Ma trận các yếu tố bên trong (IFE)

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty MAP PACIFIC việt nam đến năm 2015 (Trang 65)

Qua phân tích và đánh giá các yếu tố môi trường nội bộ như trên, đã rút ra được điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp, từ đó làm cơ sở đề ra các chiến lược cạnh tranh hiệu quả hơn. Tổng hợp từ các yếu tố phân tích kể trên, tác giả đưa ra ma trận đánh giá sau (xem bảng 2.6).

Cách thức lập ma trận như sau:

Tiến hành tham khảo ý kiến, phỏng vấn các chuyên gia trong ngành qua hình thức: gửi bảng câu hỏi qua email, fax, gọi điện thoại.

Nội dung các yếu tố trong bảng câu hỏi được rút ra từ nội dung phân tích các yếu tố bên trong ở phần trước. Thang điểm được áp dụng là thang do Likert 5 bậc (thứ tự mỗi bậc từ 15 thể hiện mức ảnh hưởng từ thấp nhất đến cao nhất đối với sự phát triển và thanh công của các công ty trong ngành). Mức độ quan trọng của mỗi yếu tố được tính từ 0.00 – 1.00, tổng cộng các mức độ quan trọng bằng 1.00 và dùng làm cơ sởđánh giá ngành.

Đối với việc phân loại cho công ty, phần lớn dựa vào các kết quả phân tích và đánh giá chủ quan của tác giả sau khi tham khảo ý kiến phòng Bán hàng và phòng Marketing của công ty. Thực hiện phân loại từ 1 đến 4 cho các yếu tố như sau: điểm mạnh lớn nhất phân loại 4, điểm mạnh nhỏ nhất phân loại 3, phân loại 2 cho điểm yếu nhỏ nhất, đểm yếu lớn nhất được phân loại 1.

Kết quả thu được và cách xử lý số liệu ( xem phụ lục 1 bảng 1).

Bng 2.6 Ma trn đánh giá các yếu t bên trong (IFE)

1 Hoạt động marketing 0.114 3 0.34

2 Chất lượng sản phẩm 0.114 3 0.34

3 Cơ cấu tổ chức bộ máy 0.113 3 0.34

4 Khả năng tài chính 0.074 2 0.15

5

Trình độ và kinh nghiệm của nguồn

nhân lực. 0.117 4 0.47

6 Máy móc thiết bị hiện đại 0.084 3 0.25

7 Khả năng sản xuất 0.075 4 0.30

8 Uy tín và danh tiếng thương hiệu. 0.113 2 0.23 9 Hoạt động nghiên cứu phát triển 0.08 2 0.16 10 Tinh thần làm việc của người lao động 0.116 3 0.35

Tổng cộng 1.000 2.93 Stt Yếu tMc độ quan Phân loi Sốđim quan (Ngun: Kho sát ca tác gi –tháng 3/2011)

Nhận xét: Số điểm quan trọng đạt được là 2.93 điều này cho thấy MAP chỉ đạt ở trên mức trung bình về chiến lược nội bộ tổng quát. Do vậy, bên cạnh phát triển các điểm mạnh, công ty cần có những hướng khắc phục những mặt còn

yếu kém để nâng cao năng lực cạnh tranh nội tại của mình như: hệ thống thông tin, sản phẩm mới, giao hàng.

2.3.2.Tác động t môi trường bên ngoài 2.3.2.1.Phân tích nhng yếu t vĩ mô.

Các hoạt động SXKD của MAP chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của môi trường vĩ mô, nhất là trong thời điểm đất nước đã gia nhập WTO, các nhân tố của môi trường này đã ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động như: Thay đổi chính sách nhà nước như cắt giảm đầu tư công, ảnh hưởng của lạm phát và biến động của tỷ giá hối đoái , đầu tư nước ngoài gia tăng, các tập đoàn nước ngoài được trực tiếp tham gia vào thị trường Việt Nam… . Các nhân tố quan trọng trong môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến năng lưc cạnh tranh của MAP như sau:

Yếu t kinh tế.

Tăng trưởng GDP chậm lại từ 2008 với các nguyên do khủng hoảng thế giới bên ngoài và thiếu ổn định vĩ mô bên trong: Sau hàng loạt những năm tăng trưởng khá cao của Việt Nam cho đến 2007, kể từ năm 2008 – điểm khởi đầu của khủng hoảng kinh tế toàn cầu – Việt Nam cũng không là ngoại lệ khi tăng trưởng GDP giảm còn 6,2%; năm 2009 chỉ còn 5,32%; năm 2010 phục hồi ở mức 6,78%. Tựu chung cho ba năm 2008–2010, đà tăng trưởng sút giảm dưới mức 7% của thập niên trước đó.

