Nguyễn Tuân với nhu cầu phô diễn cái uyên bác và tài hoa 1 Cách tiếp cận hiện thực

Một phần của tài liệu Kí viết về đề tài hà nội của thạch lam, nguyễn tuân, vũ bằng (Trang 100 - 117)

3.2.1. Cách tiếp cận hiện thực

Là chàng trai Hà Nội gốc nên hơn ai hết Nguyễn Tuân hiểu rõ, hiểu sâu thành phố quê hơng mình. Với chiều dài lịch sử, Hà Nội chúng ta đã trải qua biết bao khó khăn để rồi “rũ bùn đứng dậy sáng loà” (Nguyễn Đình Thi). Trên con đờng hình thành và phát triển, bức tranh hiện thực của Thủ đô cũng đã đợc nhiều nhà văn ghi lại một cách chân thực qua sáng tác văn chơng của mình. Chỉ riêng với thể loại kí văn học, ngời đọc cũng ít nhiều hiểu đợc cuộc sống, con ngời, cảnh vật nơi đây. Theo chân Lê Hữu Trác, bạn đọc đã từng biết tới Thăng Long xa (qua phủ Chúa Trịnh) với cuộc sống xa hoa, quyền quý. Để rồi từ đó ít nhiều biết đợc bức tranh Hà Nội vào thế kỷ XVIII với sự lũng loạn tranh quyền, đoạt lợi của vua Lê và chúa Trịnh. Trải qua thời kỳ phong kiến, Hà Nội vào những thập niên đầu của thế kỷ XX đã đợc nhiều nhà văn ghi chép lại một cách chân thực, khách quan. Đến với Hà nội băm sáu phố phờng của Thạch Lam, Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài,

Hà Nội cũ nằm đây của Ngọc Giao … ngời đọc nh đợc hoà mình vào trong cảnh sắc hữu tình thấm đẫm chất thơ của Hà Nội, có thể thởng thức biết bao món ăn ngon nơi đó và cũng không hết u t, trăn trở trớc những điều cần nói từ mảnh đất quê hơng này.

Nếu Thạch Lam tiếp cận hiện thực Hà Nội qua cảm giác, Tô Hoài qua năng lực quan sát và kĩ thuật phân tích thì Nguyễn Tuân lại tiếp cận bức tranh hiện thực Hà Nội từ góc nhìn văn hoá, lịch sử. Tiếp cận Hà Nội từ góc nhìn văn hoá, lịch sử cho ta thấy đợc sự gắn bó máu thịt của Nguyễn Tuân với mảnh đất quê hơng. Yêu Hà Nội nên nhìn đâu trên mảnh đất quê mình ông đều thấy bóng dáng của lịch sử, của văn hoá. Chẳng hạn ăn uống là chuyện bếp núc, chuyện bình thờng nhng ông lại nhìn thấy ngay trong những chuyện ấy là cả văn hoá lịch sử dân tộc. Vì vậy khi

thởng thức các món ăn Hà Nội, Nguyễn Tuân không chỉ tiếp cận bằng vị giác mà còn thởng thức nó từ bình diện văn hoá, lịch sử. Đây phải chăng là nét tài tình, điểm khác của Nguyễn Tuân khi viết về Hà Nội so với các nhà văn khác. Nguyễn Tuân tự hào biết bao nhiêu khi:

"Chỉ có cái anh Việt Nam nghĩ ra món giò. Ta có dịp chiêu đãi bạn bè họ nội ngoại quốc tế ai cũng thấy là có mê cái món giò lụa Việt Nam tinh tế nhờng ấy thì cũng không có gì là lạ cả. Nhng rồi cũng cứ hỏi xem tại sao Việt Nam lại làm ra đợc cái "trò" giò lụa hấp dẫn đó chứ, nó vẫn lại nh chuyện quả trứng Cơrixtôphơ Côlông, nghĩa là ít nhất ban đầu, phải có một anh nào nghĩ ra cái cách đó chứ" [38, 858].

