trình này được thực hiện tại nhà máy của MPV đặt tại khu công nghiệp Amata, tỉnh Đồng Nai, dựa trên dây chuyền máy móc sang chai đóng gói tự động được trang bị hiện đại của Công ty.

Quản lý và kiểm tra chất lượng

Quy trình quản lý chất lượng được MPV thực hiện, duy trì và kiểm soát chặt chẽ theo các tiêu chuẩn quốc tế không chỉ ở khâu kiểm tra chất lượng thành phẩm mà còn trong toàn bộ hoạt động sản xuất. Công ty đạt được chứng nhận tiêu chuẩn ISO9001:2008 trong nhiều năm liền từ năm 2007. Công ty sử dụng hệ thống máy móc tiên tiến và áp dụng nghiêm ngặt tiêu chuẩn quản lý chất lượng nêu trên.

Lưu kho

Nguyên liệu hóa chất mua vào được lưu tại kho của MPV trước khi đưa vào quy trình pha trộn và sang chai, đóng gói. Do kế hoạch sản xuất và kế hoạch mua hàng được phối hợp chặt chẽ với nhau nên thông thường MPV không đặt mua lượng nguyên liệu vượt trội quá nhiều so với lượng nguyên liệu cần dùng. Tuy nhiên, do 80% nguyên liệu đầu vào được MPV nhập khẩu từ nước ngoài, do đó, để tiết kiệm chi phí vận chuyển, MPV thường phải đặt mua nguyên liệu

đầu vào với số lượng tối thiểu nhất định. Do đó, MPV có thể lưu kho một lượng nguyên liệu hóa chất đầu vào nhất định.

Sau quá trình pha chế và đóng chai, thành phẩm được lưu tại kho của MPV trước khi xuất bán cho các Đại lý. Một số sản phẩm của MPV được bán theo mùa tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất của ngành nông nghiệp Việt Nam, tuy nhiên đa số sản phẩm của Công ty như các loại phân bón lá và thuốc trừ cỏ vẫn được tiêu thụ quanh năm. Số lượng thành phẩm tồn kho của MPV được duy trì ở một mức giới hạn nhất định và thường xuyên được kiểm tra để tránh sản phẩm bị tồn ứ quá lâu. Đối với các sản phẩm có sức mua kém, MPV sẽ ngưng sản xuất các sản phẩm không sinh lời trong vòng 1-2 năm.

Hậu cần đầu ra

Hoạt động mục tiêu của hậu cần là phân phối sản phẩm đến tay nông dân thông qua hệ thống các kênh phân phối.

Với cam kết cung cấp các sản phẩm nông dược với mức trách nhiệm cao nhất theo khẩu hiệu “Map Pacific giúp người nông dân”, công ty đang ngày càng mở rộng thị trường trong nước thông qua việc mở rộng kênh phân phối để nông dân có thể dễ dàng tiếp cận và sử dụng sản phẩm của công ty.

Sản phẩm của công ty được phân phối khắp cả nước thông qua mang lưới hơn 100 đại lý cấp 1 và hơn 800 đại lý cấp 2. Trong đó khu vực đồng bằng sông Cửu Long có tỉ lệ số lượng đại lý chiếm hơn 60%, do phần lớn các sản phẩm của công ty tập trung vào cây lúa.

Theo hình 3.4 công ty không phân phối trực tiếp hàng đến nông dân, các chi nhánh văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh phân phối mà chỉ thực hiện các hoạt động hỗ trợ đại lý và thu thập thông tin thị trường, nên việc phân phối hàng chủ yếu thông qua các đại lý.

Ngoài việc sản xuất và phân phối các sản phẩm từ nhà máy công ty tại Biên Hoà đến các đại lý trên cả nước, công ty còn có hệ thống kho tại Cần Thơ, Đà

Nẵng và Hà Nội, nên việc xử lý và hoàn thành các đơn hàng ở mức trung bình là 15 đến 25 ngày.

Công ty thuê dịch vụ giao nhận bên ngoài để giao hàng đến các đại lý, tuy nhiên do phương tiện vận chuyển thuê ngoài lên việc phối hợp thực hiện còn nhiều thiếu sót như: thời gian giao hàng đôi khi không đúng như cam kết với đại lý, phương tiện vận chuển không đủ tiêu chuẩn, lái xe không có chứng chỉ vận chuyển thuốc BVTV nên bộ phận giao hàng cần thiết phải được nâng cấp nhằm đáp ứng yêu cầu giao hàng của công ty và đại lý.