Vốn đầu tư FDI đăng ký giảm mạnh tuy vốn thực hiện được duy trì: Theo các chuyên gia thì nhìn toàn cảnh thế giới sau khủng hoảng, khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn là các nước có tỷ lệ sinh lời cao và có tiềm năng phát triển tốt trong tương lai. Nhờđó luồng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam ngay trong năm khủng hoảng 2008 lại tăng vọt đáng ngạc nhiên. Vốn đăng ký vào Việt Nam trong năm sau 2009 giảm mạnh nhưng vốn thực hiện cũng xấp xỉ năm 2008. Theo báo cáo của Cục đầu tư nước ngoài (Bộ KHĐT), vốn FDI thực hiện năm 2010 đạt 11 tỷ USD, tăng 11% so với năm 2009.

Lạm phát tăng cao từ 2007 do thiếu kinh nghiệm ổn định vĩ mô cùng với mức cung tiền tăng quá cao so với tăng trưởng danh nghĩa: Từ 2007, lạm phát tăng nhanh là một vấn đề làm các nhà hoạch định kinh tế Việt Nam phải giải quyết. Nguyên do chính: so sánh từ 2005 đến 2010, chính sách cung tiền và tín dụng tăng mạnh hơn GDP danh nghĩa quá nhiều. Ngoài ra, chính sách tài khóa với các đặc điểm chi tiêu công và nợ công tăng nhanh, ưu đãi các doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả, sân chơi không công bằng trong chính sách tín dụng với khu vực tư nhân. Sau một loạt thay đổi chính sách vĩ mô từ kích cầu năm 2007– 08 sang kìm hãm lạm phát năm 2009 đã cho một kết quả khả quan là lạm phát giảm xuống 6,9% (so với 20% năm 2008). Tuy nhiên, do việc nới lỏng tiền tệ từ giữa năm 2010 đểđạt mức tăng trưởng mục tiêu là 6,5%, áp lực lạm phát trở lại mạnh mẽ từđầu quý 4 và tăng 11,75% cho năm 2010.

Riêng trong ngành nông nghiệp, mặc dù nước ta liên tục gặp nhiều khó khăn do thiên tai dịch bệnh, nhưng nông nghiệp vẫn tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng khoảng 3,5%/năm, đóng góp trên 20% tỷ trọng GDP hàng năm, và góp phần tạo việc làm tăng thu nhập cho nông dân.

Nông nghiệp đã và đang đóng vai trò quan trọng giúp nền kinh tế Việt Nam vượt qua khủng hoảng sau thời kỳ suy giảm kinh tế. Một minh chứng rõ ràng là trong khi toàn bộ nền kinh tế phải nhập siêu trong bối cảnh khủng hoảng thì nông nghiệp lại xuất siêu, nông sản là một trong những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao. Thêm vào đó giá lương thực liên tục tăng cao trong những năm gần đây, dẫn đến nhu cầu các sản phẩm liên quan đến nông dược ngày càng tăng.

Yếu t chính ph - chính tr.

Sự ổn định về chính trị là một điều kiện tốt để các nhà đầu tư mạnh dạn đầu tư các hoạt động kinh doanh ở Việt Nam. Việt Nam liên tục được bình chọn là một trong những nước an toàn nhất vềđầu tư tại khu vực châu Á.

Chính phủ Việt Nam đang thắt chặt và mở rộng mối quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới. Sau 16 năm gia nhập ASEAN, Việt nam cũng đã có môi trường khu vực tốt hơn, mối quan hệ song phương giữa Việt Nam với các nước thành viên ngày càng được cải thiện và nâng cao hơn

Ngoài ra, các chính sách kinh tế thông thoáng nhằm khuyến khích sự phát triển của các thành phần kinh tế cũng được thông qua đã tạo được môi trường kinh doanh thuận lợi, lành mạnh và ổn định.

Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế trong việc triển khai và chấp hành luật định, nội dung các điều luật chưa thật rõ ràng và hợp lý, thiếu sự nhất quán và đồng bộ giữa các điều khoản, các qui định, thiếu những văn bản hướng dẩn thi hành luật, …Những hạn chế này đã gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, với tình trạng bộ máy cán bộ hành chính còn cửa quyền, tham ô, nhũng nhiễu doanh nghiệp, nhân viên hải quan đòi lệ phí từ linh kiện nhập khẩu…, đã làm ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp, ảnh hưởng gián tiếp đến chi phí sản xuất.