Tự hào về món ăn đặc sắc của Hà Nội, Nguyễn Tuân đã không ngại ngần mà khẳng định: giò lụa "đó là đỉnh cao của một dạng văn hoá". Lời khẳng định đó của ông cho ta hiểu thêm hơn văn hoá dân tộc không chỉ ở những gì to tát, lớn lao mà nó còn nằm ngay ở cả những cái dung dị, đời thờng nh là các món ăn. Khi viết về các món ăn Hà Nội nh miếng giò ngày tết, hạt cốm mùa thu, bát phở mùa đông… Nguyễn Tuân đều gửi gắm vào đó cả linh hồn đất nớc, cả văn hoá, lịch sử của Hà Nội thân yêu. Chẳng hạn viết về cốm, Nguyễn Tuân đã tỉ mỉ, say sa ghi chép lại món ăn cổ truyền này của Hà Nội từ nơi sinh ra nó, từ mằu sắc đến các công đoạn khó khăn để làm nên hạt cốm … Chỉ trong khâu giã cốm thôi, ngời làm nghề cũng phải tốn bao công sức: "Cứ giã xong một lợt rồi lại sảy đủ bảy lợt, cốm mới sạch, mới xanh, mới đẹp mặt cốm. Làm cốm không thể sốt ruột đợc" [38, 867]. Vì thế Nguyễn Tuân xin phép nghĩ thêm rằng giã cốm cũng là một nghệ thuật. Nghệ thuật đòi hỏi con ngời Hà Nội phải chịu khó, khéo léo để tạo nên món ăn vật chất mà cao hơn đó còn là món ăn văn hoá, tinh thần đã tồn tại từ lâu trong đời sống của ngời dân Thủ đô. Cùng với giò lụa, cốm, phở đợc xem là món ăn đặc trng nhất, là linh hồn của ẩm thực Thủ đô. Món ăn này của Hà Nội đợc Nguyễn Tuân tiếp cận từ phơng diện lịch sử, văn hoá. Nguyễn Tuân đã không ngần ngại cho rằng đây là “miếng ăn kì diệu của tất cả những ngời Việt Nam chân chính". Phở cũng có những quy luật riêng của nó (nh tên phở, các loại phở) … Phở đã trở thành món ăn quen thuộc trong bất cứ khoảng thời gian nào của ngày, của năm. Phở

không chỉ hiện diện trong thời bình mà nó còn đi vào kháng chiến, không chỉ hấp dẫn ngời Việt mà còn lôi cuốn biết bao bạn bè ngoại quốc khó tính. Qua không gian, thời gian, bát phở ấy đã mang trong mình nỗi truân chuyên của dân tộc. Vinh có, khổ nhục có, nghiễm nhiên có thể có một thứ văn hoá phở mà ai cũng phải thừa nhận. Nét đặc sắc của Nguyễn Tuân khi bàn về phở là: "Cái thực tế phở ấy, lồng vào trong những thực tế vĩ đại của dân tộc … Trong miếng ăn cũng thấy đợc ra những điều cao cả yên vui trên đất nớc bao la tơi đẹp. Tôi thấy Tổ quốc ta có núi cao vời vợi, điệp điệp, có sông dài dằng dặc, có biển bờ thăm thẳm, có con ng- ời Việt Nam dũng cảm xây đắp lịch sử vinh quang, có những công trình lao động thần thánh nh chiến thắng Điện Biên, nhng bên cạnh những cái đó, tôi biết rằng Tổ quốc tôi còn có phở nữa" [38, 57].

Đặt phở trong mối quan hệ với thực tiễn lịch sử có lẽ chỉ Nguyễn Tuân mới làm đợc nh vậy. Đây phải chăng là sự gắn bó thiết tha, sâu nặng của Nguyễn Tuân với ẩm thực Hà thành, với lịch sử dân tộc.

