Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 1 Đặc điểm về thị trường.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm mủ cao su thiên nhiên tại công ty cao su hà tĩnh (Trang 39 - 46)

43 đội sản xuất trực thuộc của Nông trường

2.1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 1 Đặc điểm về thị trường.

2.1.3.1. Đặc điểm về thị trường.

Việt Nam là nước xuất khẩu cao su lớn thứ tư thế giới sau Thái Lan, Indonixia và Malayxia. Thị trường xuất khẩu cao su Việt Nam rất rộng lớn vì nhu cầu cao su thiên nhiên trong nước và trên thế giới ngày càng tăng. Theo Tổ chức nghiên cứu Cao su quốc tế ( IRSG ) dự báo nhu cầu tiêu thụ cao su của thế giới năm nay sẽ tăng 1,6% so với năm ngoái, đạt 9,71 triệu tấn. Trong đó thị trường Trung Quốc chiếm trên 60%, trung bình mỗi năm Trung Quốc tiêu thụ khoảng 2,5 triệu tấn mủ cao su. Tuy nhiên đây là một thị trường có khá nhiều rủi ro, chủ yếu đến từ những thay đổi chính sách mậu biên của nước này, nhưng lợi thế thị trường tiêu thụ rộng lớn lại ở ngay cận kề nên Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất Việt Nam.

Từ năm 2005 trở về trước đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, Công ty chưa có sản phẩm bán, chỉ có một vài sản phẩm nhỏ lẻ như sản phẩm chăn nuôi, kinh doanh phụ nên thị trường tiêu thụ chủ yếu là tại địa phương. Đến cuối năm 2005 Công ty đưa một số diện tích vườn cây vào khai thác mới có sản phẩm mủ để bán.

Bảng 2.1 : Quy mô thị trường tiêu thụ cao su của Công ty cao su Hà Tĩnh năm 2009.

Thị trường tiêu thụ Số lượng (tấn) Giá bán bình quân

(triệu đồng/tấn) Ghi chú

1. Thị trường trong nước 724 Chiếm 40%

• Công ty cao su Sao Vàng 200 33 Chiếm 27,6%

• Công ty cao su Đà Nẵng 350 32.5 Chiếm 48,3%

• Các Công ty khác 174 32 Chiếm 24,1%

2. Thị trường nước ngoài 1086 Chiếm 60%

• Trung Quốc 320 34 Chiếm 29,4%

• Đài Loan 200 33.5 Chiếm 18,4%

• Singapore 250 34.5 Chiếm 23%

• Hàn Quốc 130 33 Chiếm 11,9%

• Nhật Bản 80 36 Chiếm 7,4%

• Các nước khác 106 33.5 Chiếm 9,9%

Tổng 1810

( Nguồn: Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu – Công ty cao su Hà Tĩnh )

Đến nay thị trường tiêu thụ của Công ty rộng lớn, bao gồm thị trường trong nước và thị trường ngoài nước. Thị trường ngoài nước chiếm 60% như Trung quốc, Đài loan, Singapore,, Hàn quốc, Nhật bản, các nước khác … Thị trường trong nước chiếm 40% cung cấp cho các nhà máy sản xuất nệm mút, găng tay, săm lốp ôtô, giày dép ở các khu công nghiệp, khu chế xuất.

Thị phần của Công ty trên thị trường không lớn lắm chỉ chiếm khoảng 10%, đối thủ cạnh tranh chủ yếu là các Công ty thành viên thuộc Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam, các doanh nghiệp sản xuất cao su thiên nhiên trong nước và các doanh ngiệp sản xuất cao su nhân tạo.

2.1.3.2. Đặc điểm về tài chính.

Quản lý tài chính luôn luôn giữ một vị trí trọng yếu trong hoạt động quản lý của doanh nghiệp, nó quyết định tính độc lập, sự thành bại của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Trong điều kiện hiện nay hoạt động kinh doanh sẽ thắng lợi nếu quản lý tài chính có hiệu quả và ngược lại hoạt động kinh doanh sẽ thất bại nếu quản lý tài chính kém hiệu quả.

Bảng 2.2 : Cơ cấu nguồn vốn của Công ty qua 3 năm ( 2007 - 2009).

ĐVT : 1000 đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

1. Tổng tài sản 167.000.000 211.000.000 274.000.0002. Tổng vốn chủ sở hữu 93.000.000 110.900.000 177.000.000 2. Tổng vốn chủ sở hữu 93.000.000 110.900.000 177.000.000 3. Tổng nợ phải trả 74.000.000 100.100.000 97.000.000 4. Vốn lưu động 50.434.000 80.180.000 109.600.000 5. Vốn cố định 116.566.000 130.820.000 164.400.000 6. Tổng lợi nhuận sau thuế 1.881.438 3.405.107 6.963.288 7. Tổng nộp ngân sách 885.382 1.602.403 3.276.842

( Nguồn : Phòng Tài chính kế toán – Công ty cao su Hà Tĩnh )

Công ty là doanh nghiệp sản xuất nên cần số vốn lưu động ít, chủ yếu nguồn vốn của Công ty là vốn cố định. Vốn lưu động của Công ty chiếm khoảng 30% đến 40% trong tổng nguồn vốn của Công ty. Công ty luôn tạo đủ vốn cho sản xuất và sử dụng vốn có hiệu quả, bảo toàn và phát huy hiệu quả sử dụng vốn, chi trả tiền lương và các chế độ kịp thời, thực hành tiết kiệm chống lãnh phí tham nhũng trong công tác quản lý vật tư tài sản tiền vốn. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước, các chỉ tiêu kinh tế nộp Ngân sách Nhà nước năm sau cao hơn năm trước.