Trong lĩnh vực nông dược, hiện nay một số loại hoá chất dù đã bị cấm sử dụng tại Mỹ và Châu âu, vẫn chưa bị cấm sử dụng tại Việt nam. Nên một số công ty nông dược vẫn dang sử dụng một số các hoá chất bị cấm ở Mỹ và Châu âu cho các sản phẩm nông dược tiêu thụ tại thị trường Việt nam. Trong tương lai, khi Nhà nước đưa các loại hoá chất này vào danh mục cấm sử dụng ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các đơn vị kinh doanh nông dược có sử dụng các hoá chất độc hại này.

Nhận xét: - Thuận lợi:

+ Với môi trường chính trị ổn định sẽ là một thuận lợi để ban giám đốc MAP toàn cầu xem xét đầu tư mở rộng cho Map Pacific Việt Nam.

+ Thu hút được đầu tư nước ngoài vào các ngành nguyên vật liệu làm tăng tính cạnh tranh, nâng cao chất lượng, giảm giá.

- Hạn chế:

Vấn đề quan tâm hàng đầu hiện nay là ý thức thi hành luật pháp và các biện pháp chế tài thi hành luật ở Việt Nam chưa tốt, đặc biệt trong lĩnh vực chống sản xuất, kinh doanh hàng nhái, hàng giả, và buôn lậu.

Yếu t xã hi.

Đặc điểm ở nước ta là phần đông dân số sống ở nông thôn và thu nhập của người dân vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp, nông thôn luôn giữ một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế đất nước và đảm bảo an sinh xã hội, và đó cũng là chỗ dựa vững chắc cho nền kinh tế Việt Nam vượt qua thời kỳ khủng hoảng và vươn lên.

Ngành nông nghiệp đã và đang đóng góp lớn vào tỷ trọng GDP hằng năm (trên 20% GDP), sản phẩm nông nghiệp là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. Do đó, nông nghiệp phát triển sẽ làm tăng trưởng xuất khẩu và giảm thâm hụt cán cân thương mại

Với khoảng 70% dân số là nông dân, những vấn đề liên quan đến nông dân, nông nghiệp và nông thôn luôn được coi trọng và quan tâm phát triển. Nông nghiệp không chỉ cung cấp lương thực, thực phẩm cho đời sống của người dân mà còn cung cấp các nguyên vật liệu cần thiết cho sản xuất công nghiệp và sản phẩm nông, lâm, thủy sản luôn là một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam

Đây là những điều kiện thuận lợi để MAP phát triển thị trường. Tuy nhiên nhu cầu thị trường ngày một đa dạng về chủng loại và chất lượng ngày càng cao hơn nên đòi hỏi công ty phải luôn cải tiến sản xuất, đầu tư công nghệ mới nhằm duy trì và tăng thêm thị phần.

Đặc thù các ngành sản xuất nông nghiệp là gắn chặt với các yếu tố tự nhiên và chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố này, là ngành chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn dự báo Việt Nam sẽ là 1 trong 5 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Tác động lớn nhất là do nước biển dâng và các hiện tượng thời tiết cực đoan. Biến đổi khí hậu có khả năng gây ảnh hưởng rất lớn tới ngành trồng trọt nói chung và ngành nông dược cũng sẽ gián tiếp bịảnh hưởng.

Yếu t công ngh.

Đây là nhân tố quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến môi trường cạnh tranh và năng lưc cạnh tranh của doanh nghiệp. Trình độ công nghệ ảnh hưởng trực tiếp đến hai yếu tố cơ bản đó giá bán và chất lượng sản phẩm. Nó cũng là tiền đề để các doanh nghiệp định hướng phát triển và nâng cao sức cạnh tranh của mình. Đối với ngành, ngoài trình độ công nghệ của các thiết bị, máy móc thì trình độ quản lý nguồn nhân lực, đội ngũ lao động kỹ thuật bậc cao cũng là nhân tố công nghệ quan trọng trong quá tŕnh nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mình.