Không chỉ tiếp cận hiện thực Hà Nội từ phơng diện văn hoá, lịch sử ở mảng đề tài ẩm thực mà ở các mảng đề tài khác cách tiếp cận của ông cũng vậy. Chẳng hạn ở mảng đề tài cách mạng, Nguyễn Tuân đã không ngại khó khăn, gian khổ để ghi lại những trang văn chân thực về Hà Nội trong những tháng năm đánh Mỹ. Nội ta đánh Mỹ giỏi là tập bút kí đặc sắc của Nguyễn Tuân không những chỉ cho ta hiểu Hà Nội đánh Mỹ giỏi ra sao mà còn cho biết cách đánh Mỹ của Hà Nội nh thế nào. Nh một nhà sử học, Nguyễn Tuân đã ghi lại những con số, ngày giờ vô cùng chính xác trong cuộc đánh Mỹ của Hà Nội. Khi giải tù binh Mỹ qua phố Hà Nội ông còn ghi rõ con số Hoa Kỳ của tên Mỹ là FR69509. Ông ghi rõ cả con số máy bay Mỹ cháy rụng trên miền Bắc là 1600 và "đêm Noen 1966 chiếc Mỹ thứ 1614 liền bị hạ". Viết Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi, Nguyễn Tuân còn viết về những nét đặc sắc văn hoá cũng nh cảnh đẹp nơi đây. Có lẽ ít ngời hiểu Hà Nội thấu đáo, sâu sắc và yêu Hà Nội thiết tha nh Nguyễn Tuân. Ông đã hiểu những phố phờng, ngóc ngách, hàng cây Hà Nội. Ông cũng rất tài tình khi kể về lịch sử chống ngoại xâm của ngời Hà Nội từ xa (nh Lý Thờng Kiệt, Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản) đến nay. Ông cũng đã biết rất rõ Hà Nội mất chợ hoa vào năm toàn quốc kháng

chiến, biết nớc sông Hồng năm 1966 kém năm 1945 sáu tấc, đặc biệt ông biết Hà Nội có tất cả 30.896 gốc cây … Hiểu Hà Nội nh thế, yêu Hà Nội nh thế quả là hiếm có.

Hà Nội qua kí của Nguyễn Tuân đã đợc nhìn từ nhiều góc độ khác nhau: đó có thể là Hà Nội của ẩm thực, của địa lý, của truyền thống đánh giặc, của thiên nhiên … Dù ở góc độ nào ngời đọc cũng có thể nhìn thấy Hà Nội đã đợc Nguyễn Tuân nhìn nhận qua lăng kính của văn hoá, lịch sử. Cách tiếp cận hiện thực này của Nguyễn Tuân giúp ta có thể hình dung về một Hà Nội có bề dày văn hoá, có chiều sâu lịch sử. Cách tiếp cận hiện thực này càng khẳng định thêm sự gắn bó sâu nặng, chân thành của Nguyễn Tuân với mảnh đất quê hơng.

3.2.2. Kết cấu

Là nhà văn xuất sắc của văn học hiện đại nên hơn ai hết Nguyễn Tuân luôn có ý thức xây dựng cho văn bản nghệ thuật của mình một kiểu kết cấu sao cho vừa thể hiện đợc cái tôi riêng của bản thân nhng lại vừa tạo đợc sự hấp dẫn, lôi cuốn ngời đọc.