2.1.3.3. Đặc điểm về lao động.

Năm 1997 Công ty Cao su Hà Tĩnh được chuyển đổi sang trồng cao su từ một Lâm trường trồng rừng với đội ngũ cán bộ công nhân lao động là 200

người. Trình độ năng lực của bộ máy quản lý thấp không đáp ứng được nhiệm vụ đề ra. Tổng số cán bộ có trình độ ĐH và CĐ chỉ có 4 người, trình độ trung cấp 10 người, công nhân lao động phần lớn đã có gia đình và đó lớn tuổi, trình độ tay nghề thấp, trình độ văn hóa đa phần chỉ mới tốt nghiệp tiểu học.

Xác định được tầm quan trọng của công tác quản trị nhân sự. Ban lãnh đạo Công ty đã xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong đó tập trung tuyển dụng lao động có trình độ chuyên môn cao, chú trọng công tác đào tạo, đào tạo lại, những trường hợp lớn tuổi trình độ năng lực thấp thì cho nghỉ chế độ theo các quy định của Nhà nước. Vì vậy đến nay đội ngũ lao động tại Công ty Cao su Hà Tĩnh cơ bản có đủ trình độ năng lực đáp ứng được công việc chuyên môn ngày càng cao. Tính đến 31 tháng 12 năm 2009 tổng số lao động trong biên chế là 1.077 người, trong đó 130 người có trình độ từ đại học trở lên, 135 có trình độ trung cấp, trên 400 công nhân kỷ thuật khai thác mủ cao su và chế biến cao su, còn lại là lao động phổ thông chưa qua đào tạo, những lao động phổ thông này chủ yếu là công nhân chăm sóc cao su kiến thiết cơ bản và một số lao động khác.

Bảng 2.3: Thực trạng lao động của Công ty cao su Hà Tĩnh qua 3 năm ( 2007 - 2009).

TT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

1 Phân loại giới tính 864 989 1077

- Nam 553 663 716

- Nữ 311 326 361

2 Phân loại lứa tuổi 864 989 1077

- 18 → 30 314 415 516

- 31 → 45 460 482 467

- 46 → 60 (nam) 90 92 94

3 Phân theo tính chất 864 989 1077

- Lao động gián tiếp 164 168 162

- Lao động trực tiếp 700 821 915

4 Phân theo trình độ 864 989 1077

- Đại học - Cao đẳng 40 93 130

- Trung cấp 110 107 135

- Công nhân Kỷ thuật 252 370 463

- Lao động phổ thông 462 419 349

( Nguồn : Phòng Tổ chức lao động tiền lương – Công ty cao su Hà Tĩnh )

Qua biểu ta có thể thấy lực lượng lao động tại Công ty Cao su Hà Tĩnh chủ yếu là công nhân trực tiếp sản xuất chiếm tỷ lệ 85% nhưng trình độ tay nghề công nhân ngày được nâng lên; năm 2007 tỷ lệ công nhân kỷ thuật chiếm 29 %, năm 2008 công nhân kỷ thuật chiếm 38 %, năm 2009 chiếm 43% và lực lượng cán bộ gián tiếp có trình độ Cao đẳng, Đại học tăng dần qua các năm, chất lượng lao động của Công ty ngày càng được nâng lên. Tuy nhiên ta có thể thấy rằng tỷ lệ giữa nam và nữ chênh lệch rất lớn.

2.1.3.4. Đặc điểm về sản phẩm.

Cây cao su có nguồn gốc từ Nam Mỹ, nó được trồng và phát triển ở VN từ năm 1897 do công của nhà Bác học người pháp A.yersin. Ngay từ cuối thế kỷ 19 việc phát minh ra phương pháp lưu hoá cao su đã làm cây cao su được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực đời sống. Với những đặc tính như tính đàn hồi cao, sức bền lớn, ít bị mài mòn, không thấm nước, thấm khí…cao su được coi là nguyên liệu lý tưởng mà chưa có một nguyên liệu nào có thể thay thế được nhất là trong việc phục vụ ngành giao thông vận tải.