(Ngun: Phòng Marketing công ty Map Pacific Vit Nam)

Hình 2.4 Sơđồ kênh phân phi ca công ty

Hoạt động tiếp thị và bán hàng.

Những năm gần đây, hoạt động của công ty đã có những thay đổi tích cực, góp phần từng bước đưa thương thiệu MAP ngày càng chiếm lĩnh thị trường trong nước. Các phân tích bên dưới đây sẽ cho thấy hiệu quả của hoạt động marketing trong việc góp phần mang lại giá trị cho khách hàng.

-Sản phẩm.

Sản phẩm của công ty gồm các loại chính: thuốc trị bệnh, thuốc trừ sâu rầy, thuốc trừ cỏ và thuốc phòng trừ côn trùng.

Bng 2.4 Danh mc chng loi các sn phm ca MAP Stt Loại Số sản phẩm 1 Thuốc trừ sâu 20 2 Thuốc trừ bệnh 10 3 Thuốc trừ cỏ 9 Đại lý cấp 2 Công ty Map Pacific Đại lý cấp 1 Nông dân

4 Thuốc điều hoà sinh trưởng 2 5 Thuốc trừốc 2 6 Thuốc trừ mối 2 Tổng cộng 45

(Nguồn: Phòng Marketing công ty Map Pacific Việt Nam)

Nếu so sánh với các công ty đứng đầu trong ngành thi sản phẩm của MAP chưa nhiều và đa dạng. Vì thế công ty cũng đã đề ra kế hoạch đăng ký thêm nữa nhằm đa dạng hoá sản phẩm cho các năm tiếp theo. Tuy nhiên, việc đăng ký các sản phẩm mới cần phụ thuộc vào kết quả khảo nghiệm không những trên diện rộng mà còn trên nhiều chủng loại cây trồng khác nhau, nên thường mất rất nhiều thời gian. Mặt khác, quy trình đăng ký thuốc BVTV hiện nay phức tạp, nặng về hình thức và thủ tục giấy tờ, việc thành lập hội đồng xét duyệt và công tác xét duyệt chưa rõ ràng minh bạch dẫn đến khả năng đăng ký không thành công là cao, dù rằng các kết quả khảo nghiệm đều cho kết quả tốt. Nhân viên công ty phụ trách việc đăng ký không những cần hiểu rõ về sản phẩm mà còn phải hiểu thấu đáo về quy trình đăng ký cũng như việc sử dụng các mối quan hệ ngoại giao để vận động hành lang.

Sản phẩm của công ty tập trung vào thuốc trừ bệnh chiếm tỉ trọng 52% do chủ yếu các sản phẩm nhóm này là thuốc trị bệnh trên lúa.

Công ty không ngừng nghiên cứu đưa ra thị trường các giải pháp trọn gói như bộ đôi , bộ ba.. Các sản phẩm này đã giúp nông dân không những trị bệnh trên lúa mà còn nâng cao năng suất và chất lượng thu hoạch. Các giải pháp khác trên các loại cây trồng khác như cà phê, cao su cũng đang được thử nhiệm và bước đầu đã có những kết quả tốt, công ty cũng tiến hành đang đăng ký và chuẩn bịđưa ra thị trường.

Phân bón lá và thuốc khác 6% Thuốc trừ bệnh 52% Thuốc trừ cỏ 19% Thuốc trừ sâu rầy 15% Thuốc phòng trừ côn trùng 8% Cơ cấu doanh thu năm 2010

(Ngun: Phòng Kế toán công ty Map Pacific Vit Nam)

Hình 2.5 Cơ cu sn phm tiêu th năm 2010

Hiện nay trong danh mục sản phẩm, công ty vẫn chưa có chủng loại thuốc thuộc nhóm trị vi khuẩn, nên các giải pháp trị bệnh vẫn chưa thực sựđầy đủ.

-Chính sách giá.