Theo mục tiêu Chương trình Công nghệ sinh học (CNSH) nông nghiệp từ nay đến 2015, tầm nhìn 2020, Việt Nam sẽ tạo ra, tiếp nhận và làm chủ được một số CNSH hiện đại và ứng dụng có hiệu quả vào sản xuất, phù hợp với điều kiện cụ thể của ngành nông nghiệp trong nước. Tăng cường một bước cơ bản trong việc xây dựng tiềm lực cho CNSH nông nghiệp thông qua đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên sâu, có trình độ cao cho một số lãnh vực chủ yếu. Phát triển mạnh CNSH hiện đại, tập trung vào công nghệ gen; tiếp cận các khoa học mới, đưa CNSH nông nghiệp Việt Nam đạt trình độ khá trong khu vực; đưa một số giống cây trồng biến đổi gen vào sản xuất; ứng dụng thành công nhân bản vô tính ởđộng vật; phát triển mạnh ngành công nghiệp sinh học nông nghiệp và tạo lập thị trường cho công nghiệp sinh học nông nghiệp.

Như thế với công nghệ lai tạo và biến đổi gien đang ngày càng phát triển, các sản phẩm thuốc BVTV cũng cần không ngừng được nghiên cứu và sản xuất theo kịp các yêu cầu của các loại cây trồng mới.

2.3.2.2.Phân tích nhng yếu t vi mô.

Đối th cnh tranh.

Theo Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, thị trường kinh doanh thuốc bảo vệ tại Việt Nam hiện có khoảng 150 doanh nghiệp, 70 xưởng gia công. Các doanh nghiệp kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật đang phải cạnh tranh khá vất vả với các loại thuốc bảo vệ thực vật tương đồng trong nước cũng như các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc, đặc biệt là lượng thuốc nhập lậu với giá rẻ hơn.

Sự gia tăng nhanh chóng về số lượng doanh nghiệp trong ngành nông dược là một áp lực cạnh tranh mạnh mẽ đối với MAP tại thị trường Việt Nam. Bên cạnh các đối thủ cạnh tranh trong nước, việc Việt Nam gia nhập WTO và hội nhập kinh tế toàn cầu còn mang lại những đe dọa đến hoạt động kinh doanh của công ty MAP. Các công ty nông dược lớn của nước ngoài như Dow, Monsanto, BASF, Syngenta, Sumitomo…hiện nay đều đã có mặt tại Việt Nam dưới nhiều hình thức Văn phòng đại diện, hợp tác đại lý phân phối như Bayer CropscienceVN, Arysta Agro VN, BVTV An Giang.. Cạnh tranh trong ngành do đó sẽ ngày càng gay gắt hơn.

Bên cạnh đó, các công ty liên doanh giữa nước ngoài và Việt Nam, công ty nước ngoài có quyền nâng cao mức vốn góp cao hơn, khả năng kiểm soát của nước ngoài đối với việc điều hành kinh doanh dịch vụ cũng lớn hơn và dần dần sẽ vượt qua sự kiểm soát của các công ty Việt Nam. Các công ty nước ngoài, với các thế mạnh sẵn có như thương hiệu lâu đời, uy tín trên thị trường quốc tế, hệ thống đại lý rộng khắp, dịch vụ đa dạng, khả năng tài chính, chuyên môn,

nhân sự mạnh… thì các công ty này có thể từng bước chiếm lĩnh thị trường nông dược của Việt Nam.

Với sự xâm nhập của các công ty nông dược nước ngoài, nguồn nhân lực phục vụ cho ngành nông dược vốn đã thiếu sẽ càng trở nên thiếu hụt trầm trọng hơn. Các nhân lực cao cấp có thể tìm đến các tập đoàn nước ngoài – nơi thường có các điều kiện về lương bổng, điều kiện làm việc và chế độ đãi ngộ tốt hơn. Các công ty nông dược vừa và nhỏ như Công ty MAP sẽ rất khó tìm và giữ chân được nhân tài cho công ty của mình. Sự hiếu hụt các nhân sự có chuyên môn kỹ thuật cao sẽ làm cho năng lực cạnh tranh của các công ty nông dược Việt Nam giảm sút đáng kể, bởi vì nguồn nhân lực là một nhân tố có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Hiện nay, các công ty thuốc bảo vệ thực vật đứng đầu về lượng hàng nhập khẩu từ 2007 đến 2010 trên thị trường được tóm tắt trong bảng 2.7.

Như vậy, đứng đầu trên thị trường nông dược Việt Nam hiện nay là Công ty Syngenta với thị phần chiếm khoảng 24% thị phần của cả nước. Theo số liệu thống kê đến hết 2010, giá trị nhập khẩu của công ty Syngenta đạt gần 108 triệu USD, tăng 43% so với năm 2009 là 75 triệu USD. Công ty Syngenta phân phối

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty MAP PACIFIC việt nam đến năm 2015 (Trang 65)