Vị trí của đề tài Hà Nội trong sáng kí của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng

Một phần của tài liệu Kí viết về đề tài hà nội của thạch lam, nguyễn tuân, vũ bằng (Trang 29 - 33)

tình yêu Hà Nội và niềm say mê nghệ thuật họ đã để lại cho đời những áng văn thật đẹp về mảnh đất quê hơng.

1.3. Vị trí của đề tài Hà Nội trong sáng kí của Thạch Lam, Nguyễn Tuân,Vũ Bằng Vũ Bằng

Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng là ba cây bút xuất sắc của văn học hiện đại. Mỗi nhà văn đã trình diễn trên thi đàn văn học dân tộc những nét riêng về phong cách nghệ thuật nhng giữa họ ngời đọc có thể nhận thấy điểm chung là sự gắn bó sâu nặng với mảnh đất Hà thành. Nguyễn Tuân là nhà văn ngời gốc Hà Nội nên ông sẽ có nhiều điều kiện để viết về Hà Nội. Vì thế, Hà Nội qua những trang viết của ông sẽ có thêm sức nặng. Khác với Nguyễn Tuân, Thạch Lam và Vũ Bằng từ miền quê khác đến Hà Nội từ ngày còn bé, họ đã sinh trởng và lập nghiệp trên mảnh đất giàu văn hoá này. Để rồi mỗi khi nói về họ ta cứ ngỡ rằng họ là những con ngời gốc Hà Nội. Bởi qua những trang văn của Thạch Lam và Vũ Bằng, Hà Nội hiện lên thật cụ thể thật sinh động. Hà Nội đã đợc họ trân trọng, ngợi ca và gửi gắm vào đó biết bao tình cảm sâu nặng. Hóa ra không chỉ là ngời Hà Nội viết hay về Hà Nội mà những ngời từ nơi khác đến sống nhiều với Hà Nội cũng viết thành công về mảnh đất này.

Trong khuôn khổ của thể loại kí văn học, Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng là ba nhà văn viết nhiều về Hà Nội. Hà Nội băm sáu phố phờng của Thạch Lam đợc đánh giá là tuỳ bút dành riêng cho Hà Nội. Dạo quanh phố phờng Hà Nội, Thạch Lam đã ghi lại những điều mắt thấy tai nghe về địa danh này trong hai mơi mốt bài kí. Vẻ đẹp của Hà Nội băm sáu phố phờng trớc hết là ở chỗ nó đã đề cập đến nhiều khía cạnh về Hà Nội. Bắt đầu bằng việc giới thiệu các tấm biển ở cửa hàng Hà Nội. Thạch Lam cho rằng những tấm biển đó là một bộ phận gắn liền với cơ nghiệp và số phận của nghề buôn, biểu hiện sự nhẫn nại, đức tính ngay thật của chủ hàng. Rồi Thạch Lam nói về lối kiến trúc riêng của các nhà Hà Nội. Ông miêu tả : "Những nhà cũ của ta có một lối kiến trúc riêng. ở các phố Hà Nội hiện giờ, thỉnh thoảng cũng có đợc một vài nhà. Giữa nhà mảnh sân vuông lộ

thiên, có bể non bộ và cá vàng, có dãy chậu lan, có bể đựng nớc, và trên tờng có câu đối chữ nho. Đôi khi đi qua một cánh cửa hé mở, chúng ta đợc thoáng nhìn vào: Bóng một thiếu nữ nhẹ qua sân, hình dáng một ông cụ già cúi mình trên cây cảnh. Tất cả cuộc đời của những kẻ bên trong, cuộc đời xa, những ý nghĩ cũ, những hi vọng và mong ớc khác bây giờ" [53,244]. Kiến trúc cổ kính với những cuộc đời dung dị, gần gũi với thiên nhiên là những điều mà Thạch Lam đã ghi nhận đợc ở phố phờng Hà Nội. Trong Hà Nội ba mơi sáu phố phờng, Thạch Lam đã giành nhiều trang văn để viết về ẩm thực của ngời Hà Nội đặc biệt là các loại quà Hà Nội. Đây là những trang viết đặc sắc nhất của ngòi bút Thạch Lam. Ông cho rằng: "Quà Hà Nội xa nay vẫn có tiếng ngon lành và lịch sự … Bao nhiêu ý tốt tình hay gửi vào trong chút quà nơi đô hội, món quà đem đến khắp nơi các vị sành và trang nhã của băm sáu phố phờng"[52, 243]. Thạch Lam cũng đã tờng tận khi nói về những chốn ăn chơi của ngời Hà thành trong tập tuỳ bút này.