Giá bán được ban hành theo “bảng giá chuẩn” và áp dụng cho tất cả các đại lý và được ban hành mỗi đầu vụ mùa đông xuân và hè thu. Các trường hợp giá cao hơn hay thấp hơn so với bảng giá chuẩn, phải được sự chấp thuận của ban giám đốc công ty, điều này đã hạn chế sự canh tranh về giá giữa các đại lý với nhau. Tuy nhiên do công ty có chính sách chiết khấu cuối vụ cộng với chương trình bốc thăm kim cương dựa trên tổng doanh số bán của vụ nên các đại lý thường tính toán các khoản chiết khấu sẽđược hưởng cuối vụ rồi thực hiện giảm giá bán cho nông dân ngay từ đầu vụ. Điều nay dẫn đến tình trạng giá bán mà đại lý bán cho nông dân có khi thấp hơn giá bán của công ty, và khác nhau giữa các đại lý.

Giá bán của công ty tăng liên tục trong 3 năm gần đây, mức tăng trung bình từ 15% đến 20% chủ yếu do biến động tỉ giá và tăng giá nguyên vật liệu nhập khẩu. Giá bán của công ty thường cao hơn so với các doanh nghiệp Việt Nam nhưng thấp hơn các công ty đa quốc gia như Syngenta và Bayer, và luôn được thị trường chấp nhận do có chất lượng ổn định và do làm tốt công tác tư vấn, hội thảo hướng dẫn sử dụng.

Tuy nhiên để cạnh tranh và phát triển tại các khu vực miền trung – tây nguyên và miền bắc, công ty cần điều chỉnh lại chính sách giá linh hoạt phù hợp cho từng khu vực, và theo dõi chính sách giá của các đối thủ cạnh tranh đặc biệt là hàng nhập lậu từ Trung Quốc.

-Hoạt động quảng cáo và khuyến mãi.

Quảng cáo và tiếp thị bao gồm các hoạt động thông tin đến khách hàng về sản phẩm, thuyết phục và tạo điều kiện để họ mua sản phẩm. Chức năng này bao gồm quảng cáo, khuyến mãi, xử lý đơn đặt hàng và quản lý khách hàng.

Ngoài các hoạt động tiếp thị chính kể trên còn có những hoạt động tiếp thị "phụ trợ" giúp công ty có thể nhận biết nhanh chóng và thực thi các chiến lược về sản phẩm, giá cả, phân phối và khuyến mãi một cách hợp lý. Các hoạt động tiếp thị phụ trợ cũng giúp ban lãnh đạo và nhân viên tập trung chú ý vào những hoạt động mà công ty có thể làm để phát triển và cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ có tính cạnh tranh cao trên thị trường. Đối tượng hướng đến của các hoạt động tiếp thị chính là người tiêu dùng.

Tất cả các hoạt động quảng cáo và tiếp thị do Phòng Marketing thực hiện, bao gồm:

• Nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu và đưa ra các dự báo về thị trường;

• Xây dựng các chiến lược quảng bá, quảng cáo trên trang web của công ty, các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức hội nghị, hội thảo.

• Xây dựng các hình thức, chương trình khuyến mãi, thúc đẩy việc nhận biết và tiêu dùng sản phẩm trên thị trường.

Ngoài ra, với hoạt động khuyến nông và giúp người nông dân, mạng lưới “nông dân giỏi” và “nông dân thân thiết” cũng giúp MPV đưa những tiến bộ khoa học kỹ thuật và sản phẩm mới đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Dịch vụ

Đây là hoạt động nổi bật và mang lại nhiều giá trị nhất cho khách hàng, công ty đang có những dịch vụ như sau:

-Bảo hành sản phẩm.

Bảo hành tốt là một trong những yếu tố tạo niềm tin cho khách hàng khi sử dụng. Chính vì vậy, công tác bảo hành sản phẩm hiện nay được quan tâm rất nhiều. Các sản phẩm do công ty sản xuất đều có hạn sử dụng chung là 24 tháng, và được lưu mẫu theo từng lô hàng tại phòng kiểm tra chất lượng. Trong thời hạn bảo hành bất kỹ lỗi nào từ phía công ty đều được ngay lập tức điều tra và khắc phục đổi hoặc trả lại.

Bng 2.5 Danh mc mt s li thường gp

Stt Các lỗi về chất lượng sản phẩm Do sản xuất

1 Chai mủ bị rò rỉ Chai bị lỗi từ phía nhà cung cấp

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty MAP PACIFIC việt nam đến năm 2015 (Trang 52 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)