2015.
Từ yêu cầu của thị trường và những kết quả về quá trình kinh doanh đạt được qua những năm qua như doanh số mua bán, hệ thống khách hàng trung gian và đặc biệt là tình hình tài chính của công ty đã cho thấy công ty kinh doanh rất có hiệu quả. Trong môi trường hội nhập, tình hình thị trường trong tương lai có nhiều khó khăn và thuận lợi nhưng với kết quả hoạt động kinh doanh trong các năm qua sẽ làm nền tảng cho công ty có khả năng xây dựng và đạt được mục tiêu từ nay đến năm 2015 là:
- Ngành nghề kinh doanh chính vẫn là thuốc bảo vệ thực vật và phân bón lá. Củng cố và phát triển tốc độ tăng trưởng doanh số mỗi năm là 15%. - Thị phần của công ty sẽ chiếm khoảng 5% trên thị trường thuốc bảo vệ thực vật so với hiện nay là 4%. Nằm trong tốp 5 doanh nghiệp nông dược hàng đầu Việt Nam.
- Mở rộng thị trường ra nước ngoài: nhanh chóng tiếp cận và phân phối sản phẩm sang thị trường Campuchia và Lào bắt đầu từ năm 2011. Dự kiến doanh số thu được từ hai thị trường này là 1% - 2% doanh số trong những năm tiếp theo.
- Nâng cao thu nhập, đời sống vật chất, văn hoá tinh thần cho người lao động, gìn giữ và phát triển văn hoá MAP lên tầm cao mới.
3.1.3.Mục tiêu đến 2015
Doanh số: 48 triệu USD
Lợi nhận sau thuế: 4,9 triệu USD Thị phần: 5.1%
3.2.Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Map Pacific Việt nam.
3.2.1.Hình thành giải pháp qua phân tích SWOT
Qua phân tích các yếu tố môi trường bên trong và bên ngoài của công ty phần trên, đã chỉ ra được các điểm mạnh (S) để phát huy và các điểm yếu (W) để khắc phục, cũng như các cơ hội (O) mà công ty cần tận dụng, những mối đe dọa (T) cần né tránh. Trên cơ sở tổng hợp các yếu tố môi trường kể trên, tác giả đề xuất thiết lập ma trận SWOT giúp công ty đề ra những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh phù hợp (xem bảng 3.2).
Ma Trận SWOT
Các Cơ Hội ( O) Các đe dọa (T)
O1: Tăng trưởng kinh tế quốc gia T1:Sự cạnh tranh của các công ty cùng ngành. O2: Ngành nông nghiệp tăng trưởng ổn định T2: Chính sách tín dụng, lãi suất vay cao O3: Môi trường chính trị trong nước ổn định. T3: Nguyên vật liệu nhập khẩu
O4: Nền kinh tế Việt Nam đã gia nhập WTO,
AFTA T4:Thời tiết và thiên tai.
T5:Hàng nhái hàng giả
T6: Sự biến động của tỉ giá USD/VND.
Các điểm mạnh (S) Các Giải pháp S-O Các Giải pháp S-T
S1: Hoạt động marketing S1, S2, S4, S6 + O1, O2 :Đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước và thị trường nước ngoài
S1,S2, S3, S4, S5, S6+ T1, T5: Cải thiện hiệu quả
hoạt động của bộ phận chăm sóc khách hàng S2: Chất lượng sản phẩm
S3: Cơ cấu tổ chức
S4: Trình độ và kinh nghiệm của nguồn nhân lực.
S4, S5, S6 + O1, O2, O4 Nhanh chóng tăng cường đội ngũ nhân viên bán hàng, nhân viên kỹ thuật để hỗ trợ hệ thống đại lý cấp 2
S1, S4, S7 + T1,T4,T6: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
S5: Máy móc thiết bị hiện đại
S6: Khả năng sản xuất
S4, S5, S7 + O1, O2: Tăng cường động lực nghiên cứu phát triển sản phẩm mới trong đội ngũ nhân viên
S3, S4, S5, S6 + T1,T3,T5: Tái cấu trúc lực lượng của bộ phận giao hàng để nâng cao hiệu quả hoạt
động. S7: Tinh thần làm việc của người lao động
Các điểm yếu (W) Các Giải pháp W-O Các Giải pháp W-T
W1: Khả năng tài chính
W2, W3+ O1, O2: Sản phẩm mới. W2 + T1, T2, T4, T5, T6: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
W2: Uy tín và danh tiếng thương hiệu. W2, W3 + T5: Sử dụng dịch vụ thuê ngoài cho việc
đăng ký sản phẩm thuốc BVTV mới W3: Hoạt động nghiên cứu phát triển
W2+O1, O2, O3, O4: Phát triển thương hiệu của MAP
3.2.2.Một số giải pháp nhằm phát huy điểm mạnh.
3.2.2.1.Giải pháp 1 (S-O): Đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước và thị trường nước ngoài.