Sản phẩm hàng hóa của Công ty là sản phẩm cao su thiên nhiên sơ chế có các đặc tính theo tiêu chuẩn chất lượng. Sản phẩm cuối cùng của Công ty là mủ cao su và gỗ nguyên liệu giấy. Nhưng trong giai đoạn đầu, giai đoạn kiến thiết cơ bản thì sản phẩm là cây cao su và cây keo nguyên liệu. Trong giai đoạn này chất lượng sản phẩm là tình hình sinh trưởng và phát triển của các vườn cây.

Bảng 2.4 : Diện tích, sản lượng và cơ cấu sản phẩm mủ cao su của Công ty

Năm Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn) Chủng loại sản phẩm Mủ tờ RSS3 Mủ nước quy khô (tấn) Mủ đông quy khô (tấn) Mủ tạp quy khô (tấn) 2007 1.020 0,55 561 210 220 90 41 2008 1.500 0,76 1.140 600 350 115 75 2009 1.810 1 1.810 1003 556 161 90 Dự kiến 2010 2.100 1.1 2.310 Dự kiến đến 2015 4.000 1.5 6.000

( Nguồn : Phòng KHKD & XDCB - Công ty cao su Hà Tĩnh )

Sản phẩm mủ được Công ty quy định theo 4 loại sản phẩm và 3 cấp chất lượng như Mủ tờ RSS3, Mủ nước loại 1, loại 2 và loại 3; Mủ đông loại 1, loại 2 và loại 3; Mủ tạp loại 1, loại 2 và loại 3. Mỗi loại sản phẩm và mỗi cấp chất lượng được trả theo đơn giá khác nhau thì bộ phận chế biến phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Năm 1997 là năm đầu tiên Công ty trồng cao su, năm 2002 trồng rừng keo nguyên liệu, theo chu kỳ kinh doanh thì đến năm 2005 là năm đầu tiên vườn cây cao su đưa vào khai thác mủ. Quy mô sản phẩm của Công ty cao su Hà Tĩnh ngày càng tăng vì hàng năm diện tích vườn cao su đủ tuổi đưa vào khai thác ngày càng lớn, năng suất vườn cây ngày càng tăng.

2.1.3.5. Đặc điểm về cơ sở vật chất và công nghệ.

Công ty cao su Hà Tĩnh là doanh nghiệp thuộc ngành nông nghiệp, các hoạt động công việc chủ yếu là lao động thủ công ngoài trời, chỉ có công đoạn chế biến sản phẩm là dùng đến thiết bị máy móc nhiều. Vì vậy hệ thống tài sản cố định, thiết bị máy móc của Công ty chủ yếu là đất đai, nhà cửa, hệ thống xe con công tác, các thiết bị máy móc phục vụ công tác cho bộ phận Văn phòng Công ty như máy vi tính, máy photo…nhưng nó chiếm một tỷ lệ rất lớn trong giá thành sản xuất vì giá trị đất đai lớn, hệ thống nhà làm việc nhiều.

Các máy móc thiết bị phục vụ sản xuất được giao cho bộ phận Văn phòng công ty quản lý điều hành sử dụng và có chế độ bảo dưỡng theo định kỳ. Còn hệ thống nhà cửa thuộc các đơn vị nào thì giao cho đơn vị đó quản lý sử dụng. Tài sản cố định được tính khấu hao đều và phân bổ vào giá thành vườn cây giá thành sản phẩm mủ và sản phẩm gỗ nguyên liệu, giá thành của các sản phẩm khác.

Tính đến cuối năm 2009, Công ty đã có 01 dây chuyền chế biến mủ tờ với công suất 500 tấn/năm và 01 dây chuyền chế biến mủ Creep với công suất 300 tấn/năm. Hiện nay Công ty đang triển khai xây dựng dây chuyền chế biến mủ cốm với công suất thiết kế 4.500 tấn/năm, tổng mức đầu tư 46 tỷ đồng, dự kiến tháng 08/2010 sẽ hoàn thành và đưa vào chế biến.

( Nguồn : Xí nghiệp chế biến – Công ty cao su Hà Tĩnh )

- Tiếp nhận : Mủ nuớc đưa về từ vườn cây.

- Xử lý : Pha loãng với nước lạnh sạch, sau đó lắng mủ để loại bỏ tạp chất. - Đánh đông mủ : Trộn dung dịch acid vào mủ để mủ cao su đông.

- Tạo mủ tờ: Cho nước vào mương để mủ tờ nổi lên, sau đó đưa vào máy cán làm giảm bề dày của tờ mủ.

- Hong khô : dùng sào phơi bằng tre được vệ sinh sạch sẽ và phơi bằng các xe goòng để di chuyển cho dể.

- Gia công nhiệt : Sử dụng nhiệt độ cao đế sấy khô mủ. - Phân loại : Tiến hành phân loại sau khi sản phẩm ra lò. - Ép bành : Ép bành theo khối lượng 33,3 kg/bành.

- Nhập kho thành phẩm : Sau khi sản phẩm đã được hoàn thiện thì tiến hành nhập kho.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm mủ cao su thiên nhiên tại công ty cao su hà tĩnh (Trang 39 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w