Nếu Thạch Lam viết về Hà Nội chỉ qua một tập tuỳ bút thì Nguyễn Tuân đã giành tình cảm cho mảnh đất này trong cả sự nghiệp văn chơng của mình. Trớc cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân đã viết về Hà Nội qua nhiều tuỳ bút nh: Thế là mất kỳ nghỉ mát, Đẹp lòng … Qua những sáng tác này chúng ta có thể cảm nhận đợc không khí tập phòng không của cả Hà Nội với còi báo động liên tục. ở

đó ngời đọc còn bắt gặp một Hà Nội với những đặc trng riêng của Hồ Hoàn Kiếm, với liễu, với cúc, với sấu … Hà Nội trong sáng tác của Nguyễn Tuân trớc cách mạng hiện lên thật đẹp nhng cũng thật buồn nên lắm lúc nhân vật trong sáng tác của anh đã có những ý định tiêu cực: "Sống giữa Hà Nội nhng tháng giêng năm ất Dâụ Nguyễn vẫn có ý định tự tử bởi anh thấy sự ngột ngạt, tù túng [37, 9]. Thế rồi, cách mạng tháng Tám thành công đã đem đến một nhãn quan mới để anh nhìn và viết về Hà Nội. Sau cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân viết nhiều về ẩm thực Hà Nội với những món ăn nổi tiếng nh phở, cốm, giò lụa … Khác với các nhà văn, Nguyễn Tuân đã tìm hiểu các món ăn Hà Nội từ bình diện văn hoá lịch sử và th- ởng thức những mĩ vị ấy một cách đầy từ hào nh những công trình nghệ thuật tuyệt vờí mà ông gọi đó là "đỉnh cao của một dạng văn hoá dân tộc". Không chỉ dừng lại

ở đề tài ẩm thực, Hà Nội còn đợc Nguyễn Tuân miêu tả cụ thể qua Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi. Đây là tập kí hay, ghi lại cuộc đấu tranh kiên cờng, anh dũng của nhân dân Hà Nội trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, ông đã ví Hà Nội nh : "lớp lớp thủy triều, bao đời nay từng dồn Pháp, đuổi Nhật, giờ đây lại đùng đùng nh những "con sóng dữ" muốn cuốn phăng đi "những rơm rác Hoa Kỳ" [43, 202].

Cuộc đời đầy éo le trắc trở nh một nhu cầu tự thân, nhu cầu đợc giải thoát tâm hồn, cộng với những năng khiếu vốn có đã thúc đẩy Vũ Bằng tìm đến kí để gửi gắm nỗi niềm của mình. Cuộc sống tha phơng đã làm cho ông không nguôi ngoai nỗi nhớ về Hà Nội, về Bắc Việt thân yêu. Tình yêu và nỗi nhớ về mảnh đất kinh kỳ đã đợc Vũ Bằng thể hiện qua những câu văn giàu cảm xúc: "Nhớ không biết chừng nào là nhớ, nhớ sao nhớ quá thế này! Thì ra cái ngời nhớ Hà Nội, nhớ Bắc Việt cũng nh thể chàng trai nhớ gái, bất cứ thấy ai thì bao nhiêu ngời đẹp trớc mắt đều kém ngời thơng mình hết" [6, 13]. Lấy nỗi nhớ của tình yêu trai gái để diễn tả nỗi nhớ về Hà Nội thân yêu. Tình yêu nỗi nhớ về Hà Nội đã đợc Vũ Bằng kí thác khá đầy đủ qua hai cuốn bút kí đặc sắc là Thơng nhớ mời haiMón ngon Hà Nội. Đọc những trang văn viết về Hà Nội của ông ta có cảm giác "yêu lây" con ngời, cảnh vật và ẩm thực nơi đây. Theo dòng hoài niệm, kí ức về Hà Nội đã tuôn trào trên từng câu chữ để rồi ta có thể hình dung ra đợc một Vũ Bằng đang khắc khoải, đang sầu nhớ về quê hơng thân yêu của mình.

Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng không chỉ là những nhà văn viết nhiều về Hà Nội mà họ còn là những tác giả viết rất hay về mảnh đất này. Qua sáng tác của ba nhà văn này ngời đọc sẽ hình dung đợc một cách đầy đủ, trọn vẹn nhất về Hà Nội. Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng mỗi ngời một nét riêng trong phong cách nghệ thuật nhng với tình yêu và sự gắn bó với Hà Nội nên cả ba tác giả đã dồn hết tâm huyết nghệ thuật của mình để viết về mảnh đất quê hơng. Ngời đọc có thể bắt gặp một Thạch Lam tinh tờng và sâu lắng, một Nguyễn Tuân với nhu cầu phô diễn tài năng, một Vũ Bằng mê đắm trong dòng hoài niệm khi viết về Hà Nội. Hà Nội luôn đợc các nhà văn nhìn dới góc nhìn văn hoá hết sức chi tiết và kĩ lỡng. Hà Nội hiện ra trên trang văn của họ là một thành phố có lịch sử lâu đời, giàu có về sản vật, giàu có về bản sắc văn hoá.

Đến với kí của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng chúng ta có thể nhận thấy đợc nhiều điểm tơng đồng của ba cây bút trên khi viết về Hà Nội. Cả ba nhà văn viết về Hà Nội với những ấn tợng sâu sắc về thiên nhiên, con ngời và ẩm thực. Thiên nhiên Thủ đô trong sáng tác của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng vừa mang vẻ đẹp cổ kính, vừa mang nét đẹp lãng mạn. Bức tranh thiên nhiên kỳ diệu ấy đã trở thành đối tợng thẩm mỹ, nơi kí thác tâm hồn của các nhà văn. Con ngời Hà Nội qua sáng tác của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng mang một nét đặc trng riêng mà ngời nơi khác chẳng có. Họ là những con ngời mang vẻ đẹp thanh lịch, hào hoa và anh dũng. Nét đẹp này hun đúc từ ngàn đời xa và đến nay vẫn ngời toả sáng. Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng là những nhà văn rất yêu Hà Nội, cả ba đều dồn hết tâm huyết và tài năng của mình để viết về các món ăn Hà Nội. ẩm thực Hà Nội đợc cả ba ông giới thiệu hết sức phong phú, đa dạng nào là phở, cốm, giò lụa, bánh cuốn, tiết canh, cháo lòng, … Món nào cũng ngon, cũng hấp dẫn qua tài miêu tả của các nhà văn. Bữa tiệc ẩm thực Hà Nội với chúng ta không chỉ ngon miệng mà còn rất ngon mắt qua cách bài trí món ăn của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng . Món ăn ngon là một chuyện còn ăn với ai, ăn vào thời điểm nào tởng không liên quan đến nhau nhng chính sự kết hợp giữa những yếu tố này với nhau sẽ giúp ta thấy rõ sự tinh sành trong thởng thức ẩm thực của ngời Hà Nội.

Qua tìm hiểu kí viết về Hà Nội của văn học hiện đại chúng ta có thể khẳng định rằng: Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng là những cây bút hàng đầu cho mảng đề tài này. Tài năng nghệ thuật cùng tình yêu sâu nặng đã giúp Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng có đợc một Hà Nội đầy thăng hoa trong sáng tác của mình. Con ngời Hà Nội, bản sắc Hà Nội, văn hóa Hà Nội sẽ còn mãi, đẹp mãi trong trang văn của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng.

Chơng 2

Hà nội qua kí của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng

Nếu Sài Gòn gợi không khí sôi động, Huế gợi cảm giác trầm t thì Hà Nội lại đem đến cho chúng ta vẻ đẹp sâu lắng của "núi sông nghìn năm". Hà Nội không chỉ hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp của cảnh, của ngời mà còn thu hút ta bởi những món ăn đặc sắc kết tinh vẻ đẹp văn hoá từ lâu đời. Vẻ đẹp đa sắc của Hà Nội đã đ- ợc nhà văn Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng thể hiện khá thành công qua các văn bản thuộc thể loại kí văn học. Với Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, Hà Nội không chỉ là không gian khách thể mà nó còn là không gian tâm tởng, không gian để kí thác và giãi bày cảm xúc. Chính vì thế khi đến với sáng tác của ba nhà văn, chúng ta đều có thể cảm nhận đợc ở họ sự gắn bó sâu nặng với con ngời, thiên nhiên và ẩm thực của Hà Nội.

Một phần của tài liệu Kí viết về đề tài hà nội của thạch lam, nguyễn tuân, vũ bằng (Trang 29 - 33)