Nhóm giải pháp về sản phẩm.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm mủ cao su thiên nhiên tại công ty cao su hà tĩnh (Trang 75 - 78)

43 đội sản xuất trực thuộc của Nông trường

3.2.2.Nhóm giải pháp về sản phẩm.

3.2.2.1. Đa dạng hóa chủng loại sản phẩm.

Đa dạng hóa sản phẩm luôn là biện pháp tích cực để mở rộng sản xuất cũng như đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty.

Hiện nay sản phẩm của Công ty cao su Hà Tĩnh chủ yếu là mủ nước để đông và một số qua sơ chế thành mủ tờ loại RSS3. Trong số các chủng loại mủ cao su thì các loại mủ của Công ty là loại mủ thuộc các nhóm có chất lượng thấp nhất.

Nhìn vào bảng 2.11 ta thấy chênh lệch tỷ lệ giá cả giữa các chủng loại mủ là rất cao, trong khi đó chênh lệch giá thành giữa các loại mủ lại không lớn dẫn đến doanh thu và lợi nhuận của các loại mủ chênh lệch rất lớn. Các loại

mủ cao cấp như mủ ly tâm SVRCV50, SVRCV60 không chỉ bán với giá cao hơn mà còn đáp ứng được nhu cầu của thị trường ngày càng cao, mủ SVRCV50, SVRCV60 được khách hàng ưa chuộng hơn, dễ bán hơn trên tất cả các thị trường trong và ngoài nước.

Trước tình hình sản lượng cao su ngày càng gia tăng, nhu cầu thị trường ngày càng cao, để đáp ứng nhu cầu thị trường tạo điều kiện cho cạnh tranh được với các đối thủ, đồng thời để tiêu thụ được sản phẩm, tăng doanh thu và tăng lợi nhuận thì Công ty phải đầu tư xây dựng dây chuyền nhà máy chế biến các loại mủ cao cấp như SVRCV50, SVRCV60, SVRL, SVR3L, chuyển đổi cơ cấu sản phẩm cho thích ứng với nhu cầu thị trường. Việc chuyển đổi cơ cấu sản phẩm nhằm giảm tỷ lệ cao su RSS3, tăng tỷ lệ các loại mủ cao cấp như mủ li tâm, mủ cốm SVRCV50, SVRCV60, SVRL, SVR3L.

3.2.2.2. Nâng cao và đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Trong môi trường kinh tế phát triển như ngày nay thì chất lượng sản phẩm trở thành một trong những chiến lược quan trọng nhất làm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng là giải pháp quan trọng tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu và lợi nhuận, trên cơ sở đó đảm bảo kết hợp thống nhất các loại lợi ích trong doanh nghiệp và xã hội.

Sản phẩm được xem là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể tiếp tục tồn tại hay không là phụ thuộc vào sức sống của sản phẩm. Sản phẩm chỉ có thể tiêu thụ được khi và chỉ khi nó phù hợp, đáp ứng được những gì thị trường yêu cầu, nó phải có sức lôi cuốn, tạo ra sự hấp dẫn, thoả mãn yêu cầu của người tiêu dùng và nó thúc đẩy người ta đến hành động mua. Vì vậy không ngừng nâng cao chất lượng sức hấp dẫn sản phẩm để ngày càng đáp ứng, tốt nhất yêu cầu, mong muốn của người tiêu dùng là vấn đề mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng quan tâm và đặt lên hàng đầu.

Tóm lại, trong điều kiện ngày nay, nâng cao chất lượng sản phẩm là cơ sở quan trọng cho đẩy mạnh quá trình hội nhập, giao lưu kinh tế và mở rộng thương mại quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam, của Ngành Cao su trong đó có Công ty cao su Hà Tĩnh. Chất lượng sản phẩm có ý nghĩa quyết định đến nâng cao khả năng cạnh tranh, khẳng định vị thế của sản phẩm Công ty trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế.

Một số biện pháp nâng cao và bảo đảm chất lượng sản phẩm mủ cao su thiên nhiên tại Công ty Cao su Hà Tĩnh :

 Trong thời gian tới Công ty nên đầu tư đổi mới công nghệ, đưa dây chuyền sản xuất hiện đại vào để sản xuất các loại mủ cốm, mủ li tâm như SVRCV50, SVRCV60, SVRL, SVR3L thay thế dần dây chuyền sản xuất mủ tờ như hiện nay.

 Quan tâm đến năng lực cán bộ chế biến, tay nghề công nhân, công tác quản lý nguyên liệu đầu vào tức là từ khi khai thác ngoài lô, tránh tình trạng bố trí cán bộ nhà máy chưa phù hợp với yêu cầu sản xuất, sử dụng công nhân chưa qua đào tạo và tình trạng nhà máy thiếu thông tin tài liệu sản xuất.

 Công tác đóng gói bao bì phải thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt không được vượt quá tỷ lệ quy định cho phép. Bao bì, nhãn hiệu hàng hoá cần có quy định kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc thống nhất chung cho toàn Công ty.

 Song song với các biện pháp trên là công tác giáo dục để nâng cao ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ công nhân lao động, đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân giỏi, chuyên môn hoá cao nhất là trong khai thác và chế biến sản phẩm.

3.2.2.3. Tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm.

Quản lý chất lượng ngay từ khâu khai thác mủ: Công nhân khai thác phải vệ sinh vườn cây sạch sẽ, lau chùi thường xuyên dụng cụ khai thác như bát hứng mủ, máng hứng mủ, thùng đựng mủ. Trong quá trình khai thác tránh để

bụi bẩn rơi vào mủ, lọc mủ bằng rây lọc tạp chất trước khi xuất đi nhà máy chế biến.

Quản lý tốt trong khâu nhập mủ: Nên nhập mủ nước 100% về nhà máy chế biến, tránh để mủ đông ngoài lô và đặc biệt là hạ thấp nhất tỷ lệ mủ lẫn tạp chất cho phép.

Quản lý chất lượng trong quá trình chế biến: Giao chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm cho các Xí nghiệp chế biến. Tránh tình trạng mủ bị sẩm màu, các lô sản phẩm có chất lượng không đồng đều, mủ bị sống, mủ bị giảm phẩm cấp nhanh.

Trong quản lý cần phải thực hiện quản lý chất lượng theo hệ thống tức là phải làm tốt từ khâu đầu tiên: từ con người, cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị, kiểm tra nghiêm ngặt về quy trình sản xuất, đảm bảo chất lượng nguyên liệu dùng trong sản xuất, hạn chế tối đa sản phẩm loại 3 bằng việc giao chỉ tiêu chất lượng sản phẩm đến người lao động.

Tiến tới Công ty cần xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 - 2000 nhằm ngày càng hoàn thiện hệ thống sản xuất kinh doanh của Công ty và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm mủ cao su thiên nhiên tại công ty cao su hà tĩnh (Trang 75 - 78)