Cùng với truyện ngắn, kí là thể loại mà Nguyễn Tuân đã dồn nhiều tâm huyết, tài năng trong quá trình sáng tạo. Đặc biệt ở mảng đề tài viết về Hà Nội, ngòi bút của nhà văn đã đạt tới độ thăng hoa. Kết cấu trong các tác phẩm kí của Nguyễn Tuân về Hà Nội không theo từng phần, từng mảng nh Hà nội băm sáu phố phờng của Thạch Lam mà là lối kết cấu theo mạch liên tởng, phóng túng. Nghĩa là kết cấu trong các văn bản kí đó không tuân thủ theo quy định, theo công thức định sẵn mà có thể đang nói cái này Nguyễn Tuân lại chuyển sang nói cái kia, đang từ cái này nghĩ sang cái khác. Kết cấu theo mạch liên tởng là gợi mở, là kết nối những việc khác nhau trong thời gian và không gian về cùng một bình diện dới bút lực quy tụ của cảm xúc, và suy nghĩ của nhà văn để mở ra những so sánh, đối chiếu khác nhau trong tâm thức ngời đọc. Lối kết cấu này đã phần nào thể hiện đợc sự tự do, phóng túng trong tính cách cũng nh trong nghệ thuật của nhà văn. Kết cấu theo mạch liên tởng đã tạo điều kiện cho Nguyễn Tuân có dịp viết về con ngời, cảnh sắc phố phờng, ẩm thực Hà Nội .. một cách chân thực và khách quan nhất. ẩm thực là mảng khá đặc sắc của Nguyễn Tuân khi viết về Hà Nội. Phở

một tác phẩm tiêu biểu thể hiện rõ lối kết cấu theo mạch liên tởng. Ngồi trên bờ hồ xứ Bắc ngoại thành Henxanhki xa xôi, Nguyễn Tuân đã nhớ, đã thèm biết bao món phở của quê nhà. Nỗi nhớ nhung của ngời con xa xứ đã tạo nguồn cảm xúc để ông ghi lại một cách tờng tận nhất món ăn quê hơng. Nguyễn Tuân hiểu rất rõ, biết rất rõ về phở: đó là món ăn mang tính quần chúng, món ăn có thể ăn ở bất cứ thời điểm nào trong ngày trong năm, ông cũng biết rất rõ cách đặt tên của các quán phở và các loại phở khác nhau của Thủ đô. Những tởng nhan đề cũng nh đoạn đầu của văn bản bàn về phở thì đoạn sau trong kết cấu cũng bàn về chuyện đó nhng bỗng dng ông lại bàn tới chuyện lớn lao hơn – chuyện đất nớc. Rồi ông lại ghi chép lại những lần đi chiến dịch, những vùng chăn nuôi ở miền Bắc … bao nhiêu chuyện không hề liên quan gì đến phở đã đợc ông đa ra bàn. Nhiều lúc hứng chí ông lại còn thể hiện niềm tự hào của mình về đất nớc:

"Tôi thấy Tổ quốc ta có núi cao vòi vọi điệp điệp, có sông dài dằng dặc, có biển bờ thăm thẳm, có con ngời Việt Nam dũng cảm xây đắp lịch sử quang vinh, có những công trình lao động thần thánh nh chiến thắng Điện Biên Phủ …" [38, 51].

Đọc Phở, điều mà ta dễ dàng nhận thấy là kết cấu của văn bản không hề bị bó hẹp, máy móc trong khuôn khổ của các lối kết cấu của văn bản truyền thống mà Nguyễn Tuân đã tiện gì ghi nấy một cách rất tự nhiên. Lối kết cấu này những tởng làm cho văn bản thiếu đi sự lôgíc, chặt chẽ nhng không, tình yêu những giá trị cổ truyền của Hà Nội, tình yêu mảnh đất nghìn năm văn vật cùng với tình yêu đất nớc đã trở thành mạch nguồn cảm xúc để những câu chuyện gắn kết vào nhau một cách tự nhiên.

Kết cấu theo mạch liên tởng trong kí viết về Hà Nội đã giúp Nguyễn Tuân dịch chuyển thời gian, không gian một cách linh hoạt. ở bài kí Đèn điện phố ph- ờng Hà Nội vui sáng hơn bất cứ hơn lúc nào có lúc ông đang ghi chép cuộc thẩm vấn tên thiếu tá Mích Kên để hiểu rõ vì sao hắn lại ném bom vào nhà máy điện nh- ng rồi bỗng dng lại đến với các không gian khác của Thủ đô nh hồ Trả Gơm, hồ Trúc Bạch, Sở thú Hà Nội. Còn về thời gian, ở đầu bài kí tác giả đang nói về thực tại của Thủ đô, Mỹ ném bom nhng vào giữa văn bản tác giả lại quay trở về với quá

