43 đội sản xuất trực thuộc của Nông trường
3.2.1. Tăng cường công tác điều tra, nghiên cứu và mở rộng thị trường.
Nghiên cứu thị trường là khâu đầu tiên trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm mà bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào cũng phải tiến hành. Nghiên cứu thị trường cho phép những nhà quản lý thu thập các thông tin báo hiệu về sự phát triển hay suy tàn của thị trường tiêu thụ trong tương lai. Những thông tin thị trường giúp doanh nghiệp hiểu rõ các hoạt động của đối thủ cạnh tranh cũng như các tác động tiềm tàng của hoạt động đó đến doanh nghiệp mình. Càng biết nhiều và chi tiết các thông tin về cạnh tranh bao nhiêu doanh nghiệp càng đạt được vị trí vững chắc bấy nhiêu vì doanh nghiệp sẽ có khả năng thực hiện
chính sách giá cả và chiến lược để đương đầu với bất kỳ thị trường nào đối thủ đã có mặt.
Những kết quả nghiên cứu thị trường để phục vụ cho Công ty xây dựng chiến lược phát triển thị trường và để có thể trả lời và thực hiện được các câu hỏi sau:
- Nhu cầu của khách hàng?
- Thị trường nào hấp dẫn nhất, khách hàng của Công ty ở những khu vực nào?
- Quy mô thị trường sản phẩm?
- Cơ cấu giá như thế nào? mức giảm giá bao nhiêu? - Đối thủ cạnh tranh của mình là ai?
- Những điểm mạnh yếu của đối thủ cạnh tranh?
Để thích nghi với nó, tránh được rủi ro trong kinh doanh. Công ty cần có chiến lược phát triển thị trường tại thời điểm trước mắt và lâu dài, Công ty cần tập trung các giải pháp để phát triển thị trường nội địa và mở rộng thị trường xuất khẩu :
• Phát triển thị trường nội địa.
Nhu cầu tiêu thụ cao su trong nước rất lớn, đây là cơ hội, là triển vọng
lớn cho các đơn vị sản xuất cao su thiên nhiên trong nước nói chung và Công ty cao su Hà Tĩnh nói riêng xâm nhập, mở rộng thị trường và chiếm lĩnh thị phần.
Với một đơn vị quy mô nhỏ sản lượng còn ít như Công ty cao su Hà Tĩnh thì chỉ cần xâm nhập vào các thị trường nách nội địa là đã có thể tiêu thụ hết được sản phẩm. Tuy ở thị trường trong nước thì giá cả thấp hơn so với xuất khẩu nhưng bù lại thì chất lượng không nghiêm ngặt như xuất khẩu mà với chất lượng sản phẩm, quy mô, điều kiện hiện tại của Công ty thì việc mở rộng phát triển tiêu thụ tại thị trường nội địa là rất phù hợp.
Phát triển thị trường nội địa Công ty cần có các giải pháp:
- Liên doanh, liên kết, góp cổ phẩn kinh doanh với các đơn vị sản xuất có nguyên liệu từ cao su thiên nhiên như: Công ty bóng thể thao Ngôi Sao của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Công ty cao su Đà Nẵng, Công ty cao su Sao Vàng.v.v.
- Thiết lập và mở rộng kênh phân phối có mặt trên tất cả những nơi có các nhà máy sản xuất từ nguyên liệu cao su thiên nhiên.
- Chính sách giá cả hợp lý, linh hoạt, áp dụng các biện pháp khuyến khích như chiết khấu, giảm giá, giá sỹ, giá lẽ.
- Tổ chức tốt hoạt động tiêu thụ, đáp ứng kịp thời, nhanh nhất nhu cầu khách hàng.
- Giảm tối thiểu mọi thủ tục rườm rà, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng.
- Xây dựng các phương thức tiêu thụ sản phẩm đa dạng.
- Công ty nên tìm hiểu, thu thập các thông tin về quy mô thị trường như số lượng các doanh nghiệp trong ngành, quy mô của các doanh nghiệp, thị trường hiện tại của mổi doanh nghiệp, nhu cầu của thị trường trong nước và ngoài nước…
• Mở rộng thị trường xuất khẩu ra nước ngoài:
Theo nguồn tin phân tích của Viện Nghiên cứu thương mại - Bộ Thương mại và qua biểu thống kê quy mô thị trường tiêu thụ cao su thiên nhiên của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam trong năm 2009 cho thấy hiện nay thị trường cao su nguyên liệu, cầu > cung là do nhu cầu nhập khẩu cao su của nhiều nước trên thế giới đang rất lớn bên cạnh đó nguồn nguyên liệu dầu mỏ để làm ra cao su nhân tạo ngày càng cạn kiệt.
Vì vậy cơ hội để các Doanh nghiệp cao su Việt Nam nói chung và Công ty cao su Hà Tĩnh nói riêng gia tăng thị phần tiêu thụ sản phẩm trên thị
trường nội địa và đặc biệt là xuất khẩu ra nước ngoài là rất lớn. Hiện tại thị trường cao su thế giới đang trong tình trạng cung không đủ cầu, đặc biệt là nhu cầu sử dụng cao su của các nước nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam như Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc…. dẫn đến khả năng thiếu cao su rất lớn.
Cơ hội thì đã rõ nhưng để nắm bắt tận dụng được cơ hội thì đòi hỏi mỗi một Doanh nghiệp phải có hướng đi riêng của mình. Với Công ty cao su Hà Tĩnh cần có biện pháp hoạch định thị trường mục tiêu:
Thị trường Trung Quốc: Trước mắt Công ty cần có biện pháp để xâm nhập thị trường Trung Quốc. Trung Quốc vẫn luôn là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam (theo nguồn tin của Hiệp hội cao su trong tháng 8/2009 khối lượng cao su xuất khẩu sang Trung Quốc đạt trung bình 130 tấn mỗi ngày, qua hoạt động của 40 Doanh nghiệp xuất khẩu). Đặc điểm của thị trường trung Quốc là thường xuyên có giá bán tương đối cao, không đòi hỏi chất lượng cao và quá nghiêm ngặt như các thị trường Mỹ, Nhật Bản... mẫu mã bao bì đơn giản, chi phí vận chuyển thấp.
Thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Sigapo: Các nước này đang bùng nổ về thị trường tiêu dùng trong nước đặc biệt là các ngành công nghiệp sản xuất chế tạo có nguyên liệu từ cao su rất lớn. Những năm gần đây họ đã nhập khẩu một lượng khá lớn cao su của Việt Nam và năm sau cao hơn năm trước. Như vậy đây là một thị trường xuất khẩu lớn của ngành cao su Việt Nam nói chung trong đó Công ty cao su Hà Tĩnh. Khó khăn chính của việc xâm nhập, gia tăng xuất khẩu cao su sản phẩm ca su vào các thị trường này là chất lượng và các phương thức mua bán, quy trình kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt.
Vì vậy Công ty cần có các biện pháp tốt để nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời khi nghiên cứu xâm nhập vào các thị trường này phải tìm hiểu và nắm bắt rõ các thông lệ, thủ tục, quy định luật pháp để chủ động trong kế
hoạch mở rộng thị trường của mình. Để thực hiện được mục tiêu xuất khẩu cao su ra nước ngoài Công ty cần tập trung các biện pháp:
- Tham quan nghiên cứu, tìm hiểu thị trường nhất là thị trường ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây hiện nay rất lớn để tìm kiếm và ký kết hợp đồng.
- Trước mắt Công ty chưa xuất khẩu trực tiếp được thì uỷ thác xuất khẩu và sau đó ký kết hợp đồng xuất khẩu trực tiếp.
- Thành lập các bộ phận thường trú, các văn phòng đại diện tại nước ngoài. - Mở rộng hệ thống các kênh phân phối.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm vì sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài đòi hỏi chất lượng cao, công tác kiểm tra chất lượng rất nghiêm ngặt nếu Công ty không đáp ứng được các yêu cầu đó, hoặc nếu để sơ suất họ phát hiện được thì sẽ mất uy tín và tuột mất cơ hội.
- Tạo mối quan hệ công tác với các cơ quan thương mại trong và ngoài nước như: Bộ thương mại, Bộ ngoại giao, các tổ chức cơ quan thương mại để thu thập được thông tin hữu ích nhất.