Nhân tố bên trong doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm mủ cao su thiên nhiên tại công ty cao su hà tĩnh (Trang 27 - 30)

1.3.2.1. Giá bán sản phẩm.

Giá bán sản phẩm là một trong những nhân tố chủ yếu tác động tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Giá bán sản phẩm có thể khích thích hay hạn chế cung cầu trên thị trường do đó làm ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp. Xác định giá đúng sẽ thu hút được khách hàng đảm bảo khả năng tiêu thụ thu được lợi nhuận cao nhất hay tránh được

tình trạng ứ động, hạn chế thua lỗ. Tùy từng môi trường, từng đoạn thị trường mà các doanh nghiệp nên đặt mức giá cho phù hợp để có thể thu hút được nhiều khách hàng, và từ đó có thể tăng doanh số bán ra của doanh nghiệp mình.

Giá bán sản phẩm ảnh hưởng mạnh tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm, do vậy nó cũng được sử dụng như một vũ khí trong cạnh tranh nhất là trong điều kiện thu nhập của người dân còn thấp. Tuy nhiên trong cạnh tranh nếu lạm dụng vũ khí giá cả không những không thúc đẩy tiêu thụ mà còn bị thiệt hại.

1.3.2.2. Chất lượng sản phẩm.

Khi nói đến chất lượng sản phẩm hàng hóa là nói đến những đặc tính nội tại của sản phẩm, được xác định bằng những thông số có thể đo được hoặc so sánh được phù hợp với điều kiện hiện tại và thỏa mãn được những nhu cầu hiện tại nhất định của xã hội.

Trong điều kiện hiện tại chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng thúc đẩy hoặc kìm hãm hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Đây là một trong những vũ khí cạnh tranh sắc bén nhất có thể dễ dàng đè bẹp đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành. Đây cũng là con đường mà doanh nghiệp thu hút khách hàng và tạo dựng, giữ gìn uy tín của doanh nghiệp một cách tốt nhất.

Mục tiêu cao nhất của doanh nghiệp là mục tiêu lợi nhuận, nhưng để đạt được mục tiêu này thì doanh nghiệp phải tiêu thụ được sản phẩm hàng hóa và thu được tiền về, tức là được khách hàng chấp nhận. Muốn vậy, ngoài các yếu tố khác thì doanh nghiệp phải chú trọng đến yếu tố chất lượng, chính chất lượng sản phẩm là yếu tố có thể tạo nên vị thế vững chắc của sản phẩm trên thị trường. Đồng thời sản phẩm có chất lượng tốt sẽ là sợi dây vô hình thắt chặt khách hàng với doanh nghiệp, tạo đà cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp diễn ra thuận lợi.

Cơ cấu mặt hàng có ảnh hưởng tới tốc độ tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp, bởi vì nhu cầu tiêu dùng trên thị trường rất đa dạng và phong phú. Như vậy, để đáp ứng nhu cầu và tăng nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm thì doanh nghiệp cần có cơ cấu mặt hàng hợp lý, đủ chủng loại. Mặt khác, một cơ cấu mặt hàng hợp lý sẽ dễ dàng đáp ứng trước sự thay đổi nhanh chóng của nhu cầu thị trường và giảm rủi ro cho doanh nghiệp.

1.3.2.4. Các công cụ yểm trợ hoạt động tiêu thụ sản phẩm.

Quảng cáo: Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, quảng

cáo và giới thiệu sản phẩm đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Quảng cáo và giới thiệu sản phẩm sẽ cung cấp cho khách hàng những thông tin cần thiết và cô đọng, đặc trưng nhất về sản phẩm để khách hàng có thẻ so sánh với những sản phẩm khác trước khi đưa ra quyết định mua.

Do quảng cáo rất tốn kém vì thế để đảm bảo quảng cáo có hiệu quả doanh nghiệp cần có các chiến lược, chính sách cho phù hợp để có thể tạo dựng hình ảnh của doanh nghiệp, khích thích hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Doanh nghiệp có thể sử dụng các hình thức quảng cáo như báo chí, truyền hình, truyền thanh, băng rôn, tờ rơi … để quảng cáo sản phẩm của mình cho phù hợp.

 Mạng lưới kênh phân phối : Tổ chức tốt kênh phân phối sẽ làm tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp. Kênh phân phối bao gồm mạng lưới bán buôn, bán lẻ, đại lý được tổ chức một cách hợp lý có khoa học sẽ chiếm lĩnh được không gian thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng và kích thích tiêu thụ.

 Dịch vụ sau bán: Dịch vụ sau bán cũng góp phần đảm bảo cho khách hàng khi mua sắm hàng hóa, làm cho khách hàng yên tâm hơn khi tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp. Do vậy hàng hóa bán ra sẽ ổn định và nhiều hơn làm tăng việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

1.3.2.5. Các nhân tố khác.

Uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm trên thị trường để đạt mục tiêu lợi nhuận, nhưng để duy trì điều này thì một trong những yếu tố quyết định là phải giữ chữ tín vơi khách hàng vào sản phẩm của doanh nghiệp. Có như vậy mới thúc đẩy được quá trình tiêu thụ sản phẩm và tạo hình ảnh tốt về doanh nghiệp trong khách hàng.

Thương hiệu có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có một thương hiệu mạnh thì nhiều người biết đến doanh nghiệp, biết đến các sản phẩm của doanh nghiệp, dễ dàng nảy sinh hành vi mua hàng cho doanh nghiệp. Khả năng xâm nhập vào thị trường của đối thủ cạnh tranh mạnh hơn. Chính vì vậy, mà các doanh nghiệp hiện nay đã chú trọng nhiều đến công tác xây dựng hình ảnh của mình trên thị trường hiện tại và trong tương lai.

• Trình độ tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của bộ máy quản trị. Đây là một nhân tố quan trọng, tác động mạnh mẽ đến hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp. Nó thể hiện thông qua các chiến lược và các phương án tiêu thụ mà bộ máy quản trị đưa ra có hiệu quả hay không? Có huy động đến mức tói đa nguồn lực phục vụ bán hàng hay không?

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm mủ cao su thiên nhiên tại công ty cao su hà tĩnh (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w