khứ khi viết về hồ Trúc Bạch. Nh thế là kết cấu trong văn bản của ông đã có những ngã rẽ khá bất ngờ. Lối kết cấu này có thể sẽ gây cho ngời đọc cảm giác khó chịu bởi họ đang say sa nghe tác giả thẩm vấn Mích Kên thì sao lại bất ngờ nói tới hồ Trúc Bạch. Mà thậm chí lại nói khá tỉ mỉ về con hồ này từ nguồn gốc đến tên gọi của nó.

"Hồ Trúc Bạch là lấy ra một góc của Hồ Tây. Đầu thế kỷ XVII, hình nh năm 1620 thì phải, ngời ta đắp một con đê giữa hai hồ, và chúng ta đang ăn uống trên cái đê xa ấy đấy (…). Đời Lê Chúa Trịnh hình nh Trịnh Giang, dựng ở làng trúc đó một nơi an dỡng biệt viện. Sau không an dỡng tại đó nữa, và biệt viện biến thành cung lạnh của một số cung nữ bị thất sủng, những cung nữ xấu số ấy phải dệt lụa bán để sinh sống. Lụa làng trúc đó rất tốt và rất đẹp. Chữ Hán bạch là lục. Và cái hồ đó đợc mang cái tên của lụa tốt tre quý đó [38, 721].

Qua đoạn văn, ngời đọc có thể thu nạp cho mình những kiến thức về lịch sử, hiểu rõ hơn địa danh nổi tiếng – Hồ Trúc Bạch – của Thủ đô. Nguyễn Tuân đã tỏ ra là một ngời khá am tờng về Thủ đô vì thế đang nói chuyện Mích Kên bị bắn rơi tại hồ Trúc Bạch thì tiện thể ông lại bàn ngay về con hồ này luôn. Tạo ra ngã rẽ trong kết cấu của bài kí Đèn điện phố phờng Hà Nội vui sáng hơn bất cứ lúc nào

phải chăng đã tạo điều kiện để Nguyễn Tuân phô diễn sự hiểu biết của mình. Đọc kí Nguyễn Tuân ta không chỉ thấy đợc tài năng nghệ thuật của nhà văn mà còn thấy đợc sự hiểu biết hết sức sâu rộng về văn hoá, về địa lí, về lịch sử … của mảng đất văn hiến ngàn năm. Đây chính là nét độc đáo, vẻ tài hoa trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.

Dựa vào hình tợng nghệ thuật để tổ chức kết cấu cho văn bản là cách mà ta thờng gặp trong văn chơng. Hình tợng nghệ thuật trong một bài kí thờng đợc các nhà văn tập trung thể hiện xuyên suốt toàn văn bản. Đến với bút ký Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tờng, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra hình t- ợng trung tâm của bài kí là dòng sông Hơng. Để rồi từ đó ở tất cả các phần trong văn bản nhà văn xứ Huế đã tập trung miêu tả, bày tỏ cảm xúc của mình về dòng sông đó. Ông đã hiểu tận ngọn ngành lẫn khí chất của sông Hơng. Vì thế có khi sông Hơng đợc xem nh là "một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại", có khi

đợc nhìn với "một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành ngời mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở" và cũng có lúc lại mang vẻ đẹp trầm mặc nhng cũng có lúc vui tơi” … Qua dẫn chứng này chúng ta có thể nhận thấy rằng: kết cấu trong tác phẩm kí là có sự thống nhất, nhất quán về hình tợng nghệ thuật từ đầu tới cuối tác phẩm. ấy thế mà khi đến với kí viết về Hà Nội của Nguyễn Tuân chúng ta thấy

Một phần của tài liệu Kí viết về đề tài hà nội của thạch lam, nguyễn tuân, vũ bằng (Trang 100 